Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty giống lợn (Trang 70 - 73)

Thịt lợn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu do đó nhu cầu tiêu dùng là thường xuyên. Khi mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng thịt lợn càng được nâng cao cả về quy mô tiêu thụ và chất lượng thịt. Trước xu thế biến chuyển của ngành chăn nuôi trong khu vực và trên thế giới, ngành chăn nuôi lợn nước ta muốn tồn tại và phát triển chỉ có sự lựa chọn duy nhất là tiếp tục đổi mới, đầu tư chiều sâu phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói chung hoàn toàn có khả năng vươn lên trở thành công nghiệp xuất khẩu chính của đất nước với tầm vóc không thua kém các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tế cho thấy chất lượng thịt của Việt Nam không thua kém chất lượng thịt sản xuất trong khu vực. Bên cạnh đó, sau một thời gian đầu tư và phát triển vừa qua, các Công ty của nước ta đã có một đội ngũ công nhân có tay nghề tốt, quen với thiết bị máy móc và có phong cách làm việc hiện đại hơn rất nhiều.

Cùng với các Công ty khác trong ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay, Công ty giống lợn Miền Bắc đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển Công ty nhằm đáp ứng những thay đổi phát triển của thị trường và của ngành chăn nuôi của nước ta và của thế giới. Đặc biệt trong tình hình cạnh tranh quyết liệt hiện nay không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng một ngành trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thế giới với những lợi thế cạnh tranh hơn hẳn.

Công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất kinh doanh đến năm 2005 như sau:

* Tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng xuất khẩu tăng năng lực sản xuất sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Mở rộng hệ thống phân phối với 15 chi nhánh, tổng đại lý trong toàn quốc và tăng thị phần tiêu thụ nội địa lên 40%.

- Nâng cao năng lực sản xuất từ 120.000 đến 150.000 con. - Mức tăng trưởng hàng năm đạt 8 - 10%.

* Tăng tỉ trọng sử dụng nguyên vật liệu được chế biến tại chỗ để hạ giá thành sản xuất sản phẩm:

- Đối với lợn con giống: 50% - Đối với lợn thịt : 90%

* Đầu tư thiết bị, máy móc và dây chuyền chăn nuôi lợn. Tăng cường đầu tư liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong nước và tổ chức gia công nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm tại các cơ sở sản xuất vệ tinh.

* ứng dụng các công nghệ mới vào công tác quản lý như:

- Thiết lập và hoàn thiện các chương trình phần mềm Tin học để quản lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm xã hội, tài chính.

- Tiến tới thiết lập chương trình quản lý xuất nhập, vật tư, bán hàng qua mạng Internet... và nối mạng trong toàn Công ty.

* Chuẩn bị các điều kiện để hoà nhập AFTA vào năm 2003.

* Tiếp tục cải tạo, nâng cấp nhà xưởng sản xuất, các điều kiện môi trường làm việc, sinh hoạt của người lao động. Phấn đấu tăng thu nhập bình quân của người lao động lên 1.200.000đồng/người/tháng vào năm 2005.

Ngoài việc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn đến năm 2005, Công ty giống lợn Miền Bắc còn xây dựng mục tiêu kinh doanh cụ thể cho từng năm từ năm 2002 đến năm 2005 như sau:

Bảng 3.1: Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty giống lợn Miền Bắc các năm 2002, 2003, 2004 và 2005.

Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005

Doanh thu

Kim ngạch xuất khẩu Lợi nhuận Thu nhập bình quân Các sản phẩm Lợn nái giống gốc Lợn đực hậu bị Lợn nái hậu bị Lợn cái giống Lợn thịt Tỷ đồng Triệu USD Tỷ đồng Nghìn đồng Con Con Con Con Con 135 7,5 2,0 820 4608 11.000 18.500 40.000 12.000 145 8,5 2,2 960 4.700 13.200 20.300 46.000 12.600 152 10 2,5 1.000 5.300 15.800 23.400 48.000 13.500 163 12 2,9 1.200 6.000 20.000 30.000 60.300 16.600

Nguồn: Phòng Kế hoạch vật tư Công ty giống lợn Miền Bắc

II. Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty giống lợn Miền Bắc.

Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù có vốn, có trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực không đảm bảo yêu cầu về quản lý về kinh doanh, về lao động sáng tạo thì cũng không thể nào phát triển hiệu quả được. Do đó, nguồn nhân lực phải được các doanh nghiệp tiến hành đào tạo một cách thường xuyên liên tục, đối tượng đào tạo phải là mọi thành phần trong công ty từ cấp quản trị tới những công nhân trực tiếp sản xuất. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phái có chương trình, phương pháp đaò tạo thích

hợp, có hiệu qủa, tránh đào tạo mang tính hình thức, vừa tốn kém vừa ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhận thức được sâu sắc vấn đề này, lãnh đạo công ty giống lợn Miền Bắc đã có quan điểm nhất quán về công tác đào tao và phát triển nguồn nhân lực của công ty, coi đó là một quyết sách và chỉ đạo việc thực hiện đến từng cá nhân. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả, công ty phấn đấu tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty đều được đào tạo, phát triển để đáp ứng theo chức danh tiêu chuẩn từng vị trí lao động trong điều kiện mới.

Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ đó, mục tiêu đề ra của công ty đầu năm 2005 là:

- Tổ chức các khoá đào tạo tại công ty, tại các trung tâm đào tạo, ngắn hạn, dài hạn, nhằm nâng cao kiến thức, khả năng thực hiện công việc cho người lao động. Đặc biệt quan tâm đến các kiến thức marketing, an toàn và bảo hộ lao động, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.

- Đào tạo phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật đủ về số lượng, vững vàng về trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, có khả năng nắm bắt các công nghệ mới và làm chủ các công nghệ được giao.

- Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có tác động thúc đẩy và tạo dựng các cơ hội sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời là động lực tạo ra thế mạnh cho công ty trong hợp tác kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Để làm tốt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và để thực hiện được các mục tiêu đề ra, công ty đã xây dựng được một nội dung cụ thể cho việc đào tạo trong thời gian tới như sau:

* Đối với cấp lãnh đạo quản lý:

- Tăng cường khả năng đào tạo về nghiệp vụ, khả năng nắm bắt thông tin thị trường. Đào tạo người cán bộ toàn diện về mọi mặt để có khả năng xét đoán công việc và ra các quyết định công việc, tránh tình trạng bỏ lỡ thời cơ.

- Quan tâm đặc biệt công tác đào tạo về chuyên môn, hiểu rõ công việc để ra quyết định cho cấp dưới thực hiện có hiệu quả. Đồng thời kiểm tra, rà soát hoạt động của cấp dưới dễ dàng.

* Đối với cán bộ công nhân viên: - Đối với cán bộ quản lý:

+ Tổ chức hội thảo khoa học.

+ Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học tập nghiên cứu. + Mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:

+ Tổ chức lớp học định kỳ.

+ Tạo điều kiện cho công nhân đi học các lớp tại chức ngoài công ty. Nếu công ty đào tạo được đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng được nhu cầu hiện nay là một đội ngũ năng động sáng tạo, nhiệt tình vì công việc, có khả năng trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì tất yếu công ty sẽ rất phát triển trong nay mai và là nhân tố chính giúp công ty đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty giống lợn (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w