Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp

Một phần của tài liệu giải quyết vụ án hành chính của tõa án nhân dân huyện tam nông – lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 27)

tạm thời

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.20

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật Tố tụng hành chính bao gồm:21

+ Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc

Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật và việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục.22

+ Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính

20 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2010.

21 Điều 62 Luật Tố tụng hành chính 2010.

và thực tiễn

Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính được áp dụng nếu có căn cứ cho rằng hành vi hành chính là trái pháp luật và việc tiếp tục thực hiện hành vi hành chính sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục.23

+ Cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định

Cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng đương sự thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết.24

Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.25

Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện Tòa án đó.

Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo vệ toàn hiện trạng tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc việc đảm bảo thi hành án.

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.26

Tuy nhiên người yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình, nếu có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

23 Điều 64 Luật Tố tụng hành chính 2010.

24 Điều 65 Luật Tố tụng hành chính 2010.

25 Điều 69 Luật Tố tụng hành chính 2010.

và thực tiễn

Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng với yêu cầu cuả đương sự mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba thì Tòa án cũng phải bồi thường.27

Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Hội đồng xét xử việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử và quyết định khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.28

Một phần của tài liệu giải quyết vụ án hành chính của tõa án nhân dân huyện tam nông – lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 27)