Sự tăng trƣởng của cây đậu nành

Một phần của tài liệu đánh giá một vài loại thuốc phòng trị sâu đục trái (etiella zinckenella) trên giống đậu nành mtđ 7604 (Trang 30 - 31)

Do hạt giống có chất lƣợng tốt và sau khi gieo đƣợc tƣới nƣớc đủ ẩm nên hạt mọc mầm nhanh, 4-5 ngày sau khi gieo (NSKG), và tỉ lệ nảy mầm của giống khá cao (trên 90%).

3.1.3.2 Giai đoạn cây con

Sau khi tiến hành tỉa cây và bón phân đợt 1, cây đậu bắt đầu tăng trƣởng mạnh và giáp tán vào giai đoạn trổ hoa ở tất cả các lô. Trong đó có một số lô do bị ảnh hƣởng bởi quang kì của ánh sáng đèn đƣờng làm cây sinh trƣởng rất mạnh, chiều cao cây gia tăng gần gấp hai lần so với những cây không bị ảnh hƣởng.

3.1.3.3 Giai đoạn trổ hoa và tạo trái hạt

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong vụ đông xuân, thời tiết khá thuận lợi cho cây đậu nành sinh trƣởng và phát triển, nhất là vào giai đoạn ra hoa không gặp mƣa nên hoa ít bị rụng. Trong thí nghiệm, các lô không bị ảnh hƣởng bởi quang kì trổ hoa vào 35 NSKG, trong khi các lô bị ảnh hƣởng thời gian ra hoa kéo dài đến ???

NSKG, đồng thời giai đoạn tạo trái hạt cũng bị kéo dài. Tuy nhiên, các cây này lại cho nhiều trái hơn, nếu không bị đổ ngã và không gặp mƣa vào giai đoạn gần thu hoạch, chúng có thể cho năng suất rất cao. Điều này phù hợp với nhận định của Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), ánh sáng là yếu tố ảnh hƣởng sâu sắc đến hình thái cây đậu nành, vì nó làm thay đổi thời gian trổ hoa và chín nên có ảnh hƣởng đến chiều cao cây, diện tích lá và nhiều đặc tính khác của cây, kể cả năng suất hạt.

3.1.3.4 Giai đoạn chín

Mặc dù tất các lô thí nghiệm đều trồng cùng một giống, nhƣng do thời gian trổ hoa khác nhau nên giai đoạn thu hoạch cũng không tập trung. Ở những lô bị ảnh hƣởng bởi quang kì, cây chín muộn hơn 20-25 ngày so với những lô không bị ảnh hƣởng.

Một phần của tài liệu đánh giá một vài loại thuốc phòng trị sâu đục trái (etiella zinckenella) trên giống đậu nành mtđ 7604 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)