Thẩm quyền tạm ngừng phiên tòa

Một phần của tài liệu giải quyết vụ án hành chính của tõa án nhân dân huyện tam nông – lý luận và thực tiễn (Trang 33)

Theo quy định khoản 2 Điều 126 Luật Tố tụng hành chính, tại phiên tòa sơ thẩm trong trường hợp đặc biệt, việc xét xử có thể bị tạm ngừng nhưng không quá 05 ngày làm việc. Hết thời hạn tạm ngừng, việc xét xử tiếp tục thực hiện.

Do đó, trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa thì khi việc xét xử được tiếp tục, Hội đồng xét xử không phải tiến hành xét xử vụ án lại từ đầu.

Trường hợp đặc biệt để tạm ngừng việc xét xử là một trong các trường hợp sau:38

- Qua tranh luận hoặc qua nghị án, Hội đồng xét xử thấy cần phải xem xét thêm tài liệu, chứng cứ thì mới có thể giải quyết được vụ án;

- Do sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể tiếp tục phiên tòa được, ví dụ như đang xét xử thì có Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử đau, ốm không thể tiếp tục xét xử được mà không có Thẩm phán hay Hội đồng xét xử thay thế.

- Theo đề nghị của người khởi kiện, người bị kiện hoặc người tham gia tố tụng khác về việc dừng phiên tòa mà Hội đồng xét xử chấp nhận tạm ngừng phiên tòa mà không thuộc trường hợp phải hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 136 Luật Tố tụng hành chính.

Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết.

và thực tiễn 1.9.7 Thầm quyền phán quyết

Khi quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử thì Tòa án thực thi quyền lực cao nhất của nhà nước trong việc tuân thủ và áp dụng pháp luật.

Thẩm quyền phán quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện trong xét xử vụ án hành chính là bản án sơ thẩm. Bản án là kết quả của quá trình giải quyết vụ án, xác định sự thật khách quan, phân tích vụ án một cách đầy đủ và toàn diện trên cơ sở vận dụng đúng đắn đường lối chính sách của Đảng, áp dụng pháp luật của Nhà nước để xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Thông qua bản án, mọi người hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật được Tòa án vận dụng trong hoạt động xét xử, từ đó hướng cho mọi người hiểu và tuân thủ pháp luật.

Tại phiên tòa, bản án và các quyết định của Tòa án gồm: Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa phải được thảo luận, thông qua tại các phòng nghị án và phải được lập thành văn bản. Còn quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nhưng phải ghi vào biên bản phiên tòa.39

Căn cứ Điều 164 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 về bản án sơ thẩm:

Hội đồng xét xử sơ thẩm ra bản án sơ thẩm nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đây là một đặc trưng, quyết định đến nội hàm của khái niệm bản án, quyết định của Tòa án, sự biểu hiện ra bên ngoài của quyền lực nhà nước, trong sự phân công của bộ máy tư pháp. Chính sự nhân danh của nhà nước này đã định ra giá trị pháp lý hay hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.

Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án, phần quyết định.

39

và thực tiễn

Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án, họ, tên các thành viên xét xử; thư ký tòa án, kiểm sát viên; tên địa chỉ người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; những người tham gia tố tụng khác; đối tượng khởi kiện; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa ra vụ án xét xử, xét xử công khai hay xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.

Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện; đề nghị của người bị khởi kiện, đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định của Tòa án; Điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật mà Tòa án căn cứ để giải quyết vụ án.

Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của Tòa án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

Điều 165 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định: Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự cho phép của Chủ tòa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án; sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo. Trường hợp có đương sự không biết tiếng việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án sang ngôn ngữ khác mà họ biết.

Về mặt pháp lý, bản án, quyết định của Tòa án đã được tuyên bố thì không được sửa đổi, bổ sung vì đây là quyết định được thảo luận công khai và khi tuyên bố tại phòng xử án thì phát sinh hiệu lực pháp lý, ràng buộc nghĩa vụ thi hành án ( khi bản án có hiệu lực pháp luật ).

Tuy nhiên theo quy định Điều 167 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 cho phép sửa chữa, bổ sung trong trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Văn bản sửa chữa bổ sung phải được Tòa án gửi ngày cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp; trường hợp bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện. Việc sửa chữa bổ sung bản án, quyết định

và thực tiễn

này do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phối hợp với thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện.

Bản án sau khi được tuyên sẽ được trích lục, gửi, cấp cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp, gửi bản án có hiệu lực pháp luật cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.40

Thực hiện tốt giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là góp phần thành công trong việc ổn định trật tự xã hội, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước, giảm áp lực cho Tòa án phúc thẩm.

1.10 Các trƣờng hợp Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết khiếu kiện

Quy định tại điểm g khoản 1 Điều 130 của Luật Tố tụng hành chính 2010 “Trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện”.

Các trường hợp cần thiết theo quy định là:41

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà các Thẩm phán của Tòa án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi;

- Vụ án có đương sự hoặc có tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

40 Điều 166 Luật Tố tụng hành chính 2010.

41

và thực tiễn

Tóm lại, việc quy định cụ thể thẩm quyền của Hội đồng xét xử trong Luật Tố

tụng hành chính sẽ đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án được cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho việc thi hành án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thuận lợi, có hiệu quả; đồng thời giúp cho việc xác định trách nhiệm đối với người không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được dễ dàng hơn.

và thực tiễn CHƢƠNG 2:

THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÕA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TAM NÔNG

TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Tòa án nhân dân huyện Tam Nông42

2.1.1 Cơ cấu tổ chức.

Hiện nay, Tòa án nhân dân huyện Tam Nông có 15 biên chế. Trong đó có 05 Thẩm phán ( 01 Thẩm phán giữ chức vụ Chánh án, 01 Thẩm phán giữ chức vụ Phó Chánh án ), 09 Thư ký, 01 kế toán. Theo biên chế được duyệt năm 2014 thì Tòa án nhân dân huyện Tam Nông là 16 biên chế trong 07 Thẩm phán, 07 thư ký, 01 kế toán, 01 nhân viên hành chính. Như vậy đơn vị còn thiếu 02 Thẩm phán bổ sung từ thư ký.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có 14 cán bộ tốt nghiệp đại học Luật, 01 cán bộ tốt nghiệp cử nhân kế toán.

Về trình độ chính trị: có 02 công chức tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, 01 công chức trung cấp chính trị, 01 công chức đang học trung cấp chính trị, đơn vị đang đề nghị đi học trung cấp 01 công chức là Thẩm phán và số công chức còn lại sẽ đi học tiếp theo khi có yêu cầu.

Trụ sở làm việc: Tại tỉnh lộ 848, khóm 5, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

2.1.2 Cơ sở vật chất.

Hiện nay, Tòa án nhân dân huyện Tam Nông đã có trụ sở làm việc được xây dựng vào năm 2006 có phòng làm việc nghiêm trang cho Thẩm phán và Thư ký, nhất là Hội trường xét xử có trang bị bụt của Hội đồng xét xử, Thư ký, Viện kiểm sát, Luật sư, bàn ghế hội trường, âm thanh đầy đủ theo tinh thần cải cách tư pháp.

42

Tài liệu do Thẩm phán Đinh Chí Tâm công tác tại Tòa án nhân dân huyện Tam Nông cung cấp cho người viết vào ngày 08/09/2014.

và thực tiễn

Về trang thiết bị: Hiện tại Thẩm phán, Thư ký đều có máy vi tính để làm nhiệm vụ, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại đáp ứng được nhu cầu công việc hiện nay.

Về số vụ án thụ lý giải quyết trong ba năm gần đây từ 350 vụ đến 450 vụ và sẽ có xu hướng tăng dần theo chiều hướng phát triển của xã hội.

2.2 Thực tiễn giải quyết án hành chính và những thuận lợi, khó khăn, vƣớng mắc trong việc giải quyết án hành chính tại Tòa án nhân dân huyện Tam Nông

2.2.1 Thực tiễn giải quyết án hành chính tại Tòa án nhân dân huyện Tam Nông

Trong các năm qua cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, xu hướng đô thị hóa và đẩy mạnh cơ sở hạ tầng; cũng như quy hoạch trong lĩnh vực quản lý đất đai phát triển ngày một nhanh, theo đó là việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… dẫn đến các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải ban hành các quyết định hành chính trong các lĩnh vực trên.

Mặc dù vậy, huyện Tam Nông đã làm tương đối tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và số ít công dân lựa chọn con đường khởi kiện hành chính nên số lượng các vụ án hành chính thụ lý giải quyết tại Tòa án nhân dân huyện Tam Nông trong thời gian qua không nhiều.

Theo số liệu thống kê, trong năm 2011 Tòa án nhân dân huyện Tam Nông đã thụ lý 05 vụ, đã giải quyết 05 vụ, đạt tỷ lệ 100%.

Chất lượng giải quyết án: trong 05 vụ đã giải quyết không có kháng cáo.43 Trong năm 2012 Tòa án đã thụ lý 13 vụ, đã giải quyết 13 vụ, đạt tỷ lệ 100%. Chất lượng giải quyết án: trong 13 vụ đã giải quyết có 04 vụ kháng cáo, cấp phúc thẩm xét xử 03 vụ, kết quả y án 03 vụ, còn lại 01 vụ chưa xét xử.44

Trong năm 2013 Tòa án đã thụ lý 13 vụ, đã giải quyết 12 ( có tạm đình chỉ 07 vụ), đạt tỷ lệ 92,3%.

43

Báo cáo công tác xét xử Tòa án năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông, ngày 15/11/2011.

44

Báo cáo công tác xét xử Tòa án năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông, ngày 12/11/2012.

và thực tiễn

Chất lượng giải quyết án: trong 12 vụ đã giải quyết có 04 vụ kháng cáo, cấp phúc thẩm xét xử 04 vụ, kết quả y án 01 vụ, sửa án 01 vụ, hủy án 02 vụ.45

Trong 06 tháng đầu năm 2014, Tòa án đã thụ lý 08 vụ, đã giải quyết 02 vụ, còn lại 06 vụ, đạt tỷ lệ 25%. Sáu tháng đầu năm 2014 số án hành chính giải quyết 02 vụ còn lại 06 vụ do những nội dung khiếu kiện các quyết định hành chính thời gian trước đây đã lâu, trải qua nhiều năm, nhiều cấp giải quyết nên việc cung cấp chứng cứ của ngành cho Tòa án chậm dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài.

Chất lượng giải quyết án: trong 02 vụ đã giải quyết không có kháng cáo. 46

Việc giải quyết các vụ án hành chính thời gian qua cho thấy, mặc dù là công việc mới mẻ, văn bản pháp luật trong lĩnh vực hành chính đang còn trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Nhưng về cơ bản, Tòa án nhân dân huyện Tam Nông đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Sau đây là một số vụ án điển hình:

Vụ án thứ nhất: Bản án số 01/2011/HC-ST ngày 16/11/201147, giải quyết vụ

kiện giữa:

Người khởi kiện: Bà Đặng Thị Loan, sinh năm 1974. Người bị kiện: Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Lê Thanh Hải, sinh năm 1951.

Tóm tắt nội dung vụ án: Theo đơn khiếu kiện quyết định hành chính của bà

Đặng Thị Loan trình bày:

Ngày 21/09/2010 bà nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Lê Thanh Hải diện tích 32.987m2. Trước khi nhận chuyển nhượng ông Hải đang thế chấp ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ đến hạn ông Hải không có tiền trả nên chuyển nhượng cho bà để lấy tiền trả ngân hàng và bà lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tam Nông để xóa đăng ký giao dịch đảm bảo.

45

Báo cáo công tác xét xử Tòa án năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông, ngày 12/11/2013.

46

Báo cáo công tác xét xử Tòa án 06 tháng đầu năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2014 của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông, ngày 16/06/2014.

47

và thực tiễn

Ngày 27/09/2010 bà được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 32.987m2 và bà cho công ty xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hải ( do bà làm giám đốc) mượn để thế chấp vay tiền ngân

Một phần của tài liệu giải quyết vụ án hành chính của tõa án nhân dân huyện tam nông – lý luận và thực tiễn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)