Hệ thống cứu hỏa, hệ thống bơm

Một phần của tài liệu tìm hiểu bể chứa, đường ống dẫn xăng dầu tại kho xăng dầu hàng không sân bay nội bài (Trang 49)

2.7.1. Hệ thống cứu hỏa

Có 3 bơm để tưới mát khi nhiệt độ cao khi xảy ra sự cố: chữa cháy bằng bọt

2.7.2. Hệ thống bơm

2.7.2.1. Bơm ly tâm

Bơm ly tâm làm việc theo nguyên tắc ly tâm. Chất lỏng được hút và đẩy cũng như nhận them năng lượng ( làm tăng áp suất) là nhờ tác dụng của lực ly tâm khi cánh guồng quay. Bánh guồng được đặt trong thân bơm và quay với vận tốc lớn. Chất lỏng theo ống hút vào tâm guồng theo phương thẳng góc rối vào

rãnh giữa các cánh guồng quay và chuyển động cùng guồng. Dưới tác dụng của lực ly tâm, áp suất của chất lỏng tăng lên và văng ra khỏi guồng theo thân bơm ( phần rỗng giữa vỏ và cánh guồng) rồi vào ống đẩy theo phương tiếp tuyến. Khi đó ở tâm bánh guồng tạo nên áp suất thấp. Nhờ lực mặt thoáng bể chứa( bể hở áp suất khí quyển) chất lỏng dâng lên trong ống hút vào bơm. Khi guồng quay, chất lỏng được hút và đẩy liên tục, do đó chất lỏng chuyển động đều đặn. Đầu ống hút có lưới lọc để ngăn không cho rác và các vật rắn theo chất lỏng vào bơm gây tắc bơm và đường ống. Trên ống hút có van một chiều giữ chất lỏng trên trên ống hút khi bơm ngừng làm việc. Tren ống đẩy có lắp van một chiều tránh chất lỏng khỏi bất ngờ đổ dồn về bơm gây ra va đập thủy lực có thể làm hỏng guồng và động cơ điện( khi guồng quay ngược do bơm bất ngờ dừng lại). Ngoài ra trên ống đẩy còn lắp thêm một van chắn để điều chỉnh lưu lượng chất lỏng theo yêu cầu. Bơm ly tâm lúc khởi động không đủ để đuổi hết không khí ra khỏi bơm và ống hút, tạo ra độ chân không cần thiết. Vì vậy, trước khi mở máy bơm cần phải mồi chất lỏng vào đầy bơm và ống hút hoặc có thể dặt bơm thấp hơn mục chất lỏng trong bể hút cho chất lỏng tự động choán đầy thân bơm.

Áp suất của chất lỏng do lực ly tâm tạo ra hay chiều cao đẩy của bơm phụ thuộc vào vận tốc quay của guồng: vận tốc càng lớn thì áp suất và chiều cao đẩy càng lớn. Tuy nhiên, không thể tăng số vòng quay bất kỳ được vì lúc ấy ứng suất trong vật liệu làm guồng sẽ tăng và đồng thời trở lực cũng tăng lên cùng vận tốc. Do đó bơm một cấp chỉ đạt áp suất tối đa 40 đến 50m

Bơm ly tâm 1 cấp trục ngang

Bơm ly tâm 1cấp trục đứng Ưu điểm của bơm ly tâm:

- Tạo được lưu lượng đều đặn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đồ thị cung cấp đều đặn không tạo hình sin.

- Số vòng quay lớn, có thể truyền động trực tiếp từ động cơ điện.

- Cấu tạo đơn giản, gọn, chiếm ít diện tích xây dựng mà không cần kết cấu nền móng quá vững chắc. Do đó giá thành chế tạo lắp đặt vận hành thấp

- Có năng suất lớn và áp suất tương đối nhỏ nên phù hợp với phần lớn quá trình

Vì vậy, bơm ly tâm đã dần thay thế bơm pittong trong trường hợp áp suất trung bình và thấp, còn năng suất trung bình và lớn

Tuy nhiên bơm ly tâm cũng có nhược điểm:

- Hiệu suất thấp hơn bơm pittong từ 10 đến 15%

- Khả năng tự hút kém nên trước khi bơm cần phải mồi đầy chất lỏng vào bơm và ống hút khi đặt bơm phải cao hơn bể chứa

Nếu tăng áp suất thì năng suất cũng giảm mạnh so với thiết kế do hiệu suất giảm theo

2.7.2.2. Bơm trục vít

Bơm trục vít được sử dụng khi bơm các sản phẩm vào bồn có áp lực lớn và tránh tạo tia lửa điện

Bơm có thể có môt, hai hoặc 3 trục vít đặt ở vị trí nằm ngang hoặc thẳng đứng. Loại bơm ba trục vít thì trục giữa là trục dẫn và hai trục bên là trục bị dẫn. Khi làm việc bình thường trục dẫn không tryền momen xoắn cho các trục bị dẫn mà các trục này xoay dưới áp suất chất lỏng. Các trục bị dẫn có tác dụng bịt kín

2.8. Quản lý chất lượng

2.8.1. Chỉ tiêu chất lượng xăng máy bay

Động cơ lắp đặt trên máy bay cánh quạt và trực thăng cũng là động cơ bộ chế hòa khí. Về nguyên tắc động cơ xăng trên máy bay cũng hoạt động như các laoij động cơ, xe máy trên mặt đất. tuy vậy điều kiện làm việc và cấu trúc động cơ máy bay phức tạp hơn nhiều. so sánh với ôtô thì máy bay hoạt động trên không, nhiệt độ, áp suất thay đổi nhiều và nhanh, tốc độ máy bay lớn đòi hỏi động cơ có công suất đủ mạnh nhất là khi cất cánh, cấu trúc máy móc trên máy bay có độ chính xác cao hơn. Vì thế dù xăng máy bay cũng thuộc nhiên liệu động cơ bộ chế hòa khí nhưng cần có các chỉ tiêu chất lượng khác với xăng ôtô nhằm đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt về điều kiện hoạt động của máy bay.

Tính bay hơi của xăng máy bay phải thích hợp với điiều kiện làm việc trên không, áp suất thấp và nhiệt độ cũng thấp. yêu cầu xăng máy bay có ít hợp phần nhẹ nhằm tránh hiện tượng tạp nút hơi gây nghẽn khí nhưng lại yêu cầu phải tạo đủ hơi cho động cơ có công suất làm việc bình thường nên phạm vi độ sôi của xăng máy bay hẹp hơn của ôtô. Nhờ điểm sôi cuối thấp và phạm vi độ sôi hẹp

Tính chống cháy kích nổ của xăng máy bay là một chỉ tiêu rất quan trọng nhằm tuyệt đối đảm bảo tránh được hiện tượng cháy kích nổ trong động cơ khi máy bay đang trên bầu khí quyển. Tính chống cháy kích nổ của xăng máy bay biểu thị bằng trị số octan (TSOT) và trị số phẩm độ (TSPĐ).

Tính ổn định hóa học của xăng máy bay đòi hỏi cao hơn độ sôi so với xăng ôtô. Để đánh giá tính ổn định của xăng máy bay cần xác định them các chỉ tiêu chất lượng là hàm lượng nhựa tiếm tang, thời gian ổn định và trị số iôt.

Xăng máy bay cũng như nhiên liệu phản lực được cung cấp cho các động cơ máy bay làm việc trên không thường gặp nhiệt độ rất thấp. Do đó yêu cầu chúng phải đảm bảo tính lưu chuyển ở nhiệt độ thấp. Để đánh giá tính năng này cần xác định các chỉ tiêu chất lượng: nhiệt độ vẫn đục, nhiệt độ bắt đầu kết tinh và nhiệt độ đông đặc.

Để đánh giá khẳ năng cung cấp nhiệt của xăng máy bay cũng như nhiên liệu phản lực, người ta dùng chỉ tiêu nhiệt trị.

2.8.2. Chỉ tiêu nhiên liệu phản lực

- Tính bay hơi thích hợp

• Thành phần điểm sôi

• Khối lượng riêng và tỷ trọng

• Màu sắc nhiên liệu phản lực - Nhiệt đốt cháy cao

• Nhiệt trị

• Chiều cao ngọn lửa không khói

• Trị số phát quang

• Hàm lượng hydrocacbon thơm - Tính ổn định hóa học tốt

• Trị số brom

• Hàm lượng hydrocacbon olefin - Tính chống ăn mòn, mài mòn phù hợp

• Hàm lượng lưu huỳnh tổng số

• Hàm lượng lưu huỳnh marcaptan

• Ăn mòn mảnh đồng

• Ăn mòn mảnh bạc - Tính lưu chuyển tốt

• Độ nhớt động học

- Đảm bảo an toàn cháy nổ

• Độ chớp cháy

• Độ dẫn điện

2.9. Phòng chống hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển và tồn chứa. chuyển và tồn chứa.

Từ nơi khai thác , chế biến đến nơi tiêu dùng dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ đều bị hao hụt. Mức độ hao hụt nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển, phương tiện chứa đựng và bảo quản, nhiệt độ và áp suất khí trời xung quanh.

Các nguyên nhân gây ra hao hụt thường là do bay hơi, rò rỉ, tràn vãi hoặc do lẫn lộn các sản phẩm dầu mỏ với nhau ( riêng ở kho xăng dầu này thì chỉ nhạp duy nhất 1 loại nguyên liệu Jet A-1 nên hiện tượng lẫn sản phẩm là hầu như ko xảy ra).

Các nguyên nhân gây hao hụt

1. Thi công , thiết kế công nghệ không đáp ứng năng lực, yêu cầu kho xăng dầu

2. Đơn vị sai số giữa các thiết bị đo không đồng bộ, sai số các thiết bị đo, ta có thể giải quyết băng việc đồng hóa các thiết bị đo.

3. Rò chảy nguyên liệu trong quá trình tiếp nhận hoặc cấp phát nhiên liệu 4. Nhiên liệu hao hụt do bay hơi

5. Nhiên liệu bị tràn ra khỏi thùng chứa

Các biện pháp giảm hao hụt

1. Thiết kế, xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn phù hợp đáp ứng được năng lực kinh doanh

2. Giảm thiểu sai số bằng cách đồng bộ thiết bị đo từ khâu đầu đến khâu cuối

3. Cấp trực tiếp nhiên liệu từ xe bồn vào bể

4. Lựa chọn bồn chứa cố định, sơn màu sáng bên ngoài đồng thời có hệ thống tưới mát

5. Phải xây dựng rõ quy trình lao ddoongj đối với người cấp phát nhiên liệu.

Sử dụng đầy đủ các hệ thống xe bồn chứa có thiết bị cảnh báo dầu tràn, còi hoặc đèn báo.

Vậy 5 nguyên nhân trên có thể xếp vào các dạng hao hụt sau Các dạng hao hụt chia thành các loại:

- Hao hụt về cả số lượng và chất lượng: xảy ra do hiện tượng bay hơi, hiện tượng này không những gây hao hụt về mặt số lượng mà còn về mặt chất lượng cũng bị sút kém.

- Hao hụt về mặt chất lượng: sản phẩm dầu bị kém, mất phẩm chất trong khi số lượng vẫn giữ nguyên

2.9.1 Hao hụt về mặt số lượng

Dạng hao hụt này phụ thuộc vào các yếu tố trạng thái kỹ thuật của máy móc, thiết bị trong kho xăng dầu, hệ thống ống dẫn, trạm bơm chuyển và phương tiện vận chuyển

Mức độ thao tác chính xác của người công nhân trong quá trình làm việc

Mức độ dính bám của các loại sản phẩm dầu mỏ trong phương tiện chứa đựng vận chuyển

Nguyên nhân

Do việc bảo quản, sửa chữa các phương tiện vận chuyển, tồn chứa, bơm chuyển không đúng thời gian quy định. Cụ thể như bể, ống dẫn bị han rỉ, bị thủng, các mặt bích nối ống dẫn không kín, dò chảy qua các khe hở trong máy bơm, nắp cổ xitec không kín.

Do người công nhân thiếu trách nhiệm gây tràn, vãi trong quá trình xuất nhập khẩu

Do dính bám trong các phương tiện vận chuyển chứa đựng  Biện pháp khắc phục

Tiến hành bảo dưỡng sửa chữa định kỳ các trang thiết bị trong kho xăng dầu và kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra.

Chú ý tới gioăng, đệm lót kín trong các máy bơm, các mặt bích nối với các ống, các thiết bị lắp ráp trên bể chứa.

Để tránh tràn vãi chỉ chứa 95% thể tích của bể, đối với phương tiện vận chuyển như ô tô xitec, phuy chứa đến 97% thể tích.

Không để sự cố xảy ra tại bể chứa , ống dẫn và phải nhanh chóng khắc phục rò chảy khi chúng vừa mơi xuất hiện ( đối với các bể lớn phải có đắp đê xung quanh, có rãnh, hố gạn dầu thu hồi phần dầu tràn vãi.

2.9.2 Hao hụt về mặt số lượng và chất lượng

2.9.2.1 Nguyên nhân

Đó là những hao hụt do bay hơi xảy ra “Thở lớn” tại các bể đang nhập

“Thở nhỏ” tại các bể tồn chứa tĩnh “Thở ngược” tại các bể đang xuất

càng cao thì khả năng bay hơi càng lón. Do vậy tổn thất do bay hơi chủ yếu là xăng nhiên liệu, nhiên liệu diezel và dầu hỏa có áp suất hơi bão hòa lớn hơn nhiều nên tổn thất do nguyên nhân này là thứ yếu. Lượng xăng dầu thoát ra ngoài không khí được tính theo công thức sau:

X là khối lượng sản phẩm dầu đó có trong 1 kg không khí, kg

Trong đó:

Mh là khối lượng phân tử của sản phẩm dầu Mkk là khối lượng phân tử của không khí ϕ : độ bão hòa của sản phẩm

Pbh : áp suất hơi bão hòa của sản phẩm tính ra mmHg ở 37,80C

Khi tăng áp suất hơi bão hòa của sản phẩm thì lượng nhiên liệu bay hơi tăng 15- 17%.

Khi tăng hệ số bão hòa ϕ thì lượng nhiên liệu bay hơi tăng lên rấ nhiều

Điều đó cho thấy rằng những quy trình xuất nhập khẩu xăng dầu cần được tuân thủ nghiêm ngặt để tránh tiêu hao xăng do bay hơi. Việc xuất ngay xăng dầu vào bể chứa với mục đích giảm hệ số hao mòn ϕ trong không khí mới vào bể khi xuất.

Ngoài những yếu tố trên còn có ảnh hưởng từ bên ngoài gây nên các yếu tố môi trường như : bức xạ nhiệt mặt trời, nhiệt độ, tốc độ gió.. gây ra tổn thất bay hơi trong khoảng trống chứa hơi trong bể, hầu như lúc nào cũng thông ra bên ngoài, đồng thời các phần cất nhẹ nhất của sản phẩm dầu cũng bị thất thoát ra ngoài khí quyển. Do đó lượng xăng thực tế giảm, lượng xăng dầu bị mất đi càng nhiều.

Sự thất thoát ở bể chứa gồm các nguyên nhân gây ra:

*Tổn thất do “ thở nhỏ”: Nếu nhiệt độ môi trường thay đổi thì dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ bên trong bể chứa sinh ra làm tổn thất bể chứa tĩnh. Ban ngày trời nắng làm tăng thể tích hỗn hợp không khí-hơi nhiên liệu trong bể và nhiệt độ lớp nhiên liệu tại bề mặt thoáng gồm toàn phân tử, nhờ tăng nồng độ hơi xăng dầu và tăng áp suất ở khoảng không trong bể, khi áp suất tăng vượt trị số giới hạn của van thở thì hỗn hợp không khí và nhiên liệu thoát ra ngoài. Ngược lại ban đêm niệt độ trong bể giảm xuống, thể tích trong bể co lại, áp suất hơi bão hòa giảm, khi áp suất hơi bão hòa giảm xuống quá mức chân không mà van thở cho

Độ chứa đầy cũng ảnh hưởng hao hụt của nhiên liệu, nó cũng ảnh hưởng đến tổn thất do thở nhỏ

*Tổn thất do thở lơn* :

Khi tiếp nhận hoặc cấp phát nhien liệu thì gây ra tổn thât “thở lớn”. Khi nạp nhiên liệu vào thì gây ra hiện tượng nén khí, thể tích hơi xăng dầu co lại, nếu áp suất hỗn hợp quá áp suất giới hạn của van thở thì hỗn hợp hơi xăng dầu sẽ đi ra ngoài gây hiện tượng tổn thất, áp suất giới hạn của van càng lớn thì sự thoát hơi hỗn hợp chậm lại hơn. Tổn thất khi cấp phát xăng dầu thấp hơn. Khi cấp phát xăng dầu, thể tích chất lỏng giảm, lượng không khí bên ngoài sẽ tràn vào sau khi cấp phát làm nồng độ hỗn hợp trong bể tăng. Khi áp suất hỗn hợp hơi vượt quá áp suất giới hạn của van thở, hỗn hợp chui ra ngoài gây tổn thất. Qua những vấn đề trên ta thấy những ảnh hưởng, yếu tố gây nên tổn thất bay hơi là

• Tính bay hơi của xăng dầu là yếu tố cơ bản được đặc trưng bởi đại lượng áp suất hơi bão hòa

• Nhiệt độ bên ngoài, nhiệt độ không gian bên trong trên mặt thoáng gây ra giãn nở thể tích từ đó sinh ra hao hụt nhiên liệu “ thở nhỏ”

• Sự thay đổi thể tích trong bể chứa khi xuất nhập gây ra tổn thất thở lớn.

• Ngoài ra còn có sự hao hụt gây ra do hiện tượng thở ngược như sau

 Trong quá trình xuất xăng dầu, khoảng trống trong bể chứa tăng lên, áp suất hơi riêng phần của snar phẩm dầu mỏ trong bể giảm và áp suất chung trong bể cũng giảm, không khí từ ngoài sẽ vào bể. Kết cục là lượng xăng dầu bay hơi để trung hòa với lượng không khí mới vào. Quá trình bay hơi đó xảy ra cho tới khí áp suất chung lớn hơn áp suất khí trời. Van thở mở, hỗn hợp không khí – hơi xăng sẽ thoát ra ngoài và gây hao hụt.

2.9.2.2 Biện pháp giảm hao hụt

Biện pháp giảm hao hụt theo thở nhỏ:

 Tồn chứa sản phẩm xăng dầu trong bể chứa theo đúng khả năng chứa đầy ( từ 95-97 % về thể tích) để giảm khoảng trống chứa hơi

 Dùng áp suất để giữ hơi xăng dầu như van thở

 Lấy mẫu và đo mức xăng dầu vào sáng sớm, tức là lúc có cường độ bay

Một phần của tài liệu tìm hiểu bể chứa, đường ống dẫn xăng dầu tại kho xăng dầu hàng không sân bay nội bài (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w