Tóm lại, mặc dù các loại thuốc thử nghiệm đều có tác dụng diệt sâu đục trái nhƣng việc sử dụng riêng lẽ từng loại thuốc hoặc kết hợp hai loại thuốc với nhau cũng cho hiệu quả khác biệt. Các loại thuốc lƣu dẫn có khả năng diệt sâu bên trong cao hơn, nhƣng một khi sâu đã chui vào bên trong cắn phá một phần hay cả hạt thì dù thuốc có diệt đƣợc sâu tốt, hạt cũng đã bị hƣ hại làm ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng hạt. Những loại thuốc trừ sâu sinh học ít gây ô nhiễm môi trƣờng, song tác dụng chậm và dễ bị phân hủy nên nếu phun muộn hiệu quả sẽ kém hơn.
Ngoài ra trong thí nghiệm cũng ghi nhận đƣợc ở những lô cây sinh trƣởng mạnh, tán lá rộng và dày, tỉ lệ sâu chết thƣờng cao hơn những lô cây sinh trƣởng kém, tán lá thƣa. Có lẽ do tán lá rộng và dày đã ngăn cản phần nào sự phân hủy của ánh sáng mặt trời đối với những loại thuốc có khả năng lƣu dẫn và kéo dài hiệu lực của thuốc. Mặt khác, tán lá rộng và dày cũng có thể hạn chế đƣợc bƣớm sâu đục trái
đến đẻ trứng ở các trái bên dƣới, đồng thời ấu trùng di chuyển chậm hơn nên mức độ thiệt hại cũng thấp hơn.
Thuốc Brightin có tác dụng ức chế dẫn truyền xung thần kinh làm côn trùng tê liệt và chết, khi đƣợc kết hợp với Thiamax có hoạt tính lƣu dẫn và vị độc sẽ tăng khả năng diệt sâu tốt hơn cả trong lẫn ngoài trái. Nếu có thể áp dụng thêm một số biện pháp sinh học có khả năng xua đuổi thì hiệu quả sẽ cao hơn.
CHƢƠNG 4