Bảo đảm/ Bảo hành/ Bảo trì (Guarantee):

Một phần của tài liệu Tiểu luận HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 27 - 29)

I. Tổng quan hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế :

h. Bảo đảm/ Bảo hành/ Bảo trì (Guarantee):

Khi cần có sự bảo đảm của một bên về một yêu cầu nào đó trong thương vụ, hai bên cần ghi chép điều này thành văn bản; chẳng hạn Bảo đảm của người mua cung cấp bao bì

đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng mẫu mã theo tiêu chuẩn xuất khẩu; bảo đảm cung cấp

những dịch vụ cần thiết sau khi giao hàng của người bán …hoặc trong trường hợp mua

bán thiết bị thì lời cam kết bảo hành định kỳ cho thiết bị của người bán cũng phải được ghi chép vào đây:

- Thời hạn hay tiêu chuẩn bảo hành; - Chi phí bảo hành;

- Chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc bảo hành… i. Phạt (Penalty):

Với điều kiện này các bên sẽ thoả thuận những biện pháp trừng phạt khi hợp đồng

không thực hiện được do lỗi của một trong hai bên:

- Những trường hợp sẽ bị phạt:

+ Chậm giao hang.

+ Giao hàng với số lượng và chất lượng không phù hợp với qui định của hợp đồng. + Chậm thanh toán.

+ Mở L/C chậm hơn qui định so với hợp đồng.

+ Cố tình vi phạm hợp đồng, đơn phương huỷ bỏ hợp đồng…

- Mức độ phạt, bồi thường thiệt hại: có thể chọn một trong những cách:

+ Qui định phạt bằng một số tiền cụ thể.

Bảo hiểm (kinh tế) là một hoạt động kinh tế nhằm mục đích phân chia tổn thất và bảo đảm vốn kinh doanh cho chủ đối tượng được bảo hiểm. Trong kinh doanh hàng hoá ngoại thương hầu hết hàng hoá được chuyên chở bằng đường biển, nên càng cần phải có biện

pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ hàng. Vì vậy, bạn nên mua bảo hiểm cho

hàng hoá của mình.

Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam do thiếu vốn và chưa hiểu rõ tác dụng của bảo

hiểm nên chưa chú trọng lắm đến công tác bảo hiểm. Ngày nay, có nhiều người nhận thấy

tác dụng của bảo hiểm nên đã thay đổi quan niệm “nhường quyền mua bảo hiểm” cho đối tác nước ngoài. Vì vậy trong hợp đồng cần ghi rõ ai là người mua bảo hiểm và điều kiện

bảo hiểm cần mua.

k. Bất khả kháng (Force majeuce):

Trong thực tế khi thực hiện hợp đồng có những tình huống xảy ra ngoài khả năng dự

kiến của các bên, gây nên những tổn thất không thể tránh khỏi cho hàng hoá; chẳng hạn như thiên tai bất ngờ, hoả hoạn hoặc những hành vi của con người, của chiến tranh làm thiệt hại hàng hoá…Những tổn hại ngoài dự phòng này được coi là Bất khả kháng và các bên có thể được miễn trách (Immunity Liability). Để không bị quy trách nhiệm khi có tổn

thất hàng hoá ngoài ý muốn, các bên cũng nên ghi vào hợp đồng điều khoản này. Tuy nhiên cần thống nhất về Tổ chức cấp chứng chỉ giám định Bất khả kháng để dễ phân xử

khi xảy ra tổn thất. Nếu bị khiếu nại bạn cũng nên cố gắng đưa ra các bằng chứng để

chứng minh mình ở trong tình trạng bất khả kháng.

l. Khiếu nại (Claim):

 Khiếu nại là phương pháp giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng trực tiếp

giữa các bên có liên quan với nhau nhằm thoả mãn (hoặc không thoả mãn) yêu cầu của

bên khiếu nại. Vì vậy trong HĐNT người ta thường ghi thêm điều khoản này để quyền lợi các bên được bảo đảm một cách an toàn hơn; đồng thời giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa

các bên có liên quan.

 Khiếu nại có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động ngoại thương vì những lý do sau đây:

- Thứ nhất: khiếu nại kịp thời sẽ bảo vệ quyền lợi cho người khiếu nại; vì nếu người bị

khiếu nại thoả mãn yêu cầu của người khiếu nại tức là quyền lợi của bên khiếu nại được

phục hồi, do đó bảo đảm quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thứ hai: thông qua khiếu nại có thể đánh giá được uy tín của đối phương để làm cơ

- Thứ ba: khiếu nại còn là cơ sở để toà án hoặc trọng tài chấp nhận đơn kiện để xét xử

nếu trong hợp đồngqui định khiếu nại là bước bắt buộc trước khi đưa ra trọng tài.

Trong hợp đồng, các bên sẽ qui định những trường hợp nào người bán có thể khiếu nại người mua (hoặc ngược lại); trình tự khiếu nại; thời hạn nộp đơn khiếu nại; quyền hạn và nghĩa vụ của các bên khi đưa ra khiếu nại; các phương pháp điều chỉnh khiếu nại…

m.Trọng tài (Arbitration):

 Nếu giải quyết tranh chấp giữa các bên bằng thương lượng, khiếu nại không thành, có thể đưa vụ việc ra Trọng tài để được phân xử. Phán xét của trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng mà các bên phải chấp hành. Vì vậy điều khoản trọng tài cũng nên đưa vào hợp

đồng để một mặt các bên thấy rõ trách nhiệm hơn trước pháp luật; mặt khác có cơ sởđể

bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra tổn thất, tranh chấp.

 Những nội dung đề cập đến trong điều khoản này:

- Người đứng ra phân xửđể giải quyết tranh chấp giữa các bên là Toà án quốc gia hay Trọng tài kinh tế; Trọng tài quốc tế hay Trọng tài quốc gia…Trong mua bán ngoại

thương ở Việt Nam, nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường hay chọn trọng tài phân xử là Trọng tài quốc tế Việt Nam;

- Luật nào sẽđược áp dụng trong việc xét xử; - Địa điểm tiến hành giải quyết tranh chấp; - Cam kết chấp hành tài quyết của các bên;

- Phân định chi phí trọng tài (thường là bên thua kiện phải chịu)…

Một phần của tài liệu Tiểu luận HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)