Về phương diện lịch sử, ở chính các nước công nghiệp hóa phương Tây, lao động được trả lương đã trở thành phương thức chính để phân chia thu nhập quốc dân cho các thành viên trong xã hội, và ý nghĩa về mặt chính trị của quyền lao động cũng theo đó tăng lên đáng kể. Nguyên tắc quyền làm việc liên quan mật thiết tới lao động được trả lương theo nghĩa hiện đại. Trong các xã hội chưa công nghiệp hóa, lao động được trả lương có vai trò nhỏ bé (ví dụ thời Đế Quốc La Mã, các công việc chủ yếu do nô lệ thực hiện). Nghĩa vụ làm việc cũng chỉ là phương thức áp thuế đối với các nhóm người trong một xã hội không có đồng tiền chung. Loại thuế này tồn tại ở Đế quốc trong nhiều thế kỷ liền.
Nguyên tắc về chế độ thù lao công bằng của người lao động theo quan điểm của những người theo chủ nghĩa trọng thương thì cần phải giữ chi phí sản xuất ở mức thấp, và để đạt được mục tiêu này thì tiền công phải do cơ quan công quyền quy định. Mặc dù tiền công có thể được xác định ở mức thấp nhất có thể nhưng vẫn có giả định là có tồn tại một mức tiền công đủ sống. Ngược lại, trong giai đoạn tự do, quy định tiền công bởi chính quyền đã bị thay thế bởi giá cả thị trường “tự do”. Tính tự do trong ký kết hợp đồng lao động và sự không can thiệp của nhà nước trong việc điều tiết tiền công và điều kiện làm việc đã dẫn tới những hậu quả rộng khắp liên quan tới lao động trẻ em, đói nghèo… Vì thế phong trào lao động đã xác định mục tiêu chính là thiết lập một mức tiền công tối thiểu thông qua hình thức thương lượng tập thể và từ đó khôi phục vai trò quy định tiền công của chính quyền.
Nguyên tắc chế độ thù lao công bằng trở thành một trong những nội dung nền tảng của Hiến chương ILO. Rõ ràng một mức sống tối thiểu là điều kiện tiên quyết đối với tất cả các quyền khác của người lao động. Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh, một công ước và một khuyến nghị đã được
thông qua nhằm phát triển pháp luật về tiền công tối thiểu (công ước số 26 nằm 1928 – Công ước về cơ chế xác định tiền công tối thiểu, và Khuyến nghị số 30 năm 1928). Sau chiến tranh thế giới thứ II, pháp luật về vấn đề này đã được xây dựng ở một số nước châu Âu. Về nguyên tắc tiền công ngang bằng bắt nguồn từ Hiến chương ILO năm 1919 và ngày nay được đưa vào nhiều văn kiện quốc tế.
Học thuyết “nam giới và phụ nữ phải được nhận chế độ thù lao ngang
bằng cho những công việc có giá trị ngang nhau” được thể hiện trong phần
XIII của Hiệp định Versailles và được coi là nguyên tắc cơ bản để quy định vấn đề điều kiện lao động ở tất cả các nước công nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện hóa nguyên tắc này đã bị cản trở do cuộc suy thoái kinh tế quốc tế những năm 1930 đã cướp đi sự cạnh tranh đầy đủ và công bằng của phụ nữ trên thị trường lao động. Người dân ở hầu hết các nước đã cảm thấy phụ nữ nên tự giới hạn mình với vai trò nội trợ truyền thống và không nên cạnh tranh với nam giới để làm việc ngoài gia đình. Quan điểm này minh chứng cho mức độ quan trọng của quyền bình đẳng trong làm việc đối với các quyền khác của người lao động.
1.3.3. Ý nghĩa xã hô ̣i của quyền bình đẳng về viê ̣c làm
Quyền bình đẳng về viê ̣c làm mang một số ý nghĩa xã hội như sau: - Thứ nhất, vị trí quyết định của việc làm trong phát triển xã hội, phát triển con người. Việc làm giúp con người từ vượn thành người, giúp con người thành con người xã hội. C. Mác đã chỉ ra rằng: Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên, con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên. Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải
vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Lao động, việc làm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho xã hội, nhờ đó xã hội phát triển tiến bộ. Theo quan điểm duy vật lịch sử: vật chất quyết định ý thức. Lao động, việc làm tạo ra kinh tế, quy định sự phát triển của xã hội, xã hội phát triển được hay không trước hết phải trên cơ sở phát triển kinh tế. Lao động và việc làm là lĩnh vực quan trọng quyết định của đời sống xã hội. Không có việc làm sẽ không có thu nhập và không có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất, tinh thần của cả lao động nam và nữ, nhất là đối với LĐN, chất lượng cuộc sống giảm sút. Cả lao động nam, nữ có việc làm, có thu nhập, một mặt góp phần xây dựng kinh tế gia đình, mặt khác góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi quá trình phát triển. Phát triển của một quốc gia hay địa phương phải quan tâm đến hai nhân tố: sự phát triển tiềm lực chung như công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng… và sự phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực có liên quan trực tiếp với chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống có thể hiểu là mức độ phúc lợi xã hội và sự thỏa mãn một số nhu cầu của con người. Chất lượng cuộc sống càng cao, mức độ phúc lợi xã hội, sự thỏa mãn nhu cầu của con người càng cao và càng thích ứng. Các yếu tố cốt lõi của chất lượng cuộc sống bao gồm: Sức khỏe, giáo dục, công việc làm, tiền bạc (do có thu nhập), quan hệ xã hội, môi trường. Do đó, có việc làm, có thu nhập do việc làm đem lại được coi là hai yếu tố quan trọng trong các yếu tố cấu thành chất lượng cuộc sống của con người.
- Thứ hai, quyền bình đẳng về việc làm góp phần trực tiếp phát huy lực lượng lao động nam, nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Để phát triển đất nước
cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực con người trở thành yếu tố quan trọng nhất. Nguồn lực con người bao gồm cả lao động nam và LĐN, khi có bình đẳng sẽ phát huy được cả hai lực lượng lao động này, LĐN chiếm một nửa thế giới, nếu họ được bình đẳng với nam giới họ sẽ phát huy hết tiềm năng, như vậy nguồn lực lao động sẽ có chất lượng hơn. Thực hiện bình đẳng việc làm, đồng nghĩa với việc giúp LĐN có điều kiện, cơ hội tìm kiếm việc làm như lao động nam, từ đó giúp họ tự khẳng định mình trong gia đình và ngoài xã hội, đồng thời cân bằng cuộc sống cho bản thân, cho con và các thành viên trong gia đình, qua đó giúp họ có lòng tin đối với xã hội, và cũng chính là điều kiện thực hiện quyền cơ bản nhất trong Hiến pháp, đó là quyền được làm việc.
Thực hiện bình đẳng trong lao động và việc làm sẽ giúp lực lượng lao động dễ bị tổn thương tái sản xuất ra sức lao động mới tốt hơn, sinh và nuôi dưỡng được những đứa con khỏe mạnh, thông minh, góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp. Thực hiện bình đẳng việc làm cũng sẽ tạo cho lao động dễ bị tổn thương được tiếp cận với các cơ hội đào tạo và phát triển, nâng cao trình độ nhận thức, khắc phục dần và đi đến xóa bỏ định kiến về giới, từ đó tạo tiền đề vật chất (công nghệ, kỹ thuật, vốn và môi trường pháp lý) để tạo việc làm, tự tạo việc làm của lao động, góp phần tăng thu nhập ổn định cuộc sống và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Điều này không chỉ có lợi cho bản thân người lao động mà còn có lợi cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
- Thứ ba, bình đẳng việc làm là cơ sở thúc đẩy bình đẳng trong các lĩnh vực khác. Bất bình đẳng việc làm là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bất bình đẳng trong giáo dục, y tế, quản lý… ở cả xã hội, cộng đồng và gia đình. Bất bình đẳng việc làm dẫn đến lãng phí, không phát huy được nguồn lực con người trong lao động, sản xuất, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới hiện nay là phát triển kinh tế.
Hiện nay, trên thế giới, bất bình đẳng việc làm mang tính phổ biến, nhiều nơi rất trầm trọng, là một thực tế cản trở không nhỏ đến thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế của nhiều nước.
1.4. CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM
Phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm bao gồm:
- Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, dòng dõi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, có tác động triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp;
- Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử mà Nước thành viên hữu quan sẽ có thể chỉ rõ sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động, nếu có, và của các tổ chức thích hợp khác: “Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi thuộc một công việc nhất định và căn cứ trên những đòi hỏi vốn có của công việc đó thì sẽ không
coi là phân biệt đối xử”.[13]
Mặc dù thế giới đã có nhiều tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống tình trạng phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm, song tình trạng bất bình đẳng về giới trong thu nhập và những hình thức phân biệt đối xử khác vẫn gia tăng tại các cơ sở lao động và đang trở thành mối lo ngại lớn trong xã hội. Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố nhan đề "Bình đẳng tại nơi làm việc: Xử
lý những thách thức", Tổ chức lao động thế giới (ILO) cho rằng bức tranh
toàn cầu về cuộc chiến nhằm khắc phục tình trạng phân biệt đối xử cho thấy có cả những tiến bộ và thất bại.
Tình trạng phân biệt đối xử không chỉ về giới, về sắc tộc, về độ tuổi, nó còn diễn ra đối với những người nhiễm HIV/AIDS, những người tàn tật, trong khi toàn thế giới hiện có tới gần nửa tỉ người ở độ tuổi lao động bị tàn tật.
Tình trạng này gây trở ngại cho nỗ lực huy động tiềm năng của tất cả mọi người trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Báo cáo cho biết các nước thành viên ILO đã đạt được nhiều tiến bộ trong nỗ lực hạn chế phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Ngày nay hầu như tất cả mọi người đều lên án tệ phân biệt đối xử trong lao động và việc làm.
Phần lớn trong số 180 nước thành viên ILO đã phê chuẩn hai công ước cơ bản về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Tuy nhiên, nhu cầu phải loại bỏ những hình thức phân biệt mới trong đó có tình trạng chênh lệch về thu nhập và bất bình đẳng về cơ hội đang ngày càng trở nên cấp bách trong bối cảnh thế giới ngày càng trở nên không an toàn. Những sự bất bình đẳng này có thể vô hiệu hoá mọi hành động nhằm chống tình trạng phân biệt đối xử, có thể dẫn tới bất ổn về chính trị và rối loạn xã hội, làm đảo lộn hoạt động đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Một trong những chủ đề lớn được đề cập trong báo cáo của ILO là khoảng cách chênh lệch về thu nhập và việc làm giữa nam và nữ, cũng như sự cần thiết phải đề ra những chính sách mới nhằm thu hút các cơ sở lao động và các gia đình vào nỗ lực chung nhằm giải quyết vấn đề này.
Báo cáo nêu ví dụ tại các nước Liên minh châu Âu:
Chênh lệch thu nhập tính theo giờ lao động của phụ nữ và nam giới làm cùng công việc như nhau là 15%. Mặc dù có sự cải thiện, song phụ nữ vẫn chiếm thiểu số tại các cơ quan lập pháp và các vị trí lãnh đạo hoặc quản lý cao cấp. Trong khi ở Bắc Mỹ, tỉ lệ phụ nữ giữ các vị trí này chiếm 41,2%, tại châu Mỹ la tinh và vùng Caribê là 35% thì tại Nam Á chỉ là 8,6%.[42]
1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỀ VIỆC LÀM VÀ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI KHÁC
Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như đạo đức, chính trị, pháp lý... Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định
nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo những góc độ khác nhau. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn bởi các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: “Quyền con người là những quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn
giản vì họ là con người”[3]. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn
phòng cao ủy LHQ thường xuyên được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu đó là quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.
Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vấn đề quyền con người. Trong tác phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác giả định nghĩa “quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và
các thỏa thuận pháp lý quốc tế”.[6]
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá trị đạo đức và giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn có (những đặc quyền) của con người như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do...; dưới bình diện pháp lý, để trở thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Như vậy, dù ở góc độ nào hay cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi người.
Như vậy, quyền con người (human rights) chính là sự kết tinh của những giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới thông qua một quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nhân loại. Kể từ khi được LHQ chính thức thừa nhận vào năm 1948, với sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền
con người (Universal Declaration of Human Rights - UDHR), quyền con người đã phát triển như một khuôn khổ đạo đức, chính trị, pháp lý và như một định hướng nhằm phát triển một thế giới tự do khỏi sợ hãi và tự do làm điều mong muốn. Ngày nay, quyền con người được thừa nhận là một khái niệm toàn cầu như được ghi nhận trong tuyên bố của Hội nghị thế giới Wien (Áo) về quyền con người năm 1993 và các nghị quyết của LHQ đã được thông qua nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền