Một kế hoạch kiểm thử tổng thể tốt cần phải vạch ra phương hướng thực hiện những hoạt động[1] sau:
Công thức phân công
Xem xét và nghiên cứu tổng thể
Xác định chiến lược kiểm thử tổng thể Xác định cơ sở hạ tầng
Xác định các tổ chức
Xác định một lịch trình tổng quát
Công thức phân công:
Người được ủy quyền (Commissioner): Đây có thể là người được ủy quyền để tạo nên bản kế hoạch tổng thể hoặc là người quyết định hoạt động kiểm thử nào cần được thực thi. Người được ủy quyền có thể được coi là có vai trò như một khách hàng ở trong đội kiểm thử. Thường thì người được ủy quyền là quản trị dựán (general project manager) của hệ thống đang được phát triển.
Nhà thầu (Contractor) :Là người chịu trách nhiệm tạo ra bản kế hoạch kiểm thử tổng thể, thường gọi là người quản lý kiểm thử(test manager).
Các mức thử (Test level) : Cầnquyết định những cấp độ kiểm thử nào sẽ được thực hiện. Các cấp độ kiểm thử có thể là kiểm thử bộ phận (unit test) hay kiểm thử tích hợp (integration tests).
Phạm vi công việc (Scope): Phạmvi công việc được định nghĩa bởi sự hạn chế và giới hạn của toàn bộ quá trình kiểm thử. Như các đặc trưng của hệ thống cầnđược kiểm thử, giao diện với các hệ thống lân cận…Một vấnđề quan trọng là cần xác định rõ những công việc gì không có trong phạm vi công việc.
Mục tiêu (Objective) : Mục tiêu của quá trình kiểm thử là có thể mô tả chính xác các đặc điểm và đưa ra các điều khoản về sản phẩm sắp được phân phối.
Điều kiện tiên quyết (Preconditions) : Định ra các điều kiện cần có để phục vụ cho quá trình kiểm thử. Như ngày kết thúc, kế hoạch, các tài nguyên hiện có…
Các giảđịnh (Assumptions) : Đưa ra các điều kiện nảy sinh trong quá trình kiểm thử riêng rẽ (tại bên thứ ba), giúp cho quá trình kiểm thử có thể diễn ra suôn sẻ.
Xem xét và nghiên cứu tổng thể:Hoạt động này hướng tới việc thu thập sự
hiểu biết về tổ chức của hệ thống, mục tiêu của hệ thống, thông tin về hệ thống đang được phát triển và những yêu cầu cần phải đạt được. Hoạt động này bao gồm hai hoạt động chính.
Nghiên cứu những tài liệu đã có:
Tài liệu về hệ thống, như là các kết quả của việc phân tích thông tin hoặc định hướng nghiên cứu.
Tài liêu dự án, như là những kế hoạch cho hệ thống đang được phát triển.
Lược đồ tổ chức và phân công trách nhiệm, kế hoạch chất lượng và dự toán khối lượng công việc.
Mô tả về phương thức phát triển hệ thống, bao gồm các tiêu chuẩn.
Giao kèo với người cung cấp.
Phỏng vấn: Rất nhiều người được đưa vào trong quá trình phát triển hệ thống cần được phỏng vấn. Những vấn đề cần được cân nhắc:
Đại diện tiếp thị sản phẩm cung cấp cái nhìn sâu sắc về định hướng của công ty và các điều kiện phân phối sản phẩm.
Đại diện người sử dụng cung cấp.
Xác định chiến lƣợc kiểm thử tổng thể: Mục tiêu của hoạt động này là nhằm
đạt tới sự đồng lòng của các bên liên quan về các loại kiểm thử.
Xem xét về quản trị chất lượng hiện thời: Hoạt động kiểm thử là một phần của quá trình đảm bảo chất lượng nằm trong tiến trình phát triển sản phẩm. Hệ thống chất lượng có thể được cung cấp cho các cuộc thanh kiểm tra, phát triển một kiến trúc nhất định, giúp sản phẩm đó đạt được một số tiêu chuẩn và theo dõi sự thay đổi của quá trình đảm bảo chất lượng. Khi quyết định những hoạt động kiểm thử sẽ được thực thi thì những hoạt động liên quan đến việc quản trị chất lượng cũng phải được cân nhắc.
Quyết định chiến lược:
Quyết định đặc thù chất lượng: Trên cơ sở các rủi ro, một tập các đặc thù chất lượng cần thiết cho hệ thống được đề xuất. Các đặc thù này là những minh chứng cơ bản cho nhiều hoạt động kiểm thử khác nhau mà nhà phát triển cần cân nhắc trong các báo cáo được tạo ra trong suốt quá trình kiểm thử.
Quyết định các vấn đề quan trọng liên quan tới các đặc thù chất lượng: Được cân nhắc dựa trên kết quả của bước trên. Những người khác nhau sẽ có những ý niệm khác nhauvề tầm quan trọng của một số đặc điểm của hệ thống cụ thể. Trong quá trình kiểm thử, một vấn đề thường gặp phải là khi các bên liên quan gặp phải những vấn đề khó quyết định là đúng hay sai. Việc này đòi hỏi các bên liên quan phải có kinh nghiệm
và hiểu biết về vấn đề đó. Quyết định không phải lúc nào cũng hoàn hảo nhưng sau khi đã cân nhắc cần phải lựa chọn ra giải pháp tốt nhất.
Phân bổ đặc điểm chất lượng cho những cấp độ kiểm thử: Để tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn tài nguyên khan hiếm cần chỉ rõ cấp độ kiểm thử nào cần phải được thực hiện và đảm bảo những đặc điểm chất lượng nào.
Ước lượng cấp độ kiểm thử tổng quát: Đối với hầu hết các cấp độ kiểm thử có thể dễ dàng nhận thấy hoạt động kiểm thử nào sẽ được thực hiện thông qua ma trận chiến lược. Tiếp theo đó, việc ước lượng tổng quát công sức bỏ ra cho việc kiểm thử sẽ được thực hiện. Trong suốt giai đoạn lên kế hoạch, các ước lượng chi tiết hơn sẽ được thực hiện.
Xác định cơ sở hạ tầng: Mục tiêu của hoạt động này là việc xác định những cơ
sở hạ tầng cần thiết cho quá trình kiểm thử ở giai đoạn đầu của hoạt động kiểm thử, đặc biệt là những yêu cầu cần thiết cho việc kiểm thử ở các cấp độ trong quá trình phát triển. Hoạt động này bao gồm ba hoạt động cơ bản:
Xác định những môi trường kiểm thử cần thiết
Xác định những công cụ kiểm thử cần thiết
Quyết định các kế hoạch về cơ sở hạ tầng.
Xác định các tổ chức:Hoạt động này sẽ chỉ ra vai trò, nhiệm vụ và kết quả tại
mỗi cấp độ kiểm thử trong toàn bộ quá trình kiểm thử. Việc thiết lập một tổ chức thực hiện bao gồm ba hành động:
Quyết định những vai trò cần thiết: Mục tiêu của hành động không phải nhắm đến những kiểm thử đơn lẻ mà là toàn bộ quá trình kiểm thử. Đó là về sự phối hợp của các lịch kiểm thử khác nhau, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên khan hiếm, thu thập và tạo báo cáo.
Thiết lập các khóa đào tạo: Việc thực hiện kiểm thử ở các cấp độ khác nhau sẽ không giống như nguyên lý kiểm thử cơ bản với những kỹ thuật chuyên biệt và các công cụ sẽ được sử dụng. Vì vậy, các khóa đào tạo là cần thiết.
Giao việc và chỉ ra kết quả cần báo cáo: Chỉ định các nhiệm vụ cần thực thi và kết quả cần báo cáo là một phần quan trọng trong bản xác định các vai trò. Nó phục vụ cho các nhiệm vụ liên quan tới việc chuyển giữa nhiều cấp độ kiểm thử và các quyết định bị hủy bỏ.
Quyết định lập lịch tổng thể:Mục tiêu của hoạt động này nhằm thiết kế một
lịch cụ thể cho toàn bộ quá trình kiểm thử. Nó bao gồm mọi cấp độ kiểm thử (trong phạm vi của bản kế hoạch tổng thể) và các hoạt động đặc trưng như phát triển cơ sở hạ tầng và hoạt động đào tạo.Trong hầu hết các cấp độ kiểm thử ngày bắt đầu và kết thúc sản phẩm sẽ được bàn giao đều được chỉ rõ.Trong giai đoạn lập kế hoạch và điều khiển các cấp độ kiểm thử khác nhau, những kế hoạch này sẽ được chi tiết hóa.
Phân phối các hoạt động
Xác định thời gian (man-hours) cho các cấp độ kiểm thử
Thời gian cần thiết dành cho việc chỉ đạo
Các mối quan hệ với các hành động khác (có thể là nằm ngoài hành động kiểm thử hoặc giữa các cấp độ kiểm thử khác nhau)