Phương pháp xử lí số liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phun chế phẩm điền mĩ và kali aba2 lên lá đến quang hợp và năng suất cây lạc (arachis hypogaea l ) (Trang 28)

Số liệu thí nghiệm được xử lý nhờ chương trình Excel 2007 với các tham số thống kê: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, độ tin cậy…. [12], [13].

Giá trị trung bình: xi X n   ; Độ lệch chuẩn: 2 ( ) 1 i X X n       với n <30 2 (Xi X) n      với n 30 m = n

Độ tin cậy của hai số trung bình được tính theo công thức

d td

md

 ; mdm12 m22 ; dX2 X1 (trong đã X2: trung bình thí nghiệm; X1: trung bình đối chứng; m1 sai số mẫu đối chứng, m2 sai số mẫu thí nghiệm)

So sánh td với t lấy từ bảng phân phối Student Fisher với (n1 + n2 – 2) bậc tự do

* Nếu tdt thì 2 số trung bình khác nhau không có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

* Nếu tdt thì 2 số trung bình khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

20

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 lên lá đến các chỉ tiêu quang hợp

3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và chế phẩm Kali ABA2 ra lá đến diện tích lá đến diện tích lá

Lá là bộ máy quang hợp chính của cây, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, chỉ số diện tích lá tăng dần và đạt cực đại vào giai đoạn hình thành quả và hạt và sau đó giảm dần đến khi thu hoạch. Có thể nói diện tích lá là chỉ tiêu quan trọng tác động đến khả năng sinh trưởng và quang hợp của cây trồng. Sự biến đổi diện tích lá ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và quang hợp qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây.

Kết quả phân tích ảnh hưởng của phun các chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến diện tích lá giống Lạc L14 được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến diện tích lá giống Lạc L14 Công thức Diện tích lá (dm 2 /cây) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đối chứng 7,0 ± 0,1 8,0 ± 0,1 10,0 ± 0,2 Chế phẩm Điền Mĩ 9,0 ± 0,3 10,0 ± 0,2 10,0 ± 0,2 % so với ĐC 128,57* 125,00* 100,0 Chế phẩm Kali ABA2 9,0 ± 0,2 10,0 ± 0,3 10,1 ± 0,3 % so với ĐC 128,57* 125,00* 101,10

Ghi chú: * biểu thị sự khác biệt giữa ĐC và TN có ý nghĩa thống kê với mức α = 0,05

21

Hình 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến diện tích lá của giống Lạc L14

Phân tích số liệu từ bảng 3.1 và biểu đồ hình 3.1 cho thấy:

Khi phun chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 thì ở lần lấy mẫu 1 và 2 sự thay đổi diện tích lá của 2 công thức là không khác nhau: lần lấy mẫu 1 diện tích lá cao hơn ĐC là 28,57 %, lần lấy mẫu 2 diện tích lá cao hơn ĐC là 25 %. Chỉ riêng lần lấy mẫu 3, khi phun chế phẩm Điền Mĩ diện tích lá tương đương ĐC, phun chế phẩm Kali ABA2 diện tích lá cao hơn ĐC là 1,1 %.

3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và chế phẩm Kali ABA2 ra lá đến hàm lượng diệp lục tổng số đến hàm lượng diệp lục tổng số

Diệp lục tổng số là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy quang hợp của cây. Hàm lượng diệp lục trong cây phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống bên ngoài.

Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 chế phẩm phun lên lá đến hàm lượng diệp lục giống lá L14 được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.2

22

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến diệp lục tổng số giống Lạc L14

Công thức

hàm lượng diệp lục tổng số (1 SPAD)

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đối chứng 41,41± 0,53 42 ± 0,61 38,8 ± 0,88 Chế phẩm Điền 40,98 ± 0,66 42,62 ± 0,53 40,9 ± 0,60 % so với ĐC 98,96 101,48 105,41* Chế phẩm Kali ABA2 41,52 ± 0,79 45,43 ± 1,16 40,94 ± 0,79 % so với ĐC 100,26 108,17* 105,52*

Ghi chú: * biểu thị sự khác biệt giữa ĐC và thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với mức α = 0,05

Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến diệp lục tổng số giống Lạc L14.

23

- Khi phun chế phẩm Điền Mĩ thì chỉ có lần lấy mẫu 3 hàm lượng diệp lục cao hơn ĐC là 5,4 %, các lần lấy mẫu khác hàm lượng diệp lục chỉ tương đương ĐC.

- Khi phun chế phẩm Kali ABA2 hàm lượng diệp lục trong lá cao hơn ĐC từ 5,52 % (đợt 3) đến 8,17 % (đợt 2). Riêng lần lấy mẫu 1 hàm lượng diệp lục ở công thức TN và ĐC tương đương.

3.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và chế phẩm Kali ABA2 lên lá đến huỳnh quang của diệp lục đến huỳnh quang của diệp lục

3.1.3.1. Huỳnh quang ổn định F0

Kết quả đo huỳnh quang ổn định F0 được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.3

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến huỳnh quang ổn định F0 giống Lạc L14

Công thức Giá trị F0 (Huỳnh quang ổn định)

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đối chứng 215.2± 4.4 557.7± 13.5 246 ±10.6 Phân bón lá Điền Mĩ 306± 14.3 564.7±11.9 250.5± 10.4 % so với ĐC 142.2* 101.3 101.8 Kali ABA2 324.5 ±15.2 791.3± 4.2 249.8 ±16.7 % so với ĐC 150.8* 141.9* 101.5

Ghi chú: * biểu thị sự khác biệt giữa ĐC và thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với mức α = 0,05

24

Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến huỳnh quang ổn định F0 giống Lạc L14

Phân tích số liệu từ bảng 3.3 và biểu đồ hình 3.3 ta thấy:

- Khi phun chế phẩm Điền Mĩ thì chỉ có lần lấy mẫu 1 hàm lượng huỳnh quang ổn định cao hơn ĐC 42,2 %, các lần lấy mẫu khác hàm lượng huỳnh quang ổn định chỉ tương đương ĐC.

- Khi phun chế phẩm Kali ABA2 hàm lượng huỳnh quang ổn định cao hơn ĐC từ 41,9 % (đợt 2) đến 50,8 % (đợt 1). Riêng lần lấy mẫu 3 thì hàm lượng huỳnh quang ổn định tương đương ĐC.

3.1.3.2. Huỳnh quang cực đại Fm

Kết quả đo huỳnh quang cực đại Fm được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.4

25

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến huỳnh quang cực đại Fm giống Lạc L14

Công thức Giá trị Fm (Huỳnh quang cực đại)

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đối chứng 1395,0 ±4,1 1788,5 ±5,4 1344,8±5,7 Phân bón lá Điền Mĩ 1399,7±3,4 1797,7± 10,1 1497,7±5,2 % so với ĐC 100,3 100,5 111,4* Kali ABA2 1401,7±4,3 1799,1±2,8 1458,3±7,8 % so với ĐC 100,5 100,6 108,4*

Ghi chú: * biểu thị sự khác biệt giữa ĐC và TN có ý nghĩa thống kê với mức α = 0,05

Hình 3.4. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến huỳnh quang cực đại Fm giống Lạc L14

Phân tích số liệu bảng 3.4 và biểu đồ hình 3.4 ta thấy:

Khi phun chế phẩm Điền Mĩ, Kali ABA2 thì lần lấy mẫu 1, 2 hàm lượng huỳnh quang cực đại chỉ tương đương ĐC. Riêng lần lấy mẫu 3 hàm lượng huỳnh quang cực đại cao hơn ĐC là 11,4 % khi phun chế phẩm Điền Mĩ và 8,4 % khi phun chế phẩm Kali ABA2.

26

3.1.3.3. Hiệu suất huỳnh quang biến đổi Fvm

Kết quả đo huỳnh quang biến đổi Fvm được trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.5

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến huỳnh quang biến đổi Fvm giống Lạc L14

Công thức Giá trị Fvm (Huỳnh quang cực đại)

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đối chứng 0,846 ± 0,028 0,706 ± 0,043 0,818± 0,013 Chế phẩm Điền Mĩ 0,876 ±0,009 0,684± 0,051 0,846±0,007 % so với ĐC 103,5* 96,9* 103,4* Chế phẩm Kali ABA2 0,856±0,014 0,726±0,129 0,829 ±0,009 % so với ĐC 101,2 102,8* 101,3

Ghi chú: * biểu thị sự khác biệt giữa ĐC và thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với mức α = 0,05

Hình 3.5. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến huỳnh quang biến đổi Fvm giống Lạc L14

27

- Khi phun chế phẩm Điền Mĩ hàm lượng huỳnh quang biến đổi có sự dao động trong khi ở lần lấy mẫu 2 hàm lượng huỳnh quang biến đổi thấp hơn ĐC 3,1 %, còn ở 2 lần lấy mẫu 1 và 3 thì hàm lượng huỳnh quang biến đổi cao hơn ĐC từ 3,4 % (đợt 3) đến 3,5 % (đợt 1).

- Khi phun chế phẩm Kali ABA2 có sự thay đổi nhất là ở lần lấy mẫu 2 khi hàm lượng huỳnh quang biến đổi cao hơn ĐC là 2,8 %, còn ở lần lấy mẫu 1 và 3 thì hàm lượng huỳnh quang biến đổi chỉ tương đương ĐC.

3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 lên lá đến năng suất giống lạc L14 suất giống lạc L14

Năng suất là điều mà nhà nghiên cứu và người sản xuất quan tâm nhất, năng suất là kết quả cuối cùng trong sản xuất và nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tác động. Năng suất tốt mùa màng thắng lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người sản xuất. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được trình bày ở bảng 3.6 và biểu đồ hình 3.6 và hình 3.7

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến năng suất của giống Lạc L14

Năng suất (gam/cây)

Công thức ĐC Điền Mĩ Kali ABA2

Năng suất tươi 34,4±0,21 36,9±2,35 37,4±1,33

% so ĐC 100 107,27* 108,72*

Năng suất khô 10,1±0,13 10,5±0,15 10,9±0,10

% so ĐC 100,00 103,96* 107,92*

Ghi chú: * biểu thị sự khác biệt giữa ĐC và thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với mức α = 0,05

28

Hình 3.6. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến năng suất tươi của giống Lạc L14

Hình 3.7. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến năng suất khô của giống Lạc L14

Phân tích kết quả số liệu bảng 3.6 và biểu đồ hình 3.6, hình 3.7 ta thấy: cả 2 CT khi phun chế phẩm Điền Mĩ và phun chế phẩm Kali ABA2 thì đều có năng suất cao hơn đáng kể so với ĐC, cụ thể:

29

- Khi phun chế phẩm Điền Mĩ năng suất tươi cao hơn ĐC là 7,27 %, năng suất khô cao hơn ĐC là 3,96 %.

- Khi phun chế phẩm Kali ABA2 năng suất tươi cao hơn ĐC là 8,72 %, năng suất khô cao hơn ĐC là 7,92 %.

3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế việc sử dụng chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 phun lên lá giống lạc L14

Hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 phun lên lá giống lạc L14 được đánh giá qua bảng 3.7

Bảng 3.7. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 phun lên lá giống lạc L14

CT

Thu nhập tăng (VNĐ) Tổng chi phí (VNĐ)

Lợi nhuận (VNĐ) 360 m2 NSTT (kg) 360 m2 NS tăng (kg) 360 m2 Giá 1kg (VNĐ) Tổng tiền tăng (VNĐ) Mua chế phẩm Công phun (1/2 công) Tổng tiền chi (VNĐ ĐC 48 --- --- --- --- --- --- --- Chế phẩm Điền Mĩ 57,8 9,8 40.000 392.000 15000 50.000 65000 327.000 Chế phẩm Kali ABA2 59,7 11,7 40.000 468.000 15000 50.000 65000 403.000

Từ kết quả bảng 3.7 thấy rằng lợi nhuận thu được khi phun chế phẩm Kali ABA2 cao hơn khi phun chế phẩm Điền Mĩ, cụ thể: phun chế phẩm Kali ABA2 là 403.000 (VNĐ)/360 m2 còn phun chế phẩm Điền Mĩ là 327.000

30 (VNĐ)/360 m2

. Với lợi nhuận này tuy không lớn nhưng đối với người nông dân lại có ý nghĩa khi tổng thu nhập từ nông nghiệp còn hạn chế. Nếu người nông dân có diện tích lớn hơn thì tổng thu nhập sẽ cao hơn. Giả sử nếu người nông dân có 5 sào bắc bộ (tương ứng 360m2/sào) thì lợi nhuận thu được nếu phun Kali ABA2 là 5 * 403.000 = 2.015.000 (VNĐ) đây là con số không nhỏ đối với nguồn thu của người nông dân.

31

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Nghiên cứu ảnh hưởng của hai chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đến quang hợp và năng suất giống lạc L14 trên vùng đất Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1) Phun các chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 đã làm tăng hàm lượng diệp lục tổng số và huỳnh quang biến đổi:

- Hàm lượng diệp lục tổng số tăng 100,26 % đến 108,17 % so với ĐC - Hàm lượng huỳnh quang biến đổi tăng 101,2 % đến 103,5 % so với ĐC 2) Phun chế phẩm Điền Mĩ và Kali ABA2 làm tăng diện tích lá từ 101,1 % đến 128,57 % so với ĐC

3) Khi phun chế phẩm Điền Mĩ, Kali ABA2 làm năng suất tăng: từ 103,96 % đến 107,92 % so với ĐC (năng suất khô) và từ 107,27 % đến 108,72 % so với ĐC (năng suất tươi).

4) Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Điền Mĩ, Kali ABA2 phun lên lá cho giống lạc L14 có thể đạt từ 327.000 – 403.000 VNĐ/360 m2.

4.2. Kiến nghị

Do thời gian và quy mô thí nghiệm còn hạn chế vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu trên quy mô lớn hơn đối với giống Lạc L14 và các giống lạc khác cũng như các loại cây trồng khác để có kết quả hoàn thiện hơn.

Người nông dân khi trồng Lạc L14 có thể sử dụng phun 1 trong 2 loại chế phẩm Điền Mĩ, Kali ABA2 vào giai đoạn 5 lá thực (cây bắt đầu phân nhánh) để tăng năng suất.

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Áng (1996), “Phân vi lượng đối với năng suất và phẩm chất một số cây trồng”, Thông báo khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, 5, tr 76-79.

2. Nguyễn Thị Chính (2008). “Nâng cao năng suất lạc ở nhóm chín sớm thích hợp cho một số tỉnh phía Bắc Việt Nam bằng con đường chọn giống”, Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viên KHKTNN Việt Nam.

3. Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Đào, Phạm Văn Toản, Gowda C. L. (2000), Kỹ thuật đạt năng xuất lạc cao ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 2 -138. 4. Nguyễn Danh Đông, Ngô Ngọc Đăng, Nguyễn Thế Côn, Dương Văn Nghĩa, Lê Quang Hanh, Ngô Đức Dương (1984), Cây Lạc, NXB Hà Nội. 5. Trần Văn Điền, (1990), Giáo trình cây lạc, Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông ngiệp Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh (2005), "Ảnh hưởng KCl bổ sung lên lá đến hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp và năng suất hai giống khoai tây KT3 và Mariella trồng trên đất Vĩnh Phúc", Những vấn đề Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, tr.1463 - 1465, Nxb KH & KT.

7. Nguyễn Văn Đính (2006), "Ảnh hưởng của việc phun bổ sung kali (KCl) lên lá vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa của giống khoai tây KT3", Tạp chí sinh học, 3 (28), tr. 61 - 65.

8. Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Văn Mã (1995), "Ảnh hưởng của phân vi lượng đến khả năng chịu hạn và hoạt động quang hợp của các thời kì sinh trưởng phát triển khác nhau của cây đậu xanh", Tạp chí sinh học, 3, tr 28- 35.

9. Trần Mỹ Lý (1990), “Kết quả phân tích một số nguyên liệu có dầu”, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, (8) tr 46-48.

33

10. Nguyễn Văn Mã (1995), "Tác động của phân vi lượng và Nitrazin tới sự tạo nốt sần và khả năng cố định nitơ của đậu tương ở đất bạc màu", Tạp chí sinh học, 3, tr. 2- 4.

11. Nguyễn Văn Mã (1994), “Hiệu lực của phân vi lượng và phân vi khuẩn nốt sần đối với đậu xanh trên đất bạc màu”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệpthực phẩm, số 6, trang 314 - 317.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phun chế phẩm điền mĩ và kali aba2 lên lá đến quang hợp và năng suất cây lạc (arachis hypogaea l ) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)