Qua việc tìm hiểu thực trạng phát triển kĩ năng giao tiếp cho HS mắc HCTK học hòa nhập ở các trường Tiểu học trên địa bàn quận Liên chiểu, chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp cho HS mắc HCTK học hòa nhập đã được các GV quan tâm nhưng vẫn chưa đúng mức, mức độ kĩ năng giao tiếp của HS mắc HCTK đã có sự tiến bộ nhưng vẫn còn ở mức độ thấp. Công tác tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, việc cần thiết lúc này là phải có những biện pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho HS mắc HCTK.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH MẮC HỘI CHỨNG TỰ KỶ TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU TP ĐÀ NẴNG
3.1. Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh mắc Hội chứng Tự kỷ
3.1.1. Sử dụng các chiến lược giao tiếp phù hợp với học sinh mắc HCTK Ý nghĩa:
Do những trở ngại về mặt tâm sinh lý của TTK khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu lời nói. Vì vậy, để giao tiếp với HS mắc HCTK hiệu quả thì người giao tiếp với trẻ cần phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
Những chiến lược giao tiếp hiệu quả:
* Nói chậm:
Trong đời sống hàng ngày, tùy các nền văn hóa khác nhau, chúng ta thường nói rất nhanh và nói rất nhiều. Ở trường học, khoảng thời gian giữa câu hỏi của giáo viên và phản hồi của HS ở trường là chỉ là 2 giây. Tuy nhiên khả năng xử lý thông tin của TTK không được hiệu quả như vậy, TTK cần nhiều thời gian hơn để xử lý, hiểu được và sử dụng phản hồi lại thông tin. Khi chúng ta hỏi trẻ thì thường muốn trẻ trả lời ngay, nếu không thấy trẻ trả lời ngay sẽ cho rằng trẻ không hiểu, không muốn trả lời...và chúng ta bắt đầu nhắc đi nhắc lại, nói theo cách khác, thúc giục trẻ...Và khi làm như vậy vô hình chung chúng ta càng làm cho trẻ rối trí hoặc ức chế hơn. Nói nhanh quá sẽ không tạo cho trẻ cơ hội để suy nghĩ. Chúng ta cần cho trẻ thực hành, cải thiện khả năng thu nhận và xử lý thông tin và đó là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai.
* Nói ít:
Chúng ta thường cho rằng với TTK, trẻ hạn chế ngôn ngữ thì sẽ cần phải nói thật nhiều, nói liên hồi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Nhưng lời khuyên là nói ít đi. Khi chúng ta nói nhanh và nhiều, chúng ta sẽ càng đi xa mục tiêu cần cho trẻ hiểu và phản hồi lại. Ví dụ, khi một người mẹ muốn con mặc áo khoác vào, thay vì chỉ cần đơn giản nói với con rằng "Con lấy áo khoác mặc vào", bà nói rằng "Con đi
ra đằng kia lấy cái choàng mặc lên. Mẹ biết là hôm qua nắng ấm nhưng hôm nay trời lạnh rồi, không được ấm như hôm qua nữa đâu, con ra đằng kia lấy cái áo mặc vào đi". Thông tin mẹ đưa ra quá nhiều, quá nhanh và con không hiểu mẹ muốn gì. Bố mẹ khi nhắc đi nhắc lại, nói cách nọ cách kia, gây áp lực, thúc giục con, không cho con cơ hội để suy nghĩ.
*Giao tiếp không lời:
Đây là chiến lược vô cùng quan trọng. Trẻ cần hiểu được ngôn ngữ không lời, cử chỉ, dấu hiện, vẻ mặt trong đời sống hàng ngày. Nếu trẻ không nhìn bạn, không giao tiếp mắt với bạn, không biểu lộ thái độ khi giao tiếp với bạn, không kiểm tra chia sẻ với bạn, bạn nên sử dụng chiến lược giao tiếp không lời. Khi bạn muốn yêu cầu trẻ làm việc gì, hãy thử dùng cử chỉ thay vì nói ra. Và khi bạn làm như vậy, trẻ sẽ có ít cơ hội để tranh cãi với bạn. Nếu trẻ hay tranh cãi với bạn khi bạn muốn trẻ giúp bạn việc gì. Thay vì nói ra, hãy dùng cử chỉ, nói ít thì trẻ ít có cơ hội để cãi lại bạn.
* Khoảng cách giao tiếp:
Cần giữ khoảng cách đủ gần trong mọi tình huống. Nếu bạn nói với trẻ hay ai đó vọng từ phòng nọ sang phòng kia, từ dưới gác lên trên gác, trẻ sẽ không phản hồi nhanh như bạn muốn. Hãy để ý xem trẻ cần khoảng cách gần đến mức nào để có thể giao tiếp được với bạn, thu nhận được thông tin bạn muốn nói với trẻ. Ở gần trẻ để trẻ cảm nhận và ý thức được sự hiện diện của bạn rồi hãy truyền đạt với trẻ những gì bạn muốn, một cách chậm rãi.
3.1.2. Xác định nhiệm vụ chơi, nội dung chơi phù hợp với khả năng và nhu cầu của HS mắc HCTK khi tổ chức hoạt động chơi cho tập thể.
Ý nghĩa giáo dục
Ngoài sự giải trí, trò chơi còn là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển nhân cách bao gồm Đức, Trí, Thể, Mĩ của trẻ em. Trò chơi giúp các em rèn luyện và phát triển hoàn thiện các giác quan chính, làm cho các em khéo léo hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn. Trò chơi giúp trẻ biết quan sát và phản ứng nhanh, biết tôn trọng kĩ luật, biết tự chủ. Từ đó nảy nở tình đồng đội, đoàn kết, yêu thương nhau. Trò chơi là
một biện pháp vô cùng quan trọng để phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ bình thường nói chung và TTK nói riêng. Vì vậy, để có thể giúp trẻ hào hứng tham gia vào trò chơi thì chúng ta cần phải xác định nhiệm vụ chơi, nội dung chơi phù hợp với trẻ để trẻ có thể tự tin tham gia.
Việc lôi kéo trẻ tham gia trò chơi bằng cách xác định nhiệm vụ chơi và nội dung chơi phù hợp sẽ giúp trẻ:
- Khắc phục tình trạng rụt rè, ngại giao tiếp của trẻ. Đồng thời giúp trẻ trở thành thành viên tích cực trong lớp.
- Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, cư xử có văn hóa trong các mối qua hệ bạn bè, thầy cô.
- Giúp trẻ phát huy các mặt mạnh, những khả năng tiềm ẩn của trẻ, củng cố các phẩm chất tốt và loại bỏ dần những khiếm khuyết của bản thân.
Nội dung
Các trò chơi phải có nội dung phù hợp với lứa tuổi. Khi tổ chức các trò chơi tập thể cần xác định vị trí, vai của HS mắc HCTK trong trò chơi. Việc xác định vị trí của trẻ trong trò chơi cần dựa vào những yếu tố sau:
- Những đánh giá về khả năng, nhu cầu của trẻ - Mức độ khuyết tật của trẻ
- Tình trạng sức khỏe
- Điều kiện vật chất, thời gian và không gian - Sở thích và năng khiếu của trẻ
Cách tiến hành:
Lên kế hoạch trò chơi cho cả lớp, trong đó cần xác định cụ thể nhiệm vụ, nội dung chơi phù hợp dành riêng cho TTK
Ví dụ:
KẾ HOẠCH TRÒ CHƠI
Thời gian tiến hành: Tiết sinh hoạt cuối tuần
(Trong lớp có 1 HS mắc HCTK học hòa nhập)
* Đặc điểm của HS mắc HCTK - Trần Minh Phương
- Thuận lợi: trẻ rất thích được tham gia các trò chơi và chơi tốt nếu được phân những nhiệm vụ đơn giản, ít sử dụng ngôn ngữ.
- Khó khăn: trẻ hay nói lắp, nội dung lời nói nghèo nàn, vốn từ ít ỏi.
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung:
- Luyện tập khả năng chú ý, ghi nhớ của trẻ trong các tình huống giao tiếp. - Học cách phát âm, sử dụng từ, diễn đạt câu để làm rõ ý.
1.2. Mục tiêu riêng cho Phương:
- Học cách chờ khi tới lượt để tham gia vào trò chơi.
- Tăng cường khả năng chú ý, ghi nhớ của trẻ để phát triển vốn từ.
2. Chuẩn bị:
- Một chiếc micro không dây, một ít đồ chơi.
3. Các hoạt động chơi: 3.1. Giới thiệu tên trò chơi:
- GV giới thiệu: Buổi sinh hoạt hôm nay, cô và các em sẽ cùng chơi một trò chơi có tên là Tìm trẻ lạc.
3.2 Phổ biến luật chơi:
- GV hướng dẫn cách chơi: Một bạn sẽ làm “phát thanh viên” và có nhiệm vụ thông báo cho mọi người trong lớp biết tin tức về một người bị lạc như: đặc điểm, diện mạo bên ngoài và phẩm chất của người đó (người bị lạc là bạn trong lớp). Những bạn còn lại phải chú ý lắng nghe và cố gắng ghi nhớ đặc điểm của người bị lạc và nói được tên người đó. Muốn được làm “phát thanh viên” phải nhớ dấu hiệu (các đặc diểm bên ngoài, tính tình hay sở thích) của bạn, biết cách sử dụng các từ ngữ thích hợp, các câu phải rõ ràng, mạch lạc để người khác dễ nghe và hiểu nội dung của thông báo. Còn những bạn khác cần nhớ tên và các đặc điểm của các bạn trong lớp. Khi có thông báo, chúng ta cần chú ý lắng nghe và biết đội chiếu nội
dung thông báo với đặc điểm của các bạn trong lớp. Trò chơi được lặp lại vài lần với sự thay đổi của người làm “phát thanh viên” và nhũng người chơi bị lạc. Bạn nào phát hiện sớm và đúng nhất sẽ được làm “phát thanh viên”.
3.3. Tiến hành chơi:
- Trước khi chơi, GV yêu cầu các HS nhắm mắt và cho 1 HS ra ngoài. GV hoặc HS có thể làm “phát thanh viên” nêu rõ các đặc điểm của một trẻ trong lớp bị mất tích. Các bạn khác phải chú ý lắng nghe và ghi nhớ dấu hiệu của bạn bị mất tích và đoán. (Phương chú ý lắng nghe và xung phong phát biểu khi đoán ra)
- Tuyên dương HS đoán đúng và cho HS này lựa chọn vai chơi (phát thanh viên hoặc trẻ lạc). Nếu HS này chọn vai phát thanh viên thì GV chọn Phương làm trẻ lạc.
- Khoảng 5 lần chơi thì GV kết thúc trò chơi.
* Trong trò chơi này, Phương sẽ ngồi dưới lớp chú ý lắng nghe để đoán tên trẻ lạc và sẽ được đóng vai trẻ lạc 1 lần)
3.4 Kết thúc trò chơi:
- GV nhận xét chung về tinh thần chơi của cả lớp, tuyên dương những HS chơi tốt, tuyên dương Phương nếu Phương hợp tác và chơi tiến bộ, nhắc nhở những HS vi phạm luật chơi (không nhắm mắt khi GV yêu cầu).
3.1.3. Xây dựng vòng bạn bè *Ý nghĩa giáo dục
- Đối với HS mắc HCTK: HS mắc HCTK học với trẻ bình thường nảy sinh tâm lí, mặc cảm, tự ti, nhút nhát, rụt rè, những HS bình thường sẽ giúp các em xóa đi mặc cảm đó giúp các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn, dễ hòa nhập hơn .
- Đối với trẻ bình thường: khi giúp đỡ HS mắc HCTK sẽ giúp HS bình thường có cơ hội khắc sâu kiến thức, giúp những HS này sống tình cảm và có trách nhiệm hơn.
- Đối với GV: vòng tay bạn bè sẽ hỗ trợ giáo viên giúp đỡ HS mắc HCTK. Đây là cơ hội để giáo viên xây dựng tập thể HS đoàn kết vững mạnh. Hơn nữa giáo viên sẽ tốn ít thời gian cho việc cung cấp kiến thức mới cho HS mắc HCTK.
*Phương pháp xây dựng vòng bạn bè
Vòng 1: Vòng thân thiện gần gũi
Giáo viên giải thích cho HS rõ về vai trò và ý nghĩa của mối quan hệ thân thiết giữa các HS trong lớp và hoàn toàn tin tưởng rằng nếu mối quan hệ đó được thiết lập, lớp học sẽ tốt hơn. Do đó giáo viên phát cho mỗi HS một tờ giấy đã vẽ sẵn một vòng và yêu cầu đề tên của mình vào giữa. Sau đó đề tên của những người thân nhất vào vòng một. Những người ở vòng 1 là những người thân thiện nhất, nếu thiếu họ chủ thể ở giữa sẽ không tồn tại được về mặt tình cảm .
Vòng 2: Vòng thân tình
Vòng 2 là vòng bao gồm những bạn gần gũi nhưng ít thân hơn những bạn ở vòng 1.
Vòng 3: Vòng những người cùng tham gia.
Giáo viên có thể cho từng trẻ tự điền hay cả nhóm cùng điền vào vòng này gồm những người trẻ thích nhưng chưa hẳn đã gần gũi.
Vòng 4: Vòng chia sẻ
Sau khi đã điền 3 vòng, HS có thẻ điền tên những người mà trẻ liên quan, cùng chung sống như giáo viên, bác sĩ, hàng xóm…
Giáo viên dựa vào vòng bạn bè của từng trẻ, trao đổi với HS về vai trò của vòng bạn bè đối với cá nhân trẻ. Sau đó, trao đổi với cả lớp về vòng bạn bè của trẻ trong lớp mình. Giáo viên phân tích và nêu rõ vai trò của vòng 1 bằng các câu hỏi như: nếu thiếu những người trong vòng này cuộc sống của trẻ sẽ ra sao; Những người trong vòng này có những vai trò gì đối với mỗi cá nhân.
Sau đó, HS mắc HCTK cùng cả lớp trao đổi về việc làm thế nào để có những bạn bè trong lớp có thể trở thành những người trong vòng 1 của HS mắc HCTK. Sau khi phân tích những việc làm cần thiết để có thêm bạn trong vòng 1 của HS mắc HCTK, giáo viên cùng trao đổi với HS xây đựng kế hoạch hành động thực hiện các ý tưởng đã bàn.
- Tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để tăng sự hiểu biết và tạo cơ hội cho trẻ thể hiện.
- Động viên, khuyến khích kịp thời những hành vi, biểu hiện tốt. - Tuyên truyền phổ biến rộng các điển hình.
*Lưu ý:
- Xây dựng vòng bạn bè là việc một hay một số HS trợ giúp một HS khác trong học tập và vui chơi. Vòng bạn bè là một cách thực hành được đánh giá cao để hỗ trợ những HS khuyết tật nói chung và HS mắc HCTK nói riêng. Lựa chọn những HS làm người hướng dẫn, giúp đỡ không nhất thiết là các HS giỏi mà điều quan trọng là các HS này biết cách hỗ trợ cho HS mắc HCTK. Thực tế, những HS nhút nhát hay cảm thấy bị cô lập trong xã hội thường trở thành những người hướng dẫn rất tốt. Điều này làm tăng tính tự tin của các em cũng như làm cho việc học tập của chính em tiến bộ hơn.
- Những HS được chọn để trở thành người trong vòng 1 của HS mắc HCTK, dù là những HS giỏi hay không giỏi, đều cần phải tập huấn để thực hiện vai trò làm người hướng dẫn, hỗ trợ. GV nên lựa chọn và tập huấn nhiều người để làm hướng dẫn vì vai trò này không nên chỉ giao cho một HS duy nhất, nó sẽ ảnh hưởng đến học tập cũng như vui chơi của em đó. GV nên xem xét các gợi ý sau:
+ Làm thế nào để trở thành người hướng dẫn tận tình chứ không phải là người đòi hỏi
+ Làm thế nào để HS mắc HCTK tự làm lấy càng nhiều càng tốt + Cần làm gì nếu có vấn đề phát sinh
+ Thông tin về HS mắc HCTK cần hỗ trợ - các đặc điểm cụ thể về hành vi + Làm thế nào để trở nên thân thiện và có khả năng giúp đỡ người khác + Những quy định tổ chức đơn giản, trật tự để thực hiện việc hướng dẫn
- Cần lưu ý một điều rất quan trọng là những HS hỗ trợ cho HS mắc HCTK không bao giờ bị buộc phải tự suy nghĩ về các hoạt động hướng dẫn hoặc phải quyết định nên hướng dẫn cái gì. Chúng chỉ ở đó để thực hiện các hoạt động do GV giao.
Những HS hỗ trợ cho HS mắc HCTK không phải là GV và các em không dược giao cho mức độ trách nhiệm này.
- Kĩ năng giao tiếp và tiếp xúc kém là đặc điểm của bệnh tự kỷ vì vậy lúc đầu nhiều HS mắc HCTK không học tập tốt trong nhóm bạn bè. Một cách để khuyến khích HS mắc HCTK tham gia vào nhóm là khởi đầu đưa một số vật hay hoạt động đặc biệt hấp dẫn đối với HS mắc HCTK vào các hoạt động nhóm. Một cách khác là đưa HS này vào nhóm có những HS mà HS mắc HCTK đó quý mến. GV nên hướng dẫn cho nhóm này về những cách đơn giản để hỗ trợ và khích lệ HS mắc HCTK. Việc khuyến khích TTK tham gia vào các nhóm nhỏ không chỉ phát triển khả năng