Đánh giá mức độ chính xác của bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến TLĐ

Một phần của tài liệu Phân vùng nguy cơ trượt lở đất khu vực thành phố yên bái và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại (Trang 71 - 74)

TLĐ

Trong việc đánh giá mức độ chính xác của bản đồ kết quả phân vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất một vấn đề khó khăn luôn đặt ra đó là “Tiêu chuẩn nào để đánh giá kết quả khoanh vùng trượt lở ?". Đây thực sự là một câu hỏi rất khó vì trên thực tế chúng ta chỉ biết hiện trạng những nơi đã xảy ra trượt lở đất, do vậy để đánh giá kết quả phân vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất thậm chí nhiều khu vực chưa hề xuất hiện trượt lở đất là không hề đơn giản. Tuy nhiên trong hầu hết các nghiên cứu về trượt lở, sự phân bố hiện trạng trượt đất trong các nhóm nguy cơ trượt lở đất khác nhau luôn được coi là yếu tố chìa khóa khi đánh giá mức độ chính xác của kết quả dự báo.

Trong nghiên cứu này, học viên tiến hành đánh giá kết quả bản đồ phân vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất dựa trên 2 tiêu chí đó là:

nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất của bản đồ dự báo.

* Đánh giá mức độ chính xác của công tác dự báo trên cơ sở xem xét số lượng các điểm trượt lở được dự báo chính xác và không chính xác.

Đối với việc đánh giá công tác dự báo thì diện tích các điểm trượt lở đất nằm trong các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất cao và rất cao có thể coi là việc dự báo cho các vị trí trượt lở đó là chính xác.

Nếu xét về số lượng điểm trượt lở đất, nếu ta chồng chập bản đồ hiện trạng trượt lở đất và bản đồ kết quả phân vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất, một điều có thể nhận thấy có nhiều điểm trượt lở có diện tích nằm trên nhiều nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất khác nhau. Ví dụ một điểm trượt lở rơi vào 2 nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất là thấp và trung bình, trung bình và cao, … Hình 3.13 mô tả những ví dụ cụ thể bằng hình ảnh về một số trường hợp này.

Hình 3. 13:Ví dụ về một số điểm trượt lở đất được phủ chồng trên bản đồ kết quả khoanh vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất

Đã có một số giả thuyết của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về trượt lở đất là một điểm trượt lở đất được xem như được dự báo "đúng" khi ít nhất một

phần diện tích của nó nằm trong một nhóm dự báo nguy cơ trượt lở đất cao hoặc rất cao. Nếu ngược lại thì việc dự báo được xem như là "sai".

Trong quá trình khảo sát thực địa, 15 điểm trượt lở đất khác nhau đã được xác định, tọa độ cũng như khoanh vi diện tích trượt này đều được đưa lên bản đồ hiện trạng trượt lở đất. Sử dụng phương pháp phân tích và chồng chập 2 bản đồ hiện trạng trượt lở đất và phân vùng nguy cơ tai biến trượt lở đất, phân bố hiện trạng trượt lở đất trong các vùng có nguy cơ trượt lở đất khác nhau được chỉ ra trong bảng 7 dưới đây.

Điểm trượt lở đất

CHÚ GIẢI

Nguy cơ tai biến trượt lở đất rất thấp Nguy cơ tai biến trượt lở trung bình

Nguy cơ tai biến trượt lở đất cao Nguy cơ tai biến trượt lở đất thấp

Bảng 7: Phân bố hiện trạng trượt lở đất trong các vùng có nguy cơ trượt lở đất khác nhau

Phân vùng nguy cơ tai biến trƣợt lở

đất

Hiện trạng trƣợt lở đất

Số điểm trượt Diện tích trượt

Số lượng % số lượng

điểm trượt chính xác (%) Tỷ lệ dự báo Diện tích (km2)

% diện tích trượt chính xác (%) Tỷ lệ dự báo Rất thấp 2 13.33 > 86.67 0.0018 11.32 > 77.36 Thấp Trung bình 1 6.67 0.0018 11.32 Cao 12 80.0 0.0132 77.36

Bảng 7 cho thấy trong tổng số 15 điểm trượt lở trong khu vực nghiên cứu thì có đến 13 trong số 15 điểm trượt lở đất được dự báo đúng, và chỉ có 2 điểm trượt lở đất được coi là dự báo sai. Nghĩa là >86.67% số điểm trượt lở đất trong khu vực nghiên cứu đã được dự báo chính xác. Hình 3.14 mô tả bản đồ phân vùng các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất với các điểm trượt lở đất được dự báo đúng và sai. Kiểm tra ngẫu nhiên ngoài thực địa tại những điẻm trượt lở đất được coi là dự báo sai thì 2 điểm trượt lở đất này là những điểm trượt lở cổ, khả năng tái kích hoạt của chúng rất nhỏ. Do vậy việc phân vùng chúng thuộc các nhóm có nguy cơ tai biến trượt thấp là hoàn toàn hợp lý.

Như vậy, có ít nhất >77.36% diện tích trượt lở đất và 86.67% số lượng điểm trượt lở đất trong khu vực nghiên cứu đã được dự báo chính xác trên bản đồ phân vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất. Đây là một kết quả tương đối cao đối với mô hình dự báo, do vậy kết quả phân vùng nguy cơ tai biến trượt lở đất là tương đối chính xác và có thể áp dụng cho vào thực tế của khu vực nghiên cứu nhằm ngăn ngừa và giảm nhẹ thiệt hại do tai biến trượt lở đất có thể gây ra.

Hình 3. 14: Bản đồ phân vùng các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất với các điểm trượt lở đất được dự báo đúng và sai

Một phần của tài liệu Phân vùng nguy cơ trượt lở đất khu vực thành phố yên bái và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)