Qui trình can thiệp:
Tổng thời gian trẻ được điều trị, theo dõi và đánh giá tại khoa là 12 tháng, chia làm 4 đợt. Mỗi đợt điều trị tại khoa kéo dài 15 ngày, sau đó nghỉ 2,5 tháng rồi trẻ lại quay lại khoa điều trị tiếp cho hết 4 đợt. Ngoài ra trẻ được luyện tập hàng ngày tại nhà.
Trong thời gian điều trị tại khoa:
Chỉ định mang áo nẹp TLSO và LSO: Trẻ có đường cong đo theo góc Cobb>25 độ, trẻ có đường cong dưới 25 độ nhưng tăng nhanh trong vòng 3 tháng.
- Phương pháp can thiệp:
Áo nẹp chỉnh hình ngực - thắt lưng - cùng TLSO (Thoraco-lumbo- sacran-orthosis) được Hiệp hội dụng cụ chỉnh hình quốc tế công nhận và giới thiệu trong điều trị phục hồi chức năng vẹo cột sống. Nẹp này cũng được sử dụng với tên áo nẹp chỉnh hình cột sống Boston. Áo nẹp được làm bằng chất liệu Polypropylen, thích ứng với bề mặt da, có tính đàn hồi cao. Áo nẹp có các điểm ôm chặt vùng khung chậu như một bệ đỡ, phần ngực được coi như phần nắn chỉnh ở vùng đỉnh đường cong, vùng thắt lưng là điểm nắn chỉnh theo hướng ngược lại đường cong ngực (Xem hình 2.2).
Bàn kéo dãn Eltract là một bàn kéo được thiết kế để kéo dãn các khớp xương từ vùng cột sống cổ đến khớp cổ chân trong điều trị vẹo cột sống. Bàn kéo dãn có hai đai: một đai để kéo dãn cột sống lưng ở ngay dưới hõm nách và một đai cố định khung chậu. Bàn kéo dãn có mô tơ có bảng điều khiển lực kéo tuỳ theo trọng lượng cơ thể và độ dài của cột sống lưng (Xem hình 2.3).
Bệnh nhi được kéo dãn trên bàn kéo Eltract ở tư thế nằm ngửa, cố định hông và kéo dãn ở phần ngực trên. Đai được cố định ở hông, ôm toàn bộ khung chậu, kéo về phía chân. Lực kéo được tính theo đơn vị kg/newton, thường là 70% trong lượng cơ thể của trẻ, lực kéo tăng dần theo từng đợt, kéo một 1 lần/30 phút.
Trẻ được kéo dãn bằng máy kéo dãn Eltract 30 phút/ngày, được cung cấp nẹp chỉnh hình TLSO, được các kỹ thuật viên hướng dẫn và giám sát tập luyện các bài tập vật lý trị liệu 30 phút/ngày. Sau khi kết thúc bài tập kỹ thuật viên hướng dẫn cha/mẹ đeo nẹp và khuyến cáo nên đeo nẹp từ 18 đến 22 tiếng trở lên trong 1 ngày. Cũng trong thời gian này cha/ mẹ trẻ và trẻ sẽ đuợc tập huấn nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về điều trị vẹo cột sống không rõ nguyên nhân. Từ đó sẽ tuân thủ đúng yêu cầu điều trị tại bệnh viện và tại nhà.
Bài tập gồm 6 động tác chính: kéo dãn cột sống ngực thắt-lưng thong qua động tác đứng và cúi tối đa, kéo dãn cột sống thắt lung ở tư thế ngồi gập người tối đa về phía trước. Tiếp theo là vươn dài tối đa cột sống ngực, bệnh nhi quì trên mặt sàn hai tay đưa lên đầu, gập lung tay với tối đa. Duỗi cột sống lung ở tư thế nằm sấp, hai chân và hông cố định, đầu và ngực duỗi về phía lung tối đa. Xoay nghiêng bên cột sống: bệnh nhi nằm sấp trên sàn lần lượt nghiêng từng bên tối đa.
Hình 2.2. Hình ảnh nẹp Chỉnh hình TLSO
Hình 2.3. Hình ảnh máy kéo dãn cột sống Eltract
Nội dung tập huấn:
− Sơ lược giải phẩu chức năng cột sống. − Hiểu biết về vẹo cột sống.
− Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ và mức độ vẹo cột sống.
− Hiểu biết về hậu quả của vẹo cột sống không rõ nguyên nhân nếu không được điều trị.
− Hiểu biết về tư thế đúng khi học tập, sinh hoạt.
− Hiểu biết về các biện pháp hoặc kỹ thuật để điều trị vẹo cột sống không rõ nguyên nhân.
− Hiểu biết về các bài tập phục hồi chức năng để điều trị vẹo cột sống. − Hiểu biết về tác dụng của nẹp, cách đeo nẹp, thời gian đeo nẹp. − Đối tượng nghiên cứu thực hành các bài tập, cách đeo nẹp, tư thế
đúng.
Người tập huấn là nghiên cứu sinh và các bác sỹ của khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Cha mẹ của trẻ vẹo cột sống được học và được thực hành các bài tập như tư thế đúng khi học tập và sinh hoạt, kỹ thuật đeo nẹp.
Trong thời gian nghỉ 3 tháng: Trẻ tự tập các bài tập vật lý đã được tập tại khoa dưới sự giám sát của Cha/mẹ, trẻ được cha/mẹ hỗ trợ đeo nẹp và giám sát thời gian đeo nẹp cũng như tư thế đứng trong học tập và trong sinh hoạt, khuyến khích trẻ bơi sải và tập đu xà. Nếu có thắc mắc gì thì trẻ hoặc cha/mẹ trẻ có thể gọi điện đến khoa để được tư vấn.
Giám sát tuân thủ chế độ điều trị: Tại bệnh viện việc giám sát tuân thủ chế độ điều trị do các bác sỹ và kỹ thuật viên của khoa Phục hồi Chức năng. Trong thời gian nghỉ tại nhà, trực tiếp nghiên cứu sinh và các bác sỹ của khoa đến thăm 60% trẻ và theo dõi chế độ tập luyện tại nhà và góp ý với cha mẹ trẻ.
Đánh giá trong nghiên cứu Thời gian đánh giá:
Trẻ được đánh giá trước can thiệp và sau can thiệp 6 tháng, 12 tháng về tiến bộ của góc Cobb (đo trên phim XQ thẳng), độ Scoliometer (đo trực tiếp trên trẻ) (phụ lục 1), đánh giá mức độ thành thục của bài tập thông qua việc cho trẻ tự tập và dùng bảng kiểm (phụ lục 3), đánh giá về thời gian tập và đeo nẹp tại nhà thông qua phỏng vấn (phụ lục 2).
Cha/mẹ trẻ cũng được đánh giá trước can thiệp và sau can thiệp 6 tháng, 12 tháng về kiến thức thái độ, thực hành về phát hiện và điều trị cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân (phụ lục 2).
Bảng 2.1. Đánh giá kiến thức phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân.
Nội dung Tình huống trả lời Điểm
Câu B1 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu B2 Chọn từ 1 hoặc 2, 3, 4, 5,6 1 Chọn 7 0 Câu B6 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu B7 Chọn 1 hoặc 2 1 Chọn 3 0 Câu B8 Chọn từ 1 hoặc 2, 3, 4, 5 1 Chọn 6 0
Câu B9 Chọn1 1 Chọn 2 0 Câu B10 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu B11 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu B12 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Tổng điểm kiến thức: 18
Phân loại kiến thức: Đạt: Từ 9 – 18 và Không đạt: Dưới 9 điểm.
Bảng 2.3. Đánh giá thái độ phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân.
Nội dung Tình huống trả lời Điểm
Câu C1 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu C3 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu C4 Chọn 1 2 Chọn 2 0 Câu C5 Chọn 1 2 Chọn 2 hoặc 3 0 Tổng điểm thái độ: 6
Bảng 2.4. Thực hành phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân
Nội dung Tình huống trả lời Điểm
Câu D1 Chọn 1 1 Chọn 2 hoặc 3 0 Câu D2 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu D3 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu D4 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu D5 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu D6 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Thực hành đeo nẹp
Đeo nẹp hoàn toàn thành thục trẻ không đau,
không quá khó chịu, đảm bảo độ nắn chỉnh 3 Đeo nẹp không thành thục trẻ có đau, nhưng
có thể chịu được, đảm bảo độ nắn chỉnh 2 Đeo nẹp không thành thục, trẻ đau không thể
chịu được 1
Không đeo nẹp được 0
Tổng điểm thực hành: 9
Phân loại thực hành: Đạt: Từ 5 – 9 điểm và Không đạt: Dưới 5 điểm.
Bảng 2.5. Thực hành tập luyện phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân tại nhà của trẻ.
Nội dung Tình huống trả lời Điểm
Câu E1 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu E2 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu E3 Chọn 1 1 Chọn 2 2 Chọn 3 3 Câu E4 30 phút/lần tập trở lên 1 Dưới 30 0 Câu E6 Chọn 1 1 Chọn 2 0 Câu E7 Chọn 1 1 Chọn 2 0
Câu E8 Đeo nẹp trên 18 giờ/ngày 1
Đeo nẹp dưới 18 giờ/ngày 0
Câu E11 Chọn 1 1
Chọn 2 0
Câu E12 Chọn 1 1
Chọn 2 0
Chọn 2 0
Thực hành tập luyện
Làm hoàn toàn thành thục toàn bộ nội dung
bài tập 3
Làm đúng ≥ 3/4 nội dung bài tập 2 Làm đúng từ 1/2 đến < 3/4 nội dung bài tập 1 Làm đúng < 1/2 nội dung bài tập 0
Tổng điểm thực hành tập luyện tại nhà: 15
Phân loại thực hành: Đạt: Từ 8 – 15 điểm và Không đạt: Dưới 8 điểm.
Đánh giá vẹo cột sống: Đánh giá vẹo cột sống được thực hiện qua 2 thông số: − Độ vẹo và độ xoay
− Độ cong được đánh giá bằng đo góc Cobb trên phim cột sống.
Hình 2.5. Độ vẹo (xoay) được đo trực tiếp trên trẻ Bảng 2.6. Phân loại mức độ vẹo cột sống
Mức độ Góc Cobb
Nhẹ =<25 độ
Nặng 26 độ - 45 độ
Rất nặng 46 độ - =< 60 độ
* Trong trường hợp có 2 đường cong thì chúng tôi sẽ lấy giá trị của đường cong có góc Cobb lớn hơn để phân loại đường cong.
Một số định nghĩa biến số: Tiến bộ sau can thiệp:
Theo Basset và Brunell: Tiến bộ sau can thiệp của trẻ = Góc Cobb trước can thiệp - Góc Cobb sau can thiệp
- Cải thiện: Nếu trẻ sau can thiệp có góc Cobb giảm đi >5 độ.
- Ổn định: Nếu trẻ sau can thiệp có góc Cobb giảm đi <5 độ.
- Xấu đi: Nếu trẻ sau can thiệp có góc Cobb tăng lên so với góc Cobb ban đầu
Mức độ tiến bộ:
- Không đạt bao gồm góc Cobb tăng trên từ 1 độ trở lên
Trong trường hợp trẻ có 2 đường cong thì chúng tôi sẽ lấy giá trị của đường cong có điểm tiến bộ nhỏ hơn làm giá trị đánh giá sự tiến bộ cho cả 2 đường cong.
Mức độ đạt trong luyện tập tại nhà: thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo thời gian từ 30 phút trở lên và tập đều hàng ngày.
Mức độ không đạt trong luyện tập tại nhà: không đảm bảo những tiêu chí trên
Tiêu chuẩn đánh giá cốt hoá: dựa trên dấu hiệu hình thành của mào chậu, chia theo 4 mức độ:
- Độ 1: Khoảng 1/4 chiều dài từ gai chậu trước trên đến khớp cùng chậu - Độ 2: Chiếm chiều dài 1/2 đường nối từ gai chậu trước trên đến khớp
cùng chậu
- Độ3 : Chiếm chiều dài 3/4 đường nối từ gai chậu trước trên đến khớp cùng chậu
- Độ 4: Chiếm toàn bộ chiều dài đường nối từ gai chậu trước trên đến khớp cùng chậu