Các giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2006 2010 (Trang 27 - 31)

2.1.Các giải pháp về chống các vụ kiện bán phá giá

Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài

- Chính phủ phát triển mạnh nền kinh tế thị trường đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và thừa nhận của thế giới, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.

- Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá để có sự phòng tránh cần thiết.

- Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các nước...

Thứ hai,Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra * Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện - Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện

- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện và luật sư luật sư giỏi có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện...

* Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.

- Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh

- Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.

+ Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá... để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.

* Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế

- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình.

2.2. Các giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu

“Quan trọng là phải tăng tính liên kết giữa các ngành hàng xuất khẩu và hỗ trợ xuất khẩu (công nghiệp phụ trợ) trên cơ sở xác định chuỗi giá trị ngành để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn”. Điểm tựa cho việc thực hiện chuỗi giá trị gia tăng này bắt đầu từ việc các nhà quản lý và hoạch định chính sách cần xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ thương mại thế giới. Đánh giá chính xác tiềm năng cũng như yếu kém, tồn tại, từ đó làm cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển những năm tiếp theo cho các ngành hàng chủ lực. Tiếp đó, cần xác định các phân đoạn trong chuỗi giá trị ngành và tính khả thi của liên kết theo chuỗi giá trị. Doanh nghiệp cần nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu thông qua đầu tư nhập khẩu thiết bị công nghệ với phương thức thương mại tương ứng với thị trường mục tiêu. Kèm theo những vấn đề này là sự hỗ trợ của Nhà nước trong chính sách tín dụng, cơ chế khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, xúc tiến thương mại...

Với nhóm hàng vẫn bị xếp vào gia công, sơ chế hoặc nguyên liệu thô như nông sản, dệt may, các cơ quan nhà nước nên tập trung cho việc cung cấp thông tin thị trường, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại mang tầm cỡ quốc gia. Đồng thời tập trung vào chiến lược xây dựng thương hiệu đối với những mặt hàng Việt Nam được thị trường thế giới chấp nhận như gạo, càphê, thủ công mỹ nghệ. Trong đó, từng bước thiết lập hệ thống phân phối tại các nước và khu vực trên thế giới để mang lại giá trị xuất khẩu cao.

Đặc biệt, các doanh nghiệp phải tự dẹp bỏ cái tôi để liên kết và cùng tồn tại. Nếu làm được điều này sẽ không có tình trạng các doanh nghiệp chỉ vì lợi ích của mình mà làm giá xuất khẩu thấp hơn mặt bằng chung dẫn đến việc người mua ép giá với các mặt hàng gạo, càphê, hồ tiêu vừa qua.

Nâng cao trình độ lao động của đội ngũ công nhân, kỹ thuật và lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu.

Các chiến dịch mở rộng ra đằng trước và đằng sau của chuỗi giá trị.

2.3. Các giải pháp nâng cao thương hiệu Việt Nam

Chú trọng giới thiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm của mình phải tiến hành đăng ký cho từng loại sản phẩm, nhất là sự chuẩn bị đầu tư nguồn lực cho các hoạt động đăng ký bảo hộ thương hiệu và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại nước ngoài. Xây dựng chiến lược sản phẩm, đây là

giải pháp nhằm làm cơ sở và định hướng, từng bước tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Xây dựng và phát triển các tổ chức xúc tiến thương mại, trợ cấp thích hợp. Đây là điều cần thiết, đầu mối giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài, cung cấp thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường…Các ngành, các doanh nghiệp phải chủ động tích cực tìm kiếm thị trường mới, phát triển thị trường Châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông. Đồng thời trong bối cảnh khó khăn về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chú trọng tập trung vào cả thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ. Tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại trong việc cung cấp thông tin thị trường, giới thiệu cơ hội làm ăn, tư vấn pháp lý về các lĩnh vực liên quan tới thương mại quốc tế.

Tổ chức các buổi triển lãm quốc tế, giới thiệu sản phẩm trên các nước đối tác.

2.4. Các giải pháp hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp

Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại thương thực hiện có hiệu quả. Ngược lại nó sẽ làm giảm hiệu quả của các hoạt động ngoại thương. Đặc biệt xây dựng các khu kinh tế mở, các đặc khu kinh tế và hệ thống sân bay, bến cảng có tính khu vực và quốc tế. Hình thành mạng lưới hạ tầng liên kết và hiện đại, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại. Xây dựng và củng cố các tiêu chuẩn quản trị chất lượng như ISO, HACCP, ISO-14000, GMP…

Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam phải giữ được chữ tín với khách hàng, cần chú trọng tập trung các nguồn lực, đổi mới sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng chiến lược sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong nước và thế giới, đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Cần phải đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, phương thức thanh toán, cách thức xuất nhập khẩu hàng hoá theo hướng mang lại ích lợi nhất cho các doanh nghiệp.

Hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn: giảm các mức thuế thu nhập và thuế nhập khẩu sản phẩm đầu vào cho các ngành mà nhà nước muốn khuyến khích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hỗ trợ về thông tin: thông tin về thị trường, về giá cả và về kỹ thuật và về thru tục xuất nhập khẩu cho các mặt hàng xuất khẩu.

Hỗ trợ về ngoại tệ: đơn giản hóa các thủ tục cấp, cho vay và đổi ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để nhanh chóng quay vòng vốn và thực hiện thanh toán.

Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hải quan để rút ngắn thời gian thông quan và giảm chi phí cho hàng hoá xuất nhập khẩu.

3.5. Các giải pháp thích nghi với các luật lệ thương mại quốc tế

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và luật lệ cuả WTO, để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, tạo sự đồng thuận đối với các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Đây là điều quan trọng giúp họ hiểu được tổ chức này, những lợi ích mà tổ chức này mang lại, nhận thức được những thách thức khi gia nhập WTO nhằm tìm phương cách để khai thác cơ hội, vượt qua thách thức, ứng xử hợp lý và hiệu quả nhất để xây dựng nền xuất khẩu Việt Nam mang tính cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng thị trường, phù hợp với các cam kết của WTO. Bản thân các chính sách thông thoáng lại tạo nền tảng cho cải cách hành chính trong xuất nhập khẩu. Kịp thời phát hiện khó khăn của doanh nghiệp để bổ sung, sửa đổi nhanh các thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, công khai, minh bạch. Thủ tục hành chính cũng phải được thể chế hoá để nghiêm minh, tránh tuỳ tiện trong thực hiện.

Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu là yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trang bị tốt kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững luật lệ, pháp luật và có năng lực đàm phán quốc tế. Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực chính là chiếc “chìa khoá” của sự thành công trong hội nhập, yếu tố quan trọng của sự phát triển nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2006 2010 (Trang 27 - 31)