ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH TƢỚNG TRẦM TÍCH

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích oligocen miocen khu vực phía bắc bể sông hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 25 - 26)

TRẦM TÍCH

5.2.1. Tầng sinh

Các đá sinh dầu chỉ có thể hình thành trong môi trường tiền châu thổ (tướng bùn sét tiền châu thổ, tướng sét bột đầm lầy ven biển có tiềm năng sinh khí là chủ yếu) và môi trường vũng vịnh (sinh dầu). Để đánh giá khả năng sinh dầu trong Oligocen – Miocen sớm khu vực Phía Bắc bể Sông Hồng trên cơ sở phân tích tướng ta cũng cần phải đánh giá trên những tướng đó.

Trong Oligocen: Tướng sinh chủ yếu là sét bột đầm lầy ven biển ở MVHN và Vịnh Bắc Bộ và tướng đầm hồ giầu rong tảo tại khu vực Đông Bắc MVHN và đảo Bạch Long Vĩ.

Trong Miocen sớm, tại MVHN và vịnh Bắc Bộ tầng sinh chủ yếu là các tập sét, sét than sinh thành trong các pha ngập lụt chính của các trầm tích châu thổ tướng sét tiền châu thổ..

5.2.2. Tầng chứa

Trong Oligocen, các tập trầm tích aluvi, proluvi, nón quạt cửa sông phát triển có khả năng chứa dầu khí. Tuy nhiên, tầng trầm tích phân bố manh mún, nhỏ hẹp, biến đổi biến sinh và hậu sinh muộn (bị nén kết chặt làm giảm độ rỗng), phân bố độ rỗng không ổn định, liên kết các tầng chứa kém nên khả năng chứa kém.

Đến Miocen các tập trầm tích cát, cát bột tướng tiền châu thổ, biển nông phân bố rộng trong khu vực nghiên cứu ở đầu mỗi chu kỳ trầm tích. Cát có độ mài tròn từ trung bình đến tốt, có độ rỗng cao (thường từ 10-20% tăng dần về phía các hệ tầng nằm trên) diện phân bố rộng và ổn định. Chất lượng chứa tốt.

5.2.3. Tầng chắn

Trong Oligocen: Các tầng chắn địa phương Oligocen đặc trưng bằng sét, sét than có màu nâu, nâu thẫm, thành phần khoáng vật gồm ilit(48%), kaolinit (25%), clorit (27%), được trầm đọng trong môi trường ven biển và đầm lầy ven biển. Các tập sét này là các tập chắn tốt do bị nén chặt và hàm lượng sét cao (70- 80) %, dày từ 15-30 m thậm chí có nơi dày 50 m.

Đến Miocen các tập sét kết, sét-bột kết, sét-than và than-sét có diện phân bố rộng và khá ổn định trong MVHN với chất lượng chắn tốt, hàm lượng sét 60-70%, chiều dày từ 10-15m đến 20-25m. Ngoài khơi, các tập sét chắn đều có chất lượng từ tốt đến rất tốt, bề dày dao động trong khoảng 10 - 150m, hàm lượng sét 65-90%..

Tuy nhiên, ở nhiều nơi, các màn chắn trong trầm tích Oligocen và Miocen bị phá vỡ do hệ thống đứt gãy phức tạp hoạt động trong Oligocen và Miocen với nhiều pha nâng - hạ, trượt bằng (strike-slip) và xoay xéo (tilted).

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích oligocen miocen khu vực phía bắc bể sông hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 25 - 26)