Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệuquả của

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty giống lợn (Trang 66 - 70)

và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty giống lợn Miền Bắc:

1. Những tồn tại chủ yếu trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty: nhân lực ở Công ty:

Trước sự phát triển của đất nước đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để hoà nhập với các nứơc khác trong khu vực và trên thế giới, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế đã ngày càng trở lên cấp bách. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua, Công ty giống lợn Miền Bắc đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức các khoá học bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ từ lãnh đạo đến các đơn vị cơ sở dưới nhiều hình thức khác nhau.Nhờ đó mà đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển của từng đơn vị cơ sở cũng như của của công ty. Tuy nhiên, chất lượng công tác này còn nhiều vấn đề phải bàn. Nhiều ý kiến cho rằng việc tổ chức các lớp bồi dưỡng như hiện nay chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt bằng cấp, về hệ thống chứng chỉ để “chuẩn hoá” đội ngũ cán bộ, còn trình độ thực chất thì chưa đáp ứng được những đòi hỏi hỏi của công tác quản lý nghiệp vụ.

Mặc dù công tác đào tạo và phát triển của côn ty đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng bên cạnh đó, thì công tác ny vẫn còn tồn tai những điểm hạn chế và yếu kém. Do đó, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của công ty

phải quan tâm đến những hạn chế, yếu kém này nhằm rút kinh nghiệm và có những biện pháp thiết thực nhằm không ngừng hoàn thiện hơn nữa công tác đào taọ và phát triển nguồn nhân lực ở công ty. Những hạn chế và yếu kém trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty chủ yếu gồm:

- Việc xác định nhu cầu đào tạo của công ty chưa đáp ứng đầy đủ với yêu cầu của công việc: Điều này thể hiện ở năng lực làm việc thực tế của công nhân kỹ thuật làm việc trực tiếp ở các trại, các đội và phân xưởng sản xuất, tay nghề công nhân còn thấp so với yêu cầu đặt ra của công việc. Việc vậ hành thành thạo máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất công nhân vẫn chưa làm được. Bởi vì công ty chưa làm tốt công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Trong Công ty, các đơn vị chưa coi trọng, chưa tiến hành một cách thường xuyên, chính thức công tác đánh giá công việc. Vì vậy, việc xác định đúng nhu cầu về trình độ chuyên môn, những kỹ năng, kiến thức còn thiếu dẫn đến việc bổ sung người lao động đi đào tạo khó khăn, không được chính xác và đầy đủ. Có lẽ vì vậy mà công việc nâng cao tay nghề cho cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật chưa ngang tầm với các thiết bị hiẹn đại trong quản lý.

- Về tổ chức quản lý quá trình đào tạo:

+Việc quản lý học viên tại chức còn nhiều lỏng lẻo. Các đơn vị tự giải quyết cho cán bộ công nhân viên đi học sau mỗi báo cáo lên Công ty để hợp thức hơn. Hầu hết học viên được cử đi học không trình giấy gọi của trường học. Cuối khoá học, học viên không nộp kết quả học tập về cho đơn vị vì kết quả kém. Do đó, gây khó khăn cho việc quản lý công tác đào tạo. Việc thống kê số người tham dự các lớp học tại chức không chính xác.

Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu và kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng như các kế hoạch sản xuất của Công ty.

+ Trong công tác đào tạo thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật: chất lượng của công nhân kỹ thuật qua các đợt thi nâng bậc còn thấp, tỷ lệ số người không giữ được bậc còn nhiều, chưa đáp ứng đủ công nhân kỹ thuật bổ sung cho các phân xưởng sản xuất. Kỹ năng thực hện công việc của một số công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

+ Việc ghi chép sổ sách theo dõi công tác đào tạo chưa được cập nhật theo từng buổi học. Có đơn vị đến cuối khoá học mới lập biểu ghi só. Thời gian ghi trong báo cáo không khớp với thờigian thực tế đã giảng dạy. Như vậy, không thể hiện được chính xác chất lượng của buổi học cũng như không phản ánh chính xác số lượng học viên có mặt trong buổi học đó.

+ Việc tổ chức các lớp học tiếng Anh ở Công ty không đem lại hiệu quả cao. Số người thực tế tham gia các lớp học đó vẫn còn rất ít. Do nội dung chương trình giảng dạy và cách thức truyền đạt của giáo viên không phù hợp với người lao động, nội dung giảng dạy chủ yếu là phần ngữ pháp không thiết thực với công việc họ đang làm. Thứ đến là thời gian học ngắn nên lượng kiến

thức họ thu được ít, nếu không được bồi dưỡng thường xuyên sẽ không có tác dụng.

+ Trong các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bồi huấn nâng bậc cho công nhân kỹ thuật, trình độ và lượng kiến thức thu nhập được của người lao động còn nhiều hạn chế do đội ngũ giảng dạy ở đơn vị.Một số cán bộ phụ trách công tác đào tạo ở đơn vị do trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa có ý thức coi trọng công tác đào tạo hoặc vì bận quan tâm đến công việc khác, do phải kiêm nhiệm nhiều vai trò chức năng cho nên chất lượng đào tạo chức cao. Người lao động còn thụ động trong việc học tập, chưa chịu tìm tòi, đi sâu nghiên cácứu khai thác học hỏi kinh nghiệm của người đang làm việc thực tế ở phân xưởng làm cho người lao động mặc dù có thời gian làm việc ở đơn vị nhưng vẫn còn thiếu thực tế.

- Việc tổng hợp đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty chưa được quan tâm đúng mức. Chưa xác định được các nhân tổ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hiệu quả công tác đào tạo. Do đó không đánh giá được những việc làm được và những việc chưa làm được để rút kinh nghiệm và làm tốt hơn trong các chương trình đào tạo sau. Đặc biệt, việc đánh giá thực hiện công việc của người lao động sau khi được đào tạo chưa được thực hiện từ đó có nhiều bất cập trong việc bố trí sử dụng và khuyến khích người lao động.

2. Những nguyên nhân dẫn đến tồn tại yếu kém trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty. tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty.

Có thể nói Công ty giống lợn Miền Bắc đã rất quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, điều này thể hiện qua các chi phí đầu tư của Công ty cho công tác này năm sau cao hơn năm trước, quy mô và chất lượng đào tạo được mở rộng. Tuy nhiên mức đóng góp của đào tạo và phát triển vào các lợi nhuận hay vào tổng nộp ngân sách Nhà nước còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay nói cách khác là hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công tychưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế mà nó vẫn còn một số tồn tại hạn chế. Những tồn tại này là do một số nguyên nhân chính sau:

- Kinh phí dành cho công tác đào tạo và phát triển còn thấp, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này còn thiếu và lạc hậu. Chế độ khuyến khích cán bộ công nhân viên đi học còn chưa cụ thể và chưa hợp lý.

Mặc dù, Công ty có quan tâm đầu tư cho chi phí đào tạo tăng dần quan các năm nhưng tổng chi phí này vẫn còn thiếu so với yêu cầu của công tác đào tạo. Theo thống kê, thì tổng kinh phí dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong 3 năm 1999, 2000, 2001 mới chỉ có 500 triệu đồng. Đây là con số rất nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty trong 3 năm qua(352380 triệu đồng) ( chiếm 0, 14%). Việc dành kinh phí thấp cho công tác đào tạo và phát triển đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả công tác này. Hơn nữa việc lập kế hoạch chi tiêu cho từng đối tượng , từng quá trình của công tác đào tạo và phát triển chưa được thực hiện, do đó dễ gây những lãng phí không cần thiết.

- Tuy Công ty đã xây dựng được “Quy chế hoạt động đào tạo - Công ty giống lợn Miền Bắc” vào ngày 14/8/1998 để quy định việc tổ chức công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhưng vẫn còn sơ sài và thiếu cụ thể. Vì vậy, nó ảnh hưởng đến việc triển khai công tác này, và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động do không xác được đúng nhu cầu đào tạo và phát triển. Điều này đòi hỏi Công ty phải đầu tư xây dựng một hệ thống văn bản nhằm cụ thể hoá hơn nữa các quy định về công tác đào tạo, phát triển.

- Công ty chưa xây dựng được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn một cách cụ thể vì thế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không có cơ sở để định hướng phát triển lâu dài. Chưa xây dựng được mục tiêu của chương trình đào tạo làm căn cứ cho các học viên báo cáo kết quả học tập.

- Thiếu đội ngũ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty. Do vậy, việc quản lý công tác đào tạo và phát triển còn lỏng lẻo và bất cập.

- Nội dung đào tạo chưa được đổi mới thường xuyên, còn đơn điệu, chưa sát với thực tế sản xuất kinh doanh nhất là thực tế máy móc thiết bị ở các dây chuyền sản xuất tính đồng bộ cao.

-Trang thiết bị dạy và học ở một số trường dạy nghề công nhân kỹ thuật còn thiếu thốn nên người lao động không có điều kiện được thực hành trực tiếp lên máy móc thiết bị hiện đại.

- Một số đơn vị chưa tạo nên được không khi hăng say học tập, chưa dấy lên phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cai tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng công việc.

Trên đây là những tồn tại và một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế yếu kém trong công tác tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty giống lợn Miền Bắc. Đòi hỏi trong thời gian tới Công ty phải có những biện pháp thiết thực cụ thể nhằm không ngừng hoàn thiện công tác này để đạt các mục tiêu chiến lược của Công ty.

Chương III.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty giống lợn Miền Bắc

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty giống lợn (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w