Chính sách KH&CN và đổi mới cần phải liên kết chặt chẽ hơn với cách chính sách khác của Chính phủ. Hai lĩnh vực chính sách được quan tâm trực tiếp là: Phát triển nguồn nhân lực KH&CN và cấp vốn cho đổi mới. Đối với lĩnh vực đầu, điều quan trọng là phải có được chính sách giáo dục để làm thích ứng nhanh chóng trường đại học với các điều kiện thay đổi về KT-XH. Các chính sách tăng cường mức độ linh hoạt cho công nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề thuyên chuyển nguồn nhân lực để phục vụ cho đổi mới. Liên quan đến điều này, việc tạo ra thị trường tài chính lành mạnh ngày càng trở nên quan trọng để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ mới hoặc sản sinh ra nguồn vốn mạo hiểm. Tất cả các chính sách này và các chính sách khác, chẳng hạn như chính sách cạnh tranh, thông thường vẫn không nằm trong phạm vi chú trọng chính của chính sách KH&CN và đổi mới, tiến tới sẽ phải có ảnh hưởng nhiều như các chính sách KH&CN và đổi mới. Bởi vậy, nhất thiết cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các Bộ chịu trách nhiệm để giúp nâng cao hiệu quả của chính sách KH&CN và đổi mới.
Ngoài ra, các cuộc cải cách hiện nay liên quan đến công tác quản trị doanh nghiệp, chế độ cạnh tranh và mở cửa cho đầu tư nước ngoài, đều sẽ có tác động tích cực tới năng lực đổi mới và khuyến khích sự đổi mới. Chúng cần phải được theo đuổi và thực hiện cả cho các lĩnh vực khác, chẳng hạn như các chính sách thuế và thị trường lao động.
Hỗ trợ để tăng cường nghiên cứu cơ bản và SME
Có 2 việc đáng được quan tâm đặc biệt. Một là, Chính phủ cần phải chọn ra các lĩnh vực cần đến sự hỗ trợ cấp bách. Hai lĩnh vực nằm trong danh mục này là: Nâng cấp cơ sở tri thức nội sinh (nghĩa là cần tăng cường nghiên cứu cơ bản ở các trường đại học) và phát triển cơ sở công nghệ của SME. Chính phủ nên tiến hành một cuộc khảo sát phân tích toàn diện về những lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ. Hai là, Chính phủ nên đề ra tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá các chính sách của mình. Trong số các tiêu chuẩn này, cần nêu bật đến tính hiệu quả và tăng cường hệ thống.
Cải thiện hệ thống các biện pháp khuyến khích R&D
Hệ thống này hiệu quả phức tạp và cần được hợp lý hoá, đặc biệt là thông qua sự phối hợp tốt hơn giữa những cơ quan cấp vốn và đánh giá. Tối thiểu, các biện pháp khuyến khích của Chính phủ phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Chúng có làm tăng được chi tiêu R&D của tư nhân vượt quá mức mà họ thực hiện khi không có sự hỗ trợ của các biện pháp này không?
- Chúng có tính ưu việt hơn so với các công cụ chính sách khác để cùng đạt được mục tiêu đề ra không?
Đánh giá chính sách
Hiện tại, các cơ chế để đánh giá hiệu quả chính sách còn quá yếu. Thông thường, các biện pháp mới được đưa ra áp dụng đều không có sự đánh giá trước đó về tính hợp lý và tác động triển vọng tới hiệu quả. Cơ chế theo dõi cần phải được tăng cường.
Phối hợp chính sách
Các chính sách của Chính phủ, đặc biệt là các Chương trình R&D cần phải được phối hợp chặt chẽ.
Tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Hợp lý hoá cơ cấu hành chính,
- Tăng trình độ chuyên môn của các cán bộ chuyên trách việc cấp bằng sáng chế,
- Tăng dịch vụ thông tin về quyền sở hữu trí tuệ.