Kết luận chung

Một phần của tài liệu Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2006 2010 (Trang 25 - 27)

Qua nhưng phân tích ở trên cho chúng ta thấy rằng, tận dụng được những cơ hội khi nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong những năm vừa qua. Trên lĩnh vực xuất nhập khẩu đã đạt được những thành tích rất to lớn. Khi cán cân thương mại ngày càng được cải thiện theo hướng xuất khẩu nhiều hơn . Tổng kim ngạch xuất khấu ngày càng được tăng lên. Nước ta đã tận dụng được lợi thế so sánh của minh trong một số mặt hàng xuất khẩu chủ chốt như : may mặc , gạo, nông sản, cà phê, tiêu, gỗ , dầu mỏ … Tỷ trọng đóng góp của xuất khẩu trong GDP ngày càng tăng trong những năm vừa qua. Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên nhìn vào cán cân thương mại hiện nay của chúng ta thi vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: giá trị xuất khẩu hàng hoá vẫn còn thấp, chủ yếu là xuất khẩu thô ….các nghành xuất khẩu háng hoá co giá trị kinh tế cao vẫn còn khiêm tốn. Số lượng các mặt hàng vẫn còn ít so với tiềm năng của nước ta. Trong khi đó nước ta nhập siêu rất nhiều mặt hàng lớn điều này ảnh hưởng rất lớn đên cán cân thương mại.

Xét về cơ cấu, hàng xuất khẩu của nước ta còn nhiều hạn chế, thể hiện ở cả ba phương diện. Thứ nhất, chủng loại hàng hóa còn đơn điệu, chưa có những mặt hàng xuất khẩu mới có giá trị xuất khẩu cao. Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa diễn ra chậm. Thứ ba, giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu còn thấp. Thực tế, xuất khẩu hiện nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản như dầu thô, than đá, nông, lâm, thủy, hải sản... Các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giầy da, điện tử và linh kiện máy tính... chủ yếu mang tính chất gia công. Với cơ cấu xuất khẩu này, nước ta đang phải chấp nhận thực

trạng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế thấp và tiềm năng phát triển thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Đây là những vấn đề cần sớm được giải quyết để nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu của hàng hóa.

Trong thời gian tới chúng ta cần có những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu và xuất thô hiện nay. Đây là vấn đề rất được Đảng và nước quan tâm. Chúng ta cần có chính sách hạn chế xuất khẩu các mặt hàng không thể tái tạo được như ; dầu mỏ , khoáng sản, than…mở rộng các ngànhcông nghiệp phụ trợ, để sản xuất các mặt hàng mà chúng ta có thể sản xuất được .nâng cao giá trị cho các hàng hoá xuất khẩu . áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất hàng hoá , nhằm giảm chi phí và giảm giá thành hàng hoá xuất khẩu …

Phần 3: GIẢI PHÁP TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM 1. Xu hướng và mục tiêu

Hội nghị nhận định, mặc dù sau năm 2009, suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, nhưng thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước ta đang dần hồi phục.

Tốc độ tăng trưởng GDP quý 2/2010 tăng gần 6% so cùng kỳ năm 2009. Sản xuất công nghiệp tăng trên 13%. Tổng lượng hàng hoá xuất khẩu tháng 5 năm 2010 tăng hơn 12%. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2010 và 2011, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ tăng trở lại, dự báo năm 2010, tăng trưởng GDP toàn cầu tăng 4,2%, năm 2011 tăng 4,3%. Riêng Việt Nam, GDP sẽ tăng từ 6% đến 6,5%

Trong năm 2010 và 2011, dự báo tỉ giá đồng tiền Việt Nam khá ổn định so với đồng USD và sẽ không có việc phá giá tiền đồng đáng kể trong ngắn hạn. Các đơn vị tiền tệ chính của thị trường xuất khẩu Việt Nam là USD, đồng Yên Nhật, đồng NDT cũng khá ổn định và trên đà tăng giá.

Được biết, mục tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của Việt Nam năm 2010 là: Xuất khẩu cả nước là 62,54 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu các doanh nghiệp nội địa chiểm 63% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 6% so với cùng kỳ. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất dầu thô) chiểm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 6% so với cùng kỳ;

Theo ông Bùi Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất cao, nên thị trường thế giới là quan trọng. Nếu kinh tế thế giới phục hồi trong năm 2010, thì sẽ mở lối thoát cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, trở thành đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao hơn.

Quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới được dự báo là vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro khó lường.Việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong năm 2010 đối với Việt Nam tuy còn khó khăn nhưng không phải là không thể đạt được.

Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011 trình QH thông qua gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng 10% so với năm 2010. Trong thời gian tới tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường trong các nước nhập khẩu và trên thế giớ.

Với đà hồi phục kinh tế hiện nay, trong trung hạn, Việt nam vẫn có thể đặt ra các mục tiêu cao hơn cho xuất khẩu, cụ thể trung bình xuất khẩu tăng 15 -17 % cho giai đoạn 2011 – 2015. Bên cạnh đó có những bước dần chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế việt nam giai đoạn 2006 2010 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w