Điều 20 Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm và an ninh cá nhân. Điều 5 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) nêu rõ:
Mọi người có quyền làm việc, tự do lựa chon việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức lao động dưới bất kỳ hình thức nào [31].
Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước về lao động cưỡng bức năm 1930 (Công ước số 29 của ILO) vào ngày 05/3/2007.
Theo Điều 19 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, các quy định pháp luật lao động của Việt Nam, bao gồm những điều khoản cấm ngược đãi, cưỡng bức lao động đã nêu ở trên, cũng được áp dụng với những người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 4 UDHR, trong đó nêu rằng: Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đề bị cấm.
Trên phương diện luật pháp quốc tế, Điều 8 ICCPR cụ thể hóa quy định trong Điều 4 UDHR, trong đó nêu rõ: Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm. Không ai bị bắt làm nô dịch. Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức.
Xét nội dung, Điều 8 ICCPR bao trùm tất cả các tình huống mà một người có thể bị buộc phải phụ thuộc vào người khác, kể cả trong những bối cảnh như mại dâm, buôn bán ma túy hoặc trong một số dạng lạm dụng tâm lý.
50
Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức, Khoản 3 Điều 8 liệt kê những trường hợp loại trừ, bao gồm:
+ Lao động cưỡng bức theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm lao động cưỡng bức như một hình phạt đối với tội phạm;
+ Những công việc hoặc sự phục vụ mà thông thường đòi hỏi mọt người đang bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của tòa án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm;
+ Những sự phục vụ mang tính chất quân sự và bất kỳ sự phục vụ quốc giao nào do luật pháp của một nước quy định đối với những người từ chối làm nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hợp quốc gia đó cho phép từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm.
+ Những sự phục vụ được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai đe dọa đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng.
Những công việc hoặc sự phục vụ là một phần của các nghĩa vụ dân sự thông thường.
Cần lưu ý là những quy định về loại trừ phải được áp dụng một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử với bất kỳ chủ thể nào, và phải phù hợp với các quy định khác có liên quan của ICCPR.
Ngoài ICCPR, trước và sau công ước này còn có nhiều điều ước quốc tế do Hội quốc liên, Liên hợp quốc và ILO thông qua có liên quan đến quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch. Những điều này đã đề cập những biện pháp toàn diện mà các quốc gia thành viên phải tiến hành nhằm ngăn chặn và xóa bỏ chế độ nô lệ, những thể thức tương tự như chế độ nô lệ và việc cưỡng bức lao động. Một số điều ước tiêu biểu có liên quan là: Công ước về nô lệ, 1926 (Hội quốc liên); Nghị định thư năm 1953 sửa đổi Công ước về Nô lệ 1926 (Liên hợp quốc); Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô
51
lệ, 1956 (Liên hợp quốc); Công ước về lao động cưỡng bức (Công ước số 29 của ILO), 1930; Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức (Công ước số 105 của ILO), 1957; Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác, 1949 (Công ước số 29 của ILO); Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác, 1949 (Liên hợp quốc); Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 2000...
Tương tự như vấn đề chống tra tấn, việc chống nô lệ và các hình thức nô lệ, nô dịch được coi là một quy phạm tập quán quốc tế về quyền con người, do đó, những tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này có hiệu lực rằng buộc với mọi quốc gia trên thế giới, bất kể việc quốc gia đó có là thành viên của các điều quốc quốc tế kể trên hay không.