3 .2.2 Phương pháp lấy và phân tích mẫu
4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA NGÀY BẢO QUẢN GẠO LỨC NGUYÊN LIỆU ĐẾN
ĐỘ GIẢM KÍCH THƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH XÁT-ĐÁNH BÓNG
Mục đích: đánh giá sự giảm kích thước trong quá trình chế biến.
Cách tiến hành thí nghiệm: theo dõi ngày bảo quản gạo lức nguyên liệu, tiến hành lấy mẫu, đo kích thước 100 hạt gạo lức nguyên liệu tốt. Sau quá trình phân loại thành phẩm đo lại kích thước của 100 hạt nguyên và tính độ giảm kích thước.
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của ngày bảo quản gạo lức nguyên liệu đến độ giảm kích thước
Qua đồ thị cho thấy ngày bảo quản gạo lức nguyên liệu tăng thì độ giảm kích thước cũng tăng theo do thành phần lớp cám đã bị oxi hóa. Cần loại bỏ sạch lớp cám để tránh các phản ứng khác xảy ra làm cho hạt gạo thành phẩm bị biến đổi, giảm giá trị kinh tế như hạt gạo dễ bị biến vàng, mốc hạt (lại cám), côn trùng tấn công….
4.5ẢNH HƯỞNG CỦA NGÀY BẢO QUẢN GẠO LỨC NGUYÊN LIỆU ĐẾN ĐỘ GIẢM KHỐI LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH XÁT-ĐÁNH BÓNG ĐỘ GIẢM KHỐI LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH XÁT-ĐÁNH BÓNG
Mục đích: đánh giá sự giảm khối lượng trong quá trình chế biến.
Cách tiến hành thí nghiệm: theo dõi ngày bảo quản gạo lức nguyên liệu, tiến hành lấy mẫu, cân 100 hạt gạo lức nguyên liệu tốt. Sau quá trình phân loại thành phẩm cân lại khối lượng 100 hạt nguyên và tính độ giảm khối lượng.
29
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của ngày bảo quản gạo lức nguyên liệu đến độ giảm
khối lượng
Qua đồ thị cho thấy ngày bảo quản gạo lức nguyên liệu tăng thì độ giảm khối lượng cũng tăng theo. Nguyên nhân do lớp cám bị bóc ra khỏi hạt gạo lức. Ngày dự trữ gạo lức nguyên liệu càng lâu thì các phản ứng hóa học xảy ra càng nhiều, vì trong gạo lức chứa khoảng 8% protein và 2,4 đến 3,9% chất béo. Lớp cám được bóc ra khỏi hạt gạo lức để đảm bảo chất lượng hạt gạo thành phẩm.