Chức năng làm phương tiện tích lũy

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về USD (Trang 35 - 37)

 Tháng 3 năm 1947, khi chế độ Bretton Woods chính thức được đưa vào hoạt động, nhìn chung các đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi. Các nước rơi vào tình trạng thiếu hụt lớn lượng dollar cần thiết trong khi cán cân thương mại của Mỹ lại thặng dư lớn. Các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Âu, đều không có đủ lượng dự trữ dollar cần thiết. Để Bretton Woods được hoạt động, Mỹ phải có trách nhiệm đưa đồng dollar được sử dụng trên toàn cầu.

 Từ 1947 đến 1958, USD được đưa ra thế giới dưới dạng những chương trình hỗ trợ kinh tế của Mỹ: gói viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì theo học thuyết Truman nhằm lật đổ cách mạng cộng sản, gói viện trợ cho những nước đang phát triển ủng hộ Mỹ, gói cứu trợ Marshall cho việc tái thiết châu Âu. Từ năm 1948 đến 1954, Mỹ đã cung cấp cho 16 nước Tây Âu 17 tỷ dollar. Vào năm 1958, Tây Âu đã tích tụ đủ lượng dollar cần thiết để tiến hành tự do chuyển đổi đồng tiền của mình.

 . Cuối những năm 60, BP của Mỹ liên tục thâm hụt. Những khỏan chi cho chiến tranh Việt Nam làm cho BP của Mỹ xấu đi. Lòng tin vào dollar Mỹ bị giảm sút. Các ngân hàng trung ương bắt đầu chuyển dần dự trữ sang vàng, lượng vàng của nước Mỹ liên tục bị chảy ra khỏi biên giới.

Tiền USD được “bơm hút” trong lưu thông như thế nào?

FED là cơ quan quyết định in bao nhiêu tiền USD mỗi năm, còn Cục In tiền là cơ quan thực hiện công tác in ấn. Vậy tiền cũ trong lưu thông được đổi sang tiền mới bằng cách nào?

Khi FED nhận được tiền gửi bằng tiền mặt từ các ngân hàng, cơ quan này sẽ kiểm tra tất cả các đồng tiền bằng loại máy móc đặc biệt. Thông thường, những lần kiểm tra sẽ kết luận khoảng 1/3 số tiền được kiểm không còn phù hợp trong lưu thông và phải được thay bằng tiền in mới. Tiền bị loại sẽ được xé vụn, đem chôn lấp ở bãi rác, hoặc đóng gói lại như “quà lưu niệm” dành cho các chi nhánh FED ở địa phương.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về USD (Trang 35 - 37)