Quyền bình đẳng việc làm bao gồm:
Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động, tìm kiếm việc làm và học nghề; bình đẳng trong giao kết và thực hiện hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động; bình đẳng giữa lao động nam và LĐN trong các cơ quan, doanh nghiệp. Quyền bình đẳng trong lao động được ghi nhận và khẳng định trong BLLĐ và các văn bản pháp luật về lao động ở nước ta hiện nay. Để bảo đảm việc thực hiện bình đẳng trong lao động, BLLĐ năm 2012 quy định nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.[1]
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương
lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. Đây là nguyên tắc pháp lý quan trọng tạo cơ sở xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thực hiện quyền làm việc. Nguyên tắc này chi phối toàn bộ mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình lao động từ khâu ký hợp đồng lao động, thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên đến việc giải quyết các tranh chấp lao động.
BLLĐ năm 2012 quy định: “Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng,
hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau”[1]. Quan hệ lao động
giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập bằng hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Việc kí kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết. Người lao động và người sử dụng lao động được tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Việc giao kết hợp đồng phải dựa trên các nguyên tắc sau: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Để việc giao kết hợp đồng bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và trung thực, pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động
phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. Đồng thời, người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Bên cạnh đó, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966 cũng khẳng định về quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt là được đảm bảo.
Thù lao cho tất cả mọi người làm công tối thiểu phải đảm bảo thoả đáng và công bằng, đảm bảo cuộc sống tương đối đầy đủ cho họ và gia đình họ; Những điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh; Cơ hội ngang nhau cho mọi người trong việc được đề bạt lên chức vụ thích hợp cao hơn, chỉ cần xét tới thâm niên và năng lực làm việc; Sự nghỉ ngơi, thời gian rảnh rỗi, giới hạn hợp lý số giờ làm việc, những ngày nghỉ thường kỳ được hưởng lương cũng như thù lao cho những ngày nghỉ lễ.[6]
Quyền có việc làm và được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng thù lao công bằng, hợp lý là một nhóm quyền cơ bản liên quan đến lĩnh vực lao động, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được đảm bảo điều kiện lao động hợp lý, được trả thù lao hợp lý, được đình công, quyền được nghỉ ngơi…
Tuyên ngôn nhân quyền 1948 quy định:
Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi
và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp; Mọi người đều có quyền được trả công ngang nhau cho những công việc như nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào; Mọi người lao động đều có quyền được hưởng chế độ thù lao công bằng và hợp lý nhằm bảo đảm sự tồn tại của bản thân và gia đình xứng đáng với nhân phẩm, và được trợ cấp khi cần thiết bằng các biện pháp bảo trợ xã hội… .[10]
Cụ thể hóa quyền có việc làm, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948, Điều 6 Công ước quốc tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 (được Đại hội đồng LHQ thông qua theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1996, có hiệu lực ngày 23/3/1976) đã xác định rõ: Mọi người quyền làm việc và cam kết sẽ ban hành những biện pháp để bảo đảm quyền này. Quyền làm việc bao gồm quyền có cơ hội sinh sống nhờ công việc, quyền tự do nhận việc hay lựa chọn việc làm.
Điều 7 Công ước quốc tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 khẳng định về quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt với những bảo đảm: Thù lao cho tất cả mọi người làm công tối thiểu phải đảm bảo thoả đáng và công bằng, đảm bảo cuộc sống tương đối đầy đủ cho họ và gia đình họ. Tiền lương tương xứng và công bằng cho các công việc có giá trị ngang nhau không phân biệt đối xử. Đặc biệt phụ nữ được bảo đảm có những điều kiện làm việc tương xứng như nam giới, làm việc ngang nhau được trả lương ngang nhau. Có điều kiện làm việc an toàn và không hại đến sức khoẻ. Có cơ hội thăng tiến đồng đều cho mọi người và chỉ căn cứ vào thâm niên và khả năng. Có quyền nghỉ ngơi và giải trí; được ấn định hợp lý số giờ làm việc, kể cả những ngày nghỉ định kỳ có trả lương và những ngày nghỉ lễ có trả lương.
Theo quan điểm đã được đưa ra trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 và Công ước quốc tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966, quyền có
việc làm được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng thù lao công bằng có những nội dung chính sau: Mọi người đều có quyền làm việc; Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp; Những người làm các công việc như nhau được trả công ngang nhau mà không có sự phân biệt đối xử; Mọi người lao động đều được hưởng chế độ thù lao thỏa đáng, công bằng và đảm bảo cuộc sống tương đối đầy đủ cho bản thân và gia đình.
Về cơ bản, có thể hiểu quyền bình đẳng về việc làm là những quyền của con người trong lĩnh vực lao động liên quan đến điều kiện lao động, và điều kiện sử dụng lao động, bao gồm việc làm, tiền lương, an toàn lao động, hoạt động công đoàn, an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm nói riêng.
1.2.1. Quyền được làm việc
Quyền được làm việc hay còn gọi là quyền về việc làm hiểu theo nghĩa rộng, là một nhóm quyền cơ bản trong lao động. Nên lưu ý là quyền làm việc không đồng nghĩa với quyền có việc làm. ”Quyền được làm việc là cốt lõi để thực hiện các quyền con người khác và tạo nên một phần quan trọng, không thể tách rời và tự nhiên của nhân phẩm”[52].
Quyền về việc làm là yếu tố cơ bản bảo đảm sự tồn tại thực tế của con người và là điều kiện để thực hiện các quyền có tính chất ”sinh kế” như quyền có lương thực, thực phẩm, áo quần, nhà ở... thêm nữa, vị thế trong công việc của một người có thể tác động đến sự hưởng thụ các quyền khác của họ có liên quan đến y tế, giáo dục. Quyền về việc làm cũng là yếu tố cơ bản để bảo đảm nhân phẩm và lòng tự trọng của con người. Không có việc làm đối với người có khả năng lao động không khác gì đẩy người đó ra rìa xã hội. Do vị trí và tầm quan trọng của nó, quyền làm việc đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế như trong Các văn kiện của Liên hợp quốc (UN). Trước hết, điều 23 (1) Tuyên ngôn về quyền con người (UDHR) quy định:”
hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống
lại nạn thất nghiệp”[10].
Cụ thể hóa quyền về làm việc trong UDHR, Công ước các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) tại điều 6, khoản 1 quy định các quốc gia thành viên ”thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận, và các quốc gia phải thi hành các biện pháp thích hợp để đảm
bảo quyền này.”. Tại khoản 2 quy đinh các quốc gia thành viên thừa nhận
rằng: ” Phải tiến hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, bao gồm triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật và hướng nghiệp, các chính sách và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt tới sự phát triển vững chắc về kinh tế, xã hội và văn hóa, tạo công ăn việc làm đầy đủ và hữu ích với điều kiện đảm bảo các
quyền tự do cơ bản về chính trị và kinh tế của từng cá nhân”.
Quyền được làm việc theo tinh thần các văn kiện của Liên hợp quốc, rất rộng rãi và khá toàn diện. Đó là quyền của mỗi người được quyết định tự do chấp nhận và lựa chọn việc làm. Việc làm phải là công việc chính đáng, trong đó người lao động được tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Công việc phải tạo ra thu nhập cho phép người lao động nuôi sống bản thân và gia đình họ. Bất cứ một sự phân biệt đối xử nào trong việc tiếp cận và duy trì công việc dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo đều bị nghiêm cấm. Cá nhân có quyền tiếp cận với hệ thống bảo đảm giải quyết việc làm và không bị đuổi việc một cách không công bằng. Quyền làm việc còn bao gồm việc tạo cơ hội ngang nhau cho mọi người trong việc được đề bạt lên chức vụ thích hợp cao hơn,, chỉ cần xét tới thâm niên và năng lực làm việc .. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng quyền làm việc, tức là phải đưa ra các biện pháp pháp lý nhằm thực hiện quyền này một cách đầy đủ và hiệu quả. Ngoài ra, các văn kiện của Liên hợp quốc cũng quan tâm đến
các đối tượng đặc biệt trọng việc thực hiện quyền làm việc như phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, lao động nhập cư...[49].
Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động, tìm kiếm việc làm và học nghề có nghĩa là mọi công dân đều có quyền có việc làm, có quyền tự do lựa chọn việc làm và học nghề mà không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình, chính trị, thành phần kinh tế... Pháp luật lao động quy định công dân có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào và ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người lao động nếu đủ tuổi theo quy định của pháp luật lao động, có khả năng lao động đều có quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân và được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động. Người lao động có thể trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình.
BLLĐ năm 2012 quy định người lao động có các quyền sau đây: “Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề
nghiệp và không bị phân biệt đối xử…”[1]. Người lao động có trình độ chuyên
môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để không ngừng phát huy tài năng có lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước. Những ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao không bị coi là phân biệt đối xử trong sử dụng lao động.
1.2.2. Quyền tự do không bị lao động cưỡng bức
Lao động cưỡng bức, xét về mặt lịch sử, có nguồn gốc từ xa xưa từ chế độ nô lệ, nơi nô lệ chỉ được coi là một ”công cụ biết nói”, một loại tài sản mà chủ có thể tự do sở hữu, khai thác và trao đổi, Trong chế độ đó, nô lệ chẳng những không được tự do về thân thể mà họ còn bị đánh đập, thậm chí bị giết nếu không thực hiện các hoạt động lao động mà chủ nô yêu cầu. Khi xã hội
phát triển, quyền con người được bảo vệ, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật thì việc chiếm hữu, buôn bán và sử dụng nô lệ bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, mặc dù đã bị lên án ở khắp nơi nhưng những hình thức nô lệ vẫn đang tồn tại ở chỗ này hay chỗ khác, với nhiều biến tướng mới. Hiện nay ở một số quốc gia, vũng lãnh thổ, vì nhiều lý do khác nhau, tình trạng bất cóc và buôn bán người, bắt và giam cầm trái phép người khác để buộc họ phải lao động, hiện tượng ép buộc bán dâm, hiện tượng cưỡng ép kết hôn, buộc người khác lao động để trừ nợ vẫn tồn tại. Do vậy cùng với việc khẳng định quyền được làm việc, các văn kiện pháp lý quốc tế cũng khẳng định quyền tự do khoong bị lao động cưỡng bức.
Trong UDHR, vấn đề cấm lao động cưỡng bức được bao hàm trong điều 4, ”không ai bị giữ làm nô lệ, hoặc bị nô dịch, chế độ nô lệ và buôn bán
nô lệ dưới tất cả các hình thức đều bị cấm”. ICCPR tại ghi nhận lại điều này
và khẳng định thêm tại điều 8, khoản 1 (a) ‟ không được đòi hỏi bất kỳ người nào phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức”. Xóa bỏ lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức còn được thể hiện ở Công ước về ”xóa bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” năm 1979 (CEDAW), trong đó điều 6 yêu cầu các quốc gia thành viên ”phải tiến hành mọi biện pháp thích hợp, kể cả pháp lý để xóa bỏ tất cả các hình thức mua bán phụ nữ và bóc lột mại dâm phụ nữ”.Điều quy định này được ngầm hiểu là một bộ phận của các quy định về cấm nô lệ và cưỡng bức lao động.
Công ước về quyền trẻ em, năm 1989 (CRC) có thể coi là một công cụ