I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
2/ Khởi nghĩa Mai Thúc Loa n( 722)
+ Gia đình Mai Thúc Loan rất cực khổ, thuở nhỏ ông phải kiếm củi, chăn trâu, cày ruộng thuê cho nhà giàu. Nhưng ông rất khôi ngô, tuấn, có chí lớn.
GV: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra trong hoàn cảnh nào?
HS trả lời
+ Khoảng cuối những năm 10 của thế kỉ VIII Mai Thúc Loan và cùng một đoàn người ở Hà Tĩnh phải gánh vải ( quả) sang cống nạp cho phong kiến Trung Quốc rất cực khổ, trên đường đi ông đã kêu gọi những người dân phu không gánh vải sang cống cho Trung Quốc.
GV: Gọi 1 HS khác đọc bài Chầu văn trong trang 64 SGK kể tội nhà Đường, bắt dân ta phải cống nạp vải quả rất khốn khổ.
GV: Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan diễn ra như thế nào?
HS: Vừa trả lời vừa chỉ lược đồ cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã phóng to treo trên bảng
GV: Nhà Đường đã làm gì để đàn áp khởi nghĩa?
- Nhà Đường điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân.
GV: Cuộc khởi nghĩa nói lên điều gì?
HS: Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử
- Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải cống nạp cho Trung Quốc bỏ về quê chuẩn bị khởi nghĩa.
- Những dân phu này bị dồn đến đường cùng, họ không còn có con đường nào khác làvùng dậy đấu tranh. Cho nên nghe Mai Thúc Loan kêu gọi, họ sẵn sàng đứng lên.
* Diễn biến khởi nghĩa
+ Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.
+ Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu.
+ Nhân dân Ái Châu và Diễn Châu hưởng ứng.
+ Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ Sa Nam ( Nam Đàn). Ông xưng đế nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế ( vua đen).
+ Ngoài ra Mai Hắc Đế còn liên kết với nhân dân Giao Châu và Kim Lân
( Malaixia) để chống giặc.
+ Ông cho quân tấn công thành Tống Bình.
+ Trước tình hình đó Thứ sử Giao Châu ( Quang Sở Khách) phải chạy về Trung Quốc.
- Nhà Đường đem 10 vạn quân ( Dương Tư Húc chỉ huy) sang đàn áp khởi nghĩa.
*Ý nghĩa lịch sử
+ Thể hiện được tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, phấn đấu
10
quan trọng.
GV: Để tưởng nhớ công ơn của Mai Hắc Đế hiện nay ở núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn vẫn còn đền thờ ông.
GV yêu cầu HS đọc mục 3 trang 65 SGK và đặt câu hỏi
+ Em biết gì về Phùng Hưng?
HS trả lời
+ Phùng Hưng quê ở xã Đường Lâm ( Ba Vì, Hà Tây). Ông xuất thân dòng dõi gia thế nối tiếp đời này qua đời khác làm quan lang.
+ Năm 18 tuổi cha mẹ qua đời, ông nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm. + Ông là người có sức khoẻ phi thường ( có thể vật được trâu, đánh được hổ) thông minh, tuấn tú, giàu lòng thương người, hay giúp người nghèo cho nên dân trong vùng rất kính phục.
+ Ông rất căm ghét bọn phong kiến nhà Đường tham tàn bạo ngược, nên ông đã kêu gọi nhân dân đứng lên đầu tranh lật đổ ách thống trị của nhà Đường.
GV: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng diễn ra như thế nào?
HS trả lời
GV: Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?
HS trả lời
+ Vì họ căm ghét chế độ thống trị của nhà Đường.
+ Nhân dân vô cùng cực khổ, bị dồn ép đến bước đường cùng, họ không còn con đường nào khác là vùng lên đấu tranh giành lại quyền sống của mình.
+ Phùng Hưng là người rất có uy tín với
không mệt mỏi để giành lại độc lập cho dân tộc.