5. Bố cục luận văn
1.3.2.1. Bảo hộ hình ảnh, tên tuổi nhân vật dưới dạng kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là một đối tượng SHCN liên quan đến giải pháp mang tính mỹ thuật của sản phẩm. Trong chiến lược kinh doanh của mình, các nhà sản xuất thường đầu tư nguồn luật đáng kể để tạo ra những sản phẩm có kiểu dáng hình thức mới lạ, độc đáo hơn hẳn nhằm thu hút khách hàng. Khoản 13, Điều 4, Luật SHTT quy
20Linh Hương, Những bí mật chưa biết về “Harry Potter”, http://www.tinmoi.vn/nhung-bi-mat-chua-biet-ve- harry-potter-01553277.html, [ Truy cập ngày 10/10/2014].
21 Việt báo, Những chiếc tem hình Harry Potter, http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Nhung-chiec-tem-hinh-Harry- Potter/55144012/399/, [ Truy cập ngày 10/10/2014].
định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dạng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này”.22
Kiểu dáng công nghiệp có hai nhóm loại là hình dạng bên ngoài của sản phẩm (gồm tập hợp các đặc điểm liên quan đến khía cạnh mỹ thuật liên quan đế trang trí cho sản phẩm) và kiểu dáng liên quan đến các loại sản phẩm (gồm các đồ vật dụng cụ, phương tiện).
Trong thời đại hiện nay, bất kì một sản phẩm nào dù chỉ là những vật nhỏ nhất như cúc áo, kẹp tóc, bút bi, thước kẻ, v.v cho đến những sản phẩm có mẫu mã và kích thước to lớn hơn như xe máy, ô tô… thì người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng tính hữu ích mà còn quan tâm đến hình dạng kiểu dáng thẩm mỹ bên ngoài của sản phẩm. Do đó để phục vụ cho tâm lý của nhiều người tiêu dùng nói chung và lợi ích kinh doanh nói riêng thì những nhà sản xuất sẽ đầu tư nguồn lực và sử dụng những hình ảnh được nhiều người ưa thích lên những sản phẩm tạo ra sản phẩm mới lạ nhằm thu hút người tiêu dùng. Có thể nói, hình ảnh của những nhân vật đặc biệt là những nhân vật nổi tiếng sẽ là mục tiêu hướng đến của nhà sản xuất dùng để “đính kèm” lên những sản phảm của họ. Vì thế, hình ảnh của một nhân vật khi được thể hiện dưới dạng kiểu dáng công nghiệp thì đòi hỏi hình dạng bên ngoài của sản phẩm phải thể hiện được đặc điểm, hình dáng nổi bật của nhân vật. Xét về khía cạnh mỹ thuật của một sản phẩm công nghiệp thì hình ảnh của những nhân vật sẽ được dùng để trang trí tạo ra những loại sản phẩm mới lạ. Ví dụ như: hình ảnh của những nhân vật hoạt hình sẽ được dùng làm hình ảnh trang trí trên những sản phẩm dành cho trẻ em như thú nhồi bông; linh vật olympic trong Đại hội thể thao, v.v.
(a) Tập học sinh,23 bao bì chai nước,24 (b) Thú nhồi bông
Hình 4: Kiểu dáng công nghiệp hai chiều (a) kiểu dáng công nghiệp ba chiều (b).
Đối tượng của kiểu dáng công nghiệp là những yếu tố thể hiện ở bên ngoài sản phẩm liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ của sản phẩm. Như vậy, có thể thấy, hình ảnh của nhân vật là một trong những đối tượng được sử dụng trong việc sáng tạo ra những kiểu dáng công nghiệp dùng cho nhiều loại sản phẩm độc đáo khác nhau.
22 Khoản 13, Điều 4, Luật SHTT năm 2005.
23
Công ty cô phần Vinh Tiến, http://vinhtienpaper.com.vn/webapp/product_detail.php?product_id=7 , [Truy cập ngày 10/9/2014].
24 Doanh nhân Sai Gòn online, Hướng về trẻ em – Mục tiêu kinh doanh đổi mới của SAPUWA,
http://www.doanhnhansaigon.vn/san-pham-moi/huong-ve-tre-em-muc-tieu-kinh-doanh-doi-moi-cua- sapuwa/1047132/, [Truy cập ngày 10/9/2014].
Những hình ảnh dùng làm kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là những hình ảnh thỏa mãn các điều kiện theo luật định như: phải đảm bảo tính mới, tính sáng tạo và phải có khá năng áp dụng vào sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp để tạo ra những sản phẩm đồng nhất. Nên việc sử dụng hình ảnh của những nhân vật có khả năng áp dụng làm ra những sản phẩm sẽ được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp và còn có thể được bảo hộ như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ dưới quyền tác giả nếu hình ảnh nhân vật tự sáng tạo ra không do người khác chuyển giao.