- Áp dụng cho các trường hợp VCS lớn hơn 500, phẫu thuật nhằm phòng ngừa suy hô hấp.
- Các trường hợp điều trị bằng áo nẹp chỉnh hình không có kết quả - VCS ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của người bệnh.
Hình 1.14. Phẫu thuật vẹo cột sống
Vào năm 1941, việc phẫu thuật làm cứng cột sống cho bệnh nhân vẹo cột sống trở lên hết sức phổ biến. Shands và cộng sự của ông đã đánh giá hơn 400 trường hợp và cho thấy có 25% trẻ vẹo cột sống đã được điều
chỉnh đường cong tuy nhiên có tới 28% trường hợp có khớp giả cũng được ghi nhân [56].
Nghiên cứu đánh giá việc cắt bỏ ụ sườn trong điều trị vẹo cột sống vô căn ở trẻ vị thành niên của Chunguang năm 2011 với 70 bệnh nhân vẹo cột sống ngực vô căn vị thành niên điều trị bằng vít cuống đốt sống kết quả được phân tích sau thời gian theo dõi tối thiểu 2 năm [57]. Bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: nhóm CT (thoracoplasty thông thường, n = 20), nhóm NT (không thoracoplasty, n = 24), và nhóm CSLRR (n = 26). Kết quả cho thấy tỷ lệ điều chỉnh chiều cao bướu là 74,1% ở nhóm CT, 47,1% ở nhóm NT, và 63,2% ở nhóm CSLRR , tương ứng [57]. Nhóm CSLRR cho thấy sự điều chỉnh tốt hơn đáng kể của ụ sườn so với nhóm NT. Trong chỉnh hypokyphosis thì nhóm CSLRR trội hơn nhóm NT có ý nghĩa thống kê. Không có khác biệt đáng kể về góc Cobb của đoạn thấp của cột sống ngực, phần giữa của cột sống ngực và thắt lưng. Sau mổ 2 năm dung tích sống và thể tích thở trong 1 giây ở nhóm NT và nhóm CSLRR là tốt hơn so với ở nhóm CT, có 2 trường hợp tràn máu màng phổi trong nhóm CT và 1 trường hợp tràn dịch màng phổi trong nhóm CSLRR [57].
Năm 2013, Asher và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu hồi cứu xác định tỷ lệ cần phải mổ lại và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật cho bệnh nhân vẹo cột sống tự phát. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong 207 bệnh nhân thì có 19 (9,2%) cần mổ lại, Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phải mổ lại liên quan đến thiết kế kết nối ngang và vị trí cố định ở đốt sống thấp [14].
Nghiên cứu của Luhman năm 2009 và các cộng sự xem xét tỷ lệ và chỉ dẫn cho can thiệp phẫu thuật lại trên 1057 trường hợp đã phẫu thuật cho bệnh nhân vẹo cột sống vô căn cho thấy 41 (3,9%) cần mổ lại [58].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU