thống pháp luật Việt Nam
Xuất phát từ tính tất yếu khách quan và tính cấp thiết của việc hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến quyền dân sự, trong thời gian tới cần tập trung mọi nguồn lực, đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, phấn đấu xây dựng hệ thống pháp luật đủ về số lượng, cao về chất lượng, bảo đảm tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội đều được điều chỉnh bằng các bộ luật, các đạo luật, để đến năm 2020 hệ thống pháp luật về cơ bản đạt đến trình độ tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, phát huy mạnh mẽ vai trò là phương tiện đầy hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân, vì dân, trong chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế nhiều mặt với các nước khác, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh ở nước ta. Hệ thống pháp luật đầy đủ về số lượng, cao về chất lượng có nghĩa là:
- Hệ thống đó bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, từ Hiến pháp, các đạo luật, pháp lệnh cho đến các nghị định, thông tư của Chính phủ và của các Bộ, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đều phải được ban hành đồng bộ, bao quát được tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Luật giữ vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và luật phải là hình thức pháp luật chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng trong đời sống Nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cùng với việc hoàn thiện các bộ luật hiện hành, nên coi trọng việc pháp điển hóa để tiến tới trong tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống đều có các bộ luật lớn điều chỉnh như Bộ luật về đất đai, Bộ luật về xử lý vi phạm hành chính…
86
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm cả các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia ký kết hoặc gia nhập phải tồn tại trong thể thống nhất và phối hợp, có vị trí pháp lý cao thấp về thứ bậc một cách rõ ràng, có nội dung điều chỉnh chính xác, minh bạch, khả thi cao. Luật phải trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội; hạn chế tối đa những quy định chung chung, phải chờ đợi văn bản dưới luật cụ thể hóa mới điều chỉnh trực tiếp được các quan hệ xã hội, luật cần quy định điều chỉnh trực tiếp. Trong những trường hợp quan hệ xã hội mới ra đời; chưa ổn định, cần thiết phải điều chỉnh bằng luật nhưng chưa tìm ra phương án điều chỉnh trực tiếp, hợp lý và hữu hiệu nhất, thì không loại trừ luật con có các quy định khung; nhưng khung phải rõ ràng, được giới hạn của nó cả về độ dài, lẫn độ rộng và chiều sâu. Liên quan đến điều đó, phải kiên quyết khắc phục tình trạng dễ dãi, ngại đi sâu tìm kiếm các công thức pháp lý cụ thể trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội, dẫn đến tình trạng đối với các trường hợp khó, luật thường quy định khung chung chung, không rõ phạm vi giới hạn.
- Đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm cho hệ thống pháp luật đi vào cuộc sống phát huy hiệu lực và hiệu quả. Theo hướng đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm tôn trọng và ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, công chức trong bọ máy nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng pháp luật của nhân dân.
Tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật ở nước ta trong thời gian tới là:
Một là, trong lĩnh vực xã hội, xây dựng và hoàn thiện pháp luật, trước
hết coi trọng hoàn thiện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội trong khám và chữa bênh, thể chế hóa kịp thời
87
chính sách dân số và gia đình. Hoàn thiện pháp luật về dân tộc và tôn giáo. Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối của Đảng về phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người mới. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện chính sách công bằng xã hội, về xóa đòi, giảm nghèo, về bảo vệ người tiêu dùng, về giúp đỡ tư vấn pháp luật. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện pháp luật để đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội có hiệu lực và hiệu quả hơn.
Hai là, trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học – công nghệ: Tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc cải cách một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc gia phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển, khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với ứng dụng.
Ba là, trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội: Cần
coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ toàn vẹn biên giới, lãnh thổ quốc gia; động viên các nguồn lực phục vụ cho việc hiện đại hóa quốc phòng. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Rà soát và pháp điển hóa pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Bốn là, trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Tiếp
tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Trong tổ chức và hoạt động lập pháp: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, tăng dần tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách, hoàn thiện quy chế hoạt động của đại biểu, tiếp tục hoàn thiện Luật về quy trình lập pháp và lập quy, xây dựng Luật trưng cầu ý dân…
88
pháp luật về tổ chức Chính phủ theo hướng xác định đầy đủ, rõ ràng nội dung, thẩm quyền quản lý vĩ mô của Chính phủ và thẩm quyền quản lý nhà nước của từng Bộ, ngành theo những tiêu chí thống nhất. Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai phục vụ lợi ích hợp pháp của công dân. Xây dựng cơ sở pháp lý để củng cố và tăng cường các tổ chức pháp chế ở tất cả các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Đổi mới một cách căn bản về tổ chức và hoạt động thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cơ chế tự kiểm tra trong nội bộ cơ quan quản lý nhà nước và thanh tra kiểm tra thuộc đối tượng mình quản lý. Hoàn thiện pháp luật về công chức và công vụ theo hướng nâng cao trách nhiệm cá nhân, chống quan liêu, lãng phí và tham nhũng.
Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện pháp
luật về tổ chức Tòa án theo cấp xét xử, nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh. Đối với tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cần làm rõ vai trò công tố và kiểm sát các vụ án dân sự, lao động, kinh tế, hôn nhân và gia đình. Đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra, cần tiếp tục nghiên cứu thu gọn đầu mối, nghiên cứu điều chỉnh lại mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và cơ quan công tố, khắc phục tình trạng cắt khúc giữa các giai đoạn của tố tụng hình sự. Đề cao trách nhiệm của các chức danh trong cơ quan điều tra để không gây ra oan, sai hoặc bỏ sót tội phạm trong điều tra. Đối với thi hành án bao gồm cả thi hành án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình… Đối với các tổ chức bổ trợ tư pháp cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật đáp ứng đầy đủ, thuận lợi, dễ dàng các nhu cầu đa dạng về giúp đỡ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong lĩnh vực tư pháp cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự và các Bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự theo hướng đề cao quyền con người, quyền công dân, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật một cách kiên quyết, nhưng thận trọng.
89
Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó trong đời sống Nhà nước và xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân và vì dân đang tiến hành ở nước ta.