Trong khoàng thời gian từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 3 năm 1985 đồng USD không ngừng tăng giá. Tỷ giá danh nghĩa cũng như tỷ giá thực của USD tăng gần 50%.
Nguyên nhân chính khiến cho đồng USD tăng giá mạnh mẽ là do chính sách vĩ mổ của Mỹ và các nước châu Âu được điều chỉnh khác nhau. Các ngân hàng châu Âu áp dụng chính sách thắt chặt đồng thời cả tiền tệ lẫn tài khóa. Trong khi đó, Mỹ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng nới lỏng tài khóa. Kết quả là thâm hụt ngân sách tăng từ $16 tỷ năm 1979 lên đến $204 tỷ năm 1986. Chính sách mở rộng tài khóa quá mức làm cho mức lãi suất thực của Mỹ cao hơn của châu Âu, dẫn đến luồng vốn đổ vào Mỹ ngày càng lớn. Nhờ đó, giá trị của đồng USD ngày càng được nâng cao.
Tháng 5 năm 1985, hiệp định Plaza được hình thành. Nội dung của hiệp định nói lên rằng tỷ giá của USD không phản ánh đúng thay đổi của các thông số kinh tế cơ bản. Chính phủ Mỹ cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách và Nhật sẽ tìm kiếm các biện pháp kích cầu nền kinh tế. Các nước cam kết hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa để khiến cho USD tiếp tục giảm giá. Để làm được điều này, các chính phủ mua mark, yên vào và bán dollar ra.
Sau hiệp định Plaza, dollar giảm giá liên tục theo chiều thằng đứng trong suốt năm 1986. Giá trị dollar giảm nhanh đến mức năm 1987, các nước G-7 tiến hành họp tại Paris công bố hiệp định Louvre. Trong hiệp định, các nước đặt ra mục tiêu duy trì sự giao động tỷ giá USD với mark và yên trong biên độ 5%. Tuy nhiên, thảo thuận này không được công bố.