Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 lên lá đến năng suất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phun chế phẩm điền mĩ và kali aba2 lên lá đến quang hợp và năng suất cây lạc (arachis hypogaea l ) (Trang 36)

suất giống lạc L14

Năng suất là điều mà nhà nghiên cứu và người sản xuất quan tâm nhất, năng suất là kết quả cuối cùng trong sản xuất và nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tác động. Năng suất tốt mùa màng thắng lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người sản xuất. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được trình bày ở bảng 3.6 và biểu đồ hình 3.6 và hình 3.7

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến năng suất của giống Lạc L14

Năng suất (gam/cây)

Công thức ĐC Điền Mĩ Kali ABA2

Năng suất tươi 34,4±0,21 36,9±2,35 37,4±1,33

% so ĐC 100 107,27* 108,72*

Năng suất khô 10,1±0,13 10,5±0,15 10,9±0,10

% so ĐC 100,00 103,96* 107,92*

Ghi chú: * biểu thị sự khác biệt giữa ĐC và thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với mức α = 0,05

28

Hình 3.6. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến năng suất tươi của giống Lạc L14

Hình 3.7. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến năng suất khô của giống Lạc L14

Phân tích kết quả số liệu bảng 3.6 và biểu đồ hình 3.6, hình 3.7 ta thấy: cả 2 CT khi phun chế phẩm Điền Mĩ và phun chế phẩm Kali ABA2 thì đều có năng suất cao hơn đáng kể so với ĐC, cụ thể:

29

- Khi phun chế phẩm Điền Mĩ năng suất tươi cao hơn ĐC là 7,27 %, năng suất khô cao hơn ĐC là 3,96 %.

- Khi phun chế phẩm Kali ABA2 năng suất tươi cao hơn ĐC là 8,72 %, năng suất khô cao hơn ĐC là 7,92 %.

3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế việc sử dụng chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 phun lên lá giống lạc L14

Hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 phun lên lá giống lạc L14 được đánh giá qua bảng 3.7

Bảng 3.7. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 phun lên lá giống lạc L14

CT

Thu nhập tăng (VNĐ) Tổng chi phí (VNĐ)

Lợi nhuận (VNĐ) 360 m2 NSTT (kg) 360 m2 NS tăng (kg) 360 m2 Giá 1kg (VNĐ) Tổng tiền tăng (VNĐ) Mua chế phẩm Công phun (1/2 công) Tổng tiền chi (VNĐ ĐC 48 --- --- --- --- --- --- --- Chế phẩm Điền Mĩ 57,8 9,8 40.000 392.000 15000 50.000 65000 327.000 Chế phẩm Kali ABA2 59,7 11,7 40.000 468.000 15000 50.000 65000 403.000

Từ kết quả bảng 3.7 thấy rằng lợi nhuận thu được khi phun chế phẩm Kali ABA2 cao hơn khi phun chế phẩm Điền Mĩ, cụ thể: phun chế phẩm Kali ABA2 là 403.000 (VNĐ)/360 m2 còn phun chế phẩm Điền Mĩ là 327.000

30 (VNĐ)/360 m2

. Với lợi nhuận này tuy không lớn nhưng đối với người nông dân lại có ý nghĩa khi tổng thu nhập từ nông nghiệp còn hạn chế. Nếu người nông dân có diện tích lớn hơn thì tổng thu nhập sẽ cao hơn. Giả sử nếu người nông dân có 5 sào bắc bộ (tương ứng 360m2/sào) thì lợi nhuận thu được nếu phun Kali ABA2 là 5 * 403.000 = 2.015.000 (VNĐ) đây là con số không nhỏ đối với nguồn thu của người nông dân.

31

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Nghiên cứu ảnh hưởng của hai chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến quang hợp và năng suất giống lạc L14 trên vùng đất Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1) Phun các chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đã làm tăng hàm lượng diệp lục tổng số và huỳnh quang biến đổi:

- Hàm lượng diệp lục tổng số tăng 100,26 % đến 108,17 % so với ĐC - Hàm lượng huỳnh quang biến đổi tăng 101,2 % đến 103,5 % so với ĐC 2) Phun chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 làm tăng diện tích lá từ 101,1 % đến 128,57 % so với ĐC

3) Khi phun chế phẩm Điền Mĩ, Kali ABA2 làm năng suất tăng: từ 103,96 % đến 107,92 % so với ĐC (năng suất khô) và từ 107,27 % đến 108,72 % so với ĐC (năng suất tươi).

4) Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Điền Mĩ, Kali ABA2 phun lên lá cho giống lạc L14 có thể đạt từ 327.000 – 403.000 VNĐ/360 m2.

4.2. Kiến nghị

Do thời gian và quy mô thí nghiệm còn hạn chế vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu trên quy mô lớn hơn đối với giống Lạc L14 và các giống lạc khác cũng như các loại cây trồng khác để có kết quả hoàn thiện hơn.

Người nông dân khi trồng Lạc L14 có thể sử dụng phun 1 trong 2 loại chế phẩm Điền Mĩ, Kali ABA2 vào giai đoạn 5 lá thực (cây bắt đầu phân nhánh) để tăng năng suất.

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Áng (1996), “Phân vi lượng đối với năng suất và phẩm chất một số cây trồng”, Thông báo khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, 5, tr 76-79.

2. Nguyễn Thị Chính (2008). “Nâng cao năng suất lạc ở nhóm chín sớm thích hợp cho một số tỉnh phía Bắc Việt Nam bằng con đường chọn giống”, Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viên KHKTNN Việt Nam.

3. Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Đào, Phạm Văn Toản, Gowda C. L. (2000), Kỹ thuật đạt năng xuất lạc cao ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 2 -138. 4. Nguyễn Danh Đông, Ngô Ngọc Đăng, Nguyễn Thế Côn, Dương Văn Nghĩa, Lê Quang Hanh, Ngô Đức Dương (1984), Cây Lạc, NXB Hà Nội. 5. Trần Văn Điền, (1990), Giáo trình cây lạc, Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông ngiệp Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh (2005), "Ảnh hưởng KCl bổ sung lên lá đến hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp và năng suất hai giống khoai tây KT3 và Mariella trồng trên đất Vĩnh Phúc", Những vấn đề Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, tr.1463 - 1465, Nxb KH & KT.

7. Nguyễn Văn Đính (2006), "Ảnh hưởng của việc phun bổ sung kali (KCl) lên lá vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa của giống khoai tây KT3", Tạp chí sinh học, 3 (28), tr. 61 - 65.

8. Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Văn Mã (1995), "Ảnh hưởng của phân vi lượng đến khả năng chịu hạn và hoạt động quang hợp của các thời kì sinh trưởng phát triển khác nhau của cây đậu xanh", Tạp chí sinh học, 3, tr 28- 35.

9. Trần Mỹ Lý (1990), “Kết quả phân tích một số nguyên liệu có dầu”, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, (8) tr 46-48.

33

10. Nguyễn Văn Mã (1995), "Tác động của phân vi lượng và Nitrazin tới sự tạo nốt sần và khả năng cố định nitơ của đậu tương ở đất bạc màu", Tạp chí sinh học, 3, tr. 2- 4.

11. Nguyễn Văn Mã (1994), “Hiệu lực của phân vi lượng và phân vi khuẩn nốt sần đối với đậu xanh trên đất bạc màu”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệpthực phẩm, số 6, trang 314 - 317.

12. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong (2012), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh lí học thực vật (Methods in plant physiology), Trường ĐHSP Hà Nội 2, Hà Nội.

13. Chu Văn Mẫn (2009), Tin học trong công nghệ sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam

14. Nguyễn Duy Minh (1992), "Vai trò của một số nguyên tố vi lượng đến năng suất và phẩm chất đậu tương", Thông báo khoa học trường ĐHSP Hà Nội I, tr. 30-34.

15. Nguyễn Duy Minh (2011), Hiệu lực của Mo tẩm vào hạt và phun trên lá đến sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh (phaseolus vulgaris), tạp chí khoa học, số 17, trang: 163-169.

16. Trần Thị Ngọc (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng chế phẩm bón lá Pomior đến sinh trưởng của cây dâu, năng suất và chất lượng lá dâu”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số5: 719 - 724. Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. 17. Tổng cục thống kê Việt Nam (2010), Niên giám thống kê Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội

18. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây lạc, Nxb Lao động, Hà Nội, trang 2 - 86.

19. Tạ Quốc Tuấn, Trần Văn Lợt (2006), Cây đậu phộng, kỹ thuật trồng và thâm canh, Nxb Nông Nghiệp.

34

20. Nguyễn Văn Viết, Tạ Kim Bính, Nguyễn Thị Yến (2006), Kỹ thuật trồng một số giống lạc và đậu tương trên đất cạn miền núi, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.

21. Hoàng Thị Sản (2006), Phân loại học thực vật, NXB Giáo dục.

Tài liệu tiếng Anh

22. Abro, G H., T. S. Syed, M. A. Unar and M. S. Zhang (2004). “Effect of a plant growth regulator and micronutrients on insect pest infestation and yield components of cotton”. Journal of Entomology. 1(1):12-16.

23. Ali, R.G., M.O. Khan, A. Bakhsh and A.H. Gurmani (2003). “Effect of micronutrients (Zn, Cu, Fe, Mn) on the rice yield and soil/plant concentration”. Sarhad J. Agric., 19(3): 383-390.

24. Deb, D.L. and C.R. Zeliaing (1975). “Zinc relationship in soil as measured by crop response, soil and plant analysis technology”. Indian Agric. Res. Inst. New Delhi, 12(2): 126-132

25. Chaudry, E.H., V. Timmer, A.S. Javed and M.T. Siddique. (2007). “Wheat response to micronutrients in rainfed areas of Punjab”. Soil & Environ. 26:97-101.

26. Ganiger, V.M., 1992, “Use of growth retardants in potato (Solanum tuberosumL.) production”. M.Sc. (Agri) thesis, University of Agricultural Sciences, Dharwad.

27. Khan, H., Z.U. Hassan and A.A. Maitlo (2006) “Yield and micronutrients content of bread wheat (Triticum aestivum L.) under a multi-nutrient fertilizer Hal-Tonic”. Intl. J. Agric. Biol. 8: 366-370

28. Khan, M.B., M. Farooq, M. Hussain, Shanawaz and G. Shabir (2010). “Foliar application of micronutrients improves the wheat yield and net economic return”. Int. J. Agric. Biol., 12: 953-956.

35

29. Khosa S.S, Younis A, Rayit A, Yasmeen S, Riaz A (2011) “Effect of Foliar Application of Macro and Micro Nutrients on Growth and Flowering of

Gerbera jamesonii L”. American-Eurasian J. Agric. & Environ. Sci., 11 (5): 736-757, ISSN 1818-6769© IDOSI Publications.

30. Nadim M.A, Awan I.U, Baloch M.S, Khan E.A, Naveed K, Khan M.A, Zubair M, Hussain N (2011), “Effect of micronutrients on growth and yield of wheat”, Pak. J. Agri. Sci., Vol. 48(3), 191-196; ISSN (Print) 0552-9034, ISSN (Online) 2076-0906 http://www.pakjas.com.pk

31. Nataraja, T.H., A.S. Halepyati, B.T. Pujari and B.K. Desai. (2006). “Influence of phosphorus levels and micronutrients on the physiological parameters of wheat”. Karnataka J. Agri. Sci. 19:685-687.

32. NFDC (1998). Micronutrients in Agriculture: Pakistan Perspective. NFDC Publication No. 4/98, Islamabad.

33. SavithriP., R. Perumal and R. Nagarajan,1999. “Soil and crop management technologies for enhancing rice production under micronutrient constraints”. Nutrient, 53(1): 83-92.

34. Singh , T., Jaiswal, R.C. and Singh ,A.K., 1991, “Effect of Mixtalol on seed yield and quality of bottle gourd”. Veg. Sci.,18 (2): 217-221.

35. Sultana, N., T. Ikeda and M.A. Kashem, 2001. “Effect of foliar spray of nutrient solutions on photosynthesis, dry matter accumulation and yield in seawater-stressed rice”. Environmental and Experimental Botany, 46(20): 129-140.

36. Ziaeian, A.H. and M.J. Malakouti. 2001. “Effects of Fe, Mn, Zn and Cu fertilization on the yield and grain quality of wheat in the calcareous soils of Iran”. Food Security and Sustainability of Agro-Ecosystems, pp.840-841.

36

Tài liệu Internet

37. http://www.gso.gov.vn/defaultaspx?tabid=430/ 38. http://www.fas.usda.gov/

37

PHỤ LỤC

Chế phẩm Kali ABA2 Chế phẩm Điền Mĩ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phun chế phẩm điền mĩ và kali aba2 lên lá đến quang hợp và năng suất cây lạc (arachis hypogaea l ) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)