KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giáo dục tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945, lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 25 - 29)

Mục tiêugiáo dục Việt Nam hướng tới đào tạo một thế hệ trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, có tinh thần cách mạng và trung thành với lý tưởng XHCN. Để thực hiện mục tiêu trên, bên cạnh những thay đổi mang tính tích cực trong biên soạn sách giáo khoa, chương trình học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh... thì một biện pháp không thể thiếu song song với đó là tiến hành giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh THPT đặc biệt là về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta tuy đang trong quá trình đi lên xây dựng XHCN, xây dựng đời sống mới nhưng bên cạnh đó, nhà nước ta vẫn vấp phải sự chống phá của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước trong âm mưu “diễn biến hòa bình,bạo loạn lật đổ”, những tranh chấp xung quanh về vấn đề chủ quyền Tổ quốc ngày càng trở nên căng thẳng... việc phát huy và bảo tồn, gìn giữ những giá trị truyền thống, tinh thần yêu nước, lòng tư tôn, tự hào dân tộc đang có chiều hướng suy giảm.... Trong bối cảnh đó, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc cho học sinh chứng tỏ khả năng thiết thực, hữu ích của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, do nhiều hạn chế ở các mặt: biên soạn chương trình, hạn chế trong trình độ giáo viên, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị trong việc dạy và học còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tâm lý môn chính và môn phụ .... điều này khiến cho việc dạy và học bộ môn lịch sử nói chung và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc càng trở nên khó khăn.

Nhưng những khó khăn, hạn chế trên phần nào có thể khắc phục được và việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc là hoàn toàn khả thi khi phía giáo viên và các cấp ngành giải quyết được những yêu cầu cơ bản. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất: Chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (Chương trình cơ bản) tuy đã nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, giảm tải để phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong việc dạy và học lịch sử và đã nhận được nhiều sự đồng thuận. Tuy nhiên, trong phần lịch sử Việt Nam,

đặc biệt giai đoạn 1919 – 1945, nội dung xuyên suốt, chủ đạo của giai đoạn này là quá trình đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc thuộc địa và nhân vật lịch sử có tác động mạnh mẽ đến giai đoạn này chính là quá trình hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lại được nhắc đến rất khiêm tốn, nội dung đề cập đến không thành một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh và được diễn giải qua rất nhiều bài, nhiều chương và giai đoạn nhỏ, trong khi đây lại là một trong những vấn đề trọng tâm trong các kỳ thi. Điều này gây khó khăn lớn cho việc thực hiện giáo dục tư tưởng không chỉ cho việc dạy mà còn cho việc học của học sinh. Do đó, thiết nghĩ cần tiến hành chỉnh sửa một số nội dung hoặc phần trình bày trong giai đoạn này hợp lý hơn.

Thứ hai: Với những khó khăn thuộc về mặt khách quan trên đã trở thành “rào cản” cho giáo viên trong việc thực hiện ý đồ dạy học của mình nhưng vấn đề chủ yếu vẫn thuộc về sự đầu tư có chất lượng cho công tác giảng dạy của giáo viên. Sự non yếu về kiến thức, tâm lý “ngại” đổi mới, thụ động về phương pháp,... là những “rào cản” chính trong quá trình thực hiện giáo dục của người giáo viên. Do đó, đòi hỏi người giáo viên trong quá trình giảng daỵ, trước hết cần phải có lòng nhiệt huyết, yêu nghề, sự năng động, ham học hỏi, ham đổi mới. Sự đầu tư, gia công sư phạm trong quá trình soạn giáo án, rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy để rút ra ưu – khuyết điểm để hoàn thiện hơn về mặt phương pháp. Đồng thời, cũng cần nắm vững yếu tố tâm lý của học sinh để có những phương pháp dạy học phù hợp vơi đối tượng và hoàn cảnh. Hạn chế những vấn đề tâm lý liên quan đến vùng – miền, để cùng đạt mục tiêu chung nhất là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn.

Thứ ba: Với những khó khăn trong quá trình biên soạn sách giáo khoa, người giáo viên khi tiến hành giảng dạy, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc giai đoạn 1919 – 1945 nói riêng cần thiết phải:

+ Nắm vững những nội dung chủ yếu về Bác trong giai đoạn này.

+ Hệ thống hóa những nội dung chính qua các bài, chương thành một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh, dựa trên tinh thần bám sát sách giáo khoa.

Thứ tư: Trên cơ sở đó, chia nhỏ nội dung về Hồ Chí Minh thành các giai đoạn, đặt tiêu đề cụ thể, đưa ra những yêu cầu về mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt được

trong các giai đoạn đó. Từ đó, giáo viên tiến hành soạn giáo án thong qua các bước, các khâu, hoạt động chính trên lớp để thực hiên được mục tiêu đã đề ra.

+ Chuẩn bị những tư liệu mở rộng cần thiết (tài liệu tham khảo) liên quan đến cuộc đời hoạt động, tư tưởng của Bác.... như: những mẩu chuyện nhỏ liên quan đến quá trình Bác bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, những bài học Bác rút ra, những mẩu chuyện khi Bác về nước hoạt động, trực tiếp lãnh đạo cách mạng... Bên cạnh đó, tiến hành sưu tầm những đoạn trích trong văn kiện, các tác phẩm văn học, công trình nghiên cứu, những đoạn phim tư liệu, ngay chính cả những tài liệu của Bác.... để làm phong phú hơn cho bài giảng và có sức thuyết phục cao cho học sinh, tránh hiện tượng “hiện đại hóa” lịch sử, có những cái nhìn chưa đúng về Bác....

Trên cơ sở những tài liệu tham khảo về Bác mà giáo viên dày công biên soạn, sưu tập, giáo viên còn cần giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn các em cách khai thác những nguồn tư liệu quý giá đó (bên cạnh khai thác tư liệu trong sách giáo khoa), đồng thời có những biện pháp khuyến khích các em chủ động tìm tòi thêm những tư liệu liên quan đến phần sắp học.

+ Trong quá trình giảng dạy, cần thiết phải áp dụng linh hoạt các khâu, các bước trong việc dạy học, tiến hành đa dạng về mặt hình thức và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

+ Cần bám sát những nội dung, sự kiện, hiện tượng lịch sử khác cùng giai đoạn được đề cập đến trong chương trình để học sinh có sự so sánh, liên hệ, đối chiếu giữa các sự kiện để tìm ra bài học lịch sử.

+ Cuối cùng, trong tiết dạy, để biết được hiệu quả giáo dục, giáo viên cần tiến hành có những bài kiểm tra nhỏ cuối giờ hoặc đầu giờ để kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh, từ đó rút kinh nghiệm cho bài soạn và bài giảng.

Trên đây là một vài đề xuất nhỏ. Việc thực hiện được không phải ngày một, ngày hai và cần có sự đầu tư nhất định cho chất lượng. Không có phương pháp nào là vạn năng và việc thực hiện được hiệu quả dạy học hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất chính là tâm huyết của người dạy.

1. MinhAnh, Mấy suy nghĩ về quan điểm lí luận gắn liền với thực tiễn trong đường lối cách mạng giải phóng dân tộc ở Hồ Chí Minh, Tạp chí Triết học, số 6, 1998

2. Bùi Công Bính, Nguồn sáng Hồ Chí Minh, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thái Bình, 2005

3. Nguyễn Thị Côi, Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1995

4. Nguyễn Thị Côi, Một số phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam trường phổ thông, Tạp chí giáo dục, sô 202, 2008, tr 37-39

5. Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008

6. Nguyễn Thị Côi, Đoàn Văn Hƣng, Thiết kế và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử trường phổ thông, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 35, 2008, tr 26-29.

7. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Nguyễn Mạnh Hƣởng, Nguyễn Thị Thế Bình,

Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12, Nxb Đại học Sư phạm, 2010

8. Nguyễn Thị Côi, Kết hợp các hoạt động học tập để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 197, tr 30 - 32

9. Nguyễn Thị Côi, Sử dụng tư liệu của bảo tàng vào dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông, Thông báo khoa học, số 6, tr 88 - 92

10. Phạm HuyChâu, Về khái niệm dân tộc và chủ nghĩa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 11, 2007

11. Trần Thị Thuỳ Chi, Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay (Áp dụng vào dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT giai đoạn 1930 - 1945), Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội, 2010.

12. Vũ Thị Duyên, Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước 1911 - 1930, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005 13. PGS.TS Trần Bá Đệ, Một vài suy nghĩ về tấm gương Bác Hồ thời trẻ đối với giáo

thông qua giáo dục bằng gương người thực, việc thực, Thông báo khoa học số 2, 1985 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. PGS.TS Trần Bá Đệ, Vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Thông báo khoa học số 6, năm 1994, tr 3-8

15. Võ Nguyên Giáp, Một số vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, 2005.

16. Phạm MinhHạc và các tác giả,Tâm lí học đại cương, Nxb Giáo dục, 1987

17. Đoàn Thế Hanh, Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, Tạp chí cộng sản, số 777, 2007.

18. Đặng ThịHạnh, Sử dụng trao đổi, đàm thoại trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT (Chương trình chuẩn), Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010

19. Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa,

Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006

20. PGS.TS Vũ Quang Hiển, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - Mấy vấn đề bàn luận, Tập bài giảng cho học viên lớp Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2010.

21. Đặng Hòa, Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài, Nxb Thông tin, Hà Nội, 1990.

Một phần của tài liệu Giáo dục tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945, lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 25 - 29)