Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật, chúng ta có thể thấy rõ được tổ chức bộ máy Nhà nước của nhà nước ta.
Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo bốn phân hệ các cơ quan nhà nước và một chức danh nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) và các đạo luật hiện hành về tổ chức bộ máy nhà nước như: Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2002, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đều quy định cụ thể việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và các lĩnh vực hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
Theo phân hệ các cơ quan quyền lực nhà nước- các cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân, cơ quan dân cử bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Theo Điều 119 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) thì Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Theo phân hệ các cơ quan hành chính nhà nước thì đứng đầu là Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước khác ở trung ương; các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương như Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý ngành, các lĩnh vực hoạt động hành chính nhà nước ở địa phương.
Theo Điều 2 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thì Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Ngoài ra trong tổ chức bộ máy nhà nước ta còn có phân hệ các cơ quan khác như cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
Qua nghiên cứu thực tế tổ chức chính quyền địa phương của các nước trên thế giới và trong lịch sử nhà nước ta có thể thấy rằng bất cứ một nhà nước nào cũng đều có sự phân chia quốc gia theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ để từ đó xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Và về bản chất, việc phân chia các đơn vị hành chính không chỉ mang hàm ý hành chính- quản lý mà còn là để thực hiện quản lý nhà nước một cách thống nhất trên toàn lãnh thổ quốc gia.
Khi nghiên cứu lịch sử về việc quy định tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và hiện nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta có thể thấy được tổ chức bộ máy nhà nước ta được quy định qua các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và một số lần sửa đổi.
Theo Hiến pháp năm 1946 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Sắc luật, Luật có quy định về tổ chức chính quyền địa phương, một số nét cơ bản về chính quyền địa phương đó là: Hội đồng nhân dân được tổ chức ở hai cấp, cấp thứ nhất là khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, châu, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã; cấp thứ hai là tại xã và thị trấn, Hội đồng nhân dân không có ở cấp huyện. Bộ máy hành chính địa phương có tên gọi là Ủy ban hành chính, được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính. Ủy ban hành chính ở các địa phương hành chính có Hội đồng nhân dân và do Hội đồng nhân dân bầu ra. Ở huyện do không tổ chức Hội đồng nhân dân nên sẽ do các đại biểu Hội đồng nhân dân xã và thị trấn bầu ra. Về tính chất, Ủy
ban hành chính là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, và là cơ quan hành chính của Nhà nước ở cấp ấy.
Theo Hiến pháp năm 1959, Tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương đã có một số thay đổi so với Hiến pháp năm 1946. Nếu như theo Hiến pháp 1946, Hội đồng nhân dân chỉ được tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố, thị xã thì Hiến pháp 1959 đã quy định Hội đồng nhân dân được tổ chức ở tất cả các cấp chính quyền địa phương, thêm cấp huyện so với Hiến pháp năm 1946. Và Hiến pháp năm 1959 cũng đã quy định rõ vị trí của Ủy ban hành chính các cấp. Bên cạnh vị trí là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp thì Ủy ban hành chính cũng là cơ quan chấp hành của cơ quan hành chính cấp trên.
Theo Hiến pháp năm 1980, tổ chức chính quyền tại Trung ương cũng như tại địa phương có những thay đổi lớn. Theo Hiến pháp năm 1980 không còn tên gọi Ủy ban hành chính nữa, thay vào đó là Ủy ban nhân dân các cấp. Và theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001 về cơ bản tuy đã có sự thay đổi, nhưng thực sự không có khác biệt nhiều lắm so với quy định tại Hiến pháp năm 1980.
Dưới đây là một số nét chính về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở cấp huyện theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001 và căn cứ theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
Chính quyền địa phương cấp huyện là cơ quan mang quyền lực nhà nước đóng trên địa phương bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương- Hội đồng nhân dân huyện và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương- Ủy ban nhân dân huyện.
Theo Điều 119 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001 quy định "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên" [22].
Và ngay tại Điều 1, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đã quy định:
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương [25].
Cũng theo các quy định tại Mục 2-Chương II của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định và nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp huyện, chúng ta có thể thấy căn cứ Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân huyện ra các nghị quyết về các biện pháp thực thi pháp luật ở địa phương, các nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách, an ninh quốc phòng ở địa phương, biện pháp để ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành các nhiệm vụ mà cấp trên giao cho và làm tròn nghĩa vụ với đất nước.
Hội đồng nhân dân cấp huyện bao gồm Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân bao gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch và một Ủy viên thường trực. Hội đồng nhân dân thành lập hai ban: ban kinh tế- xã hội và ban pháp chế. Thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban Hội đồng nhân dân huyện không đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân huyện đã được quy định rõ trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
Về cơ cấu, tổ chức, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp nói chung và cấp huyện nói riêng cũng được quy định như Hội đồng nhân dân. Theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001 quy định: "Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân" [22].
Theo Điều 2, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định:
Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở [25].
Ngoài ra còn các quy định cụ thể tại Mục 2- Chương 4 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và một số văn pháp quy định khác cũng nêu rõ về nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy viên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tại Điều 127 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
Điều 127 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 có quy định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân, các thành viên của Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân:
a) Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cùng cấp;
b) Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 124 của Luật này;
c) Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương;
d) Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân; 3. Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
5. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ;
6. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo Ủy ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;
7. Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình [25].
Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao.
Mỗi thành viên của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
Ngoài ra, tại chính quyền cấp huyện còn một thành phần rất quan trọng khác là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Theo Mục 5- Chương IV của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản