Giải pháp khác để dự trữ hydrogen trên tấm mạch của xe là hóa lỏng khí tại nhiệt độ lạnh sâu (– 259.20C). Vì vậy hydrogen được dự trữ dưới dạng chung là “LH2”. Thiết bị dự trữ LH2 bị ảnh hưởng do những vấn đề về tỷ trọng giống như ảnh hưởng sự nén hydrogen. Thực vậy, tỷ trọng của hydrogen lỏng rất thấp và 1 lít hydrogen lỏng chỉ nặng
371 10× − kg 71 10× − kg
. Tỷ trọng thấp này dẫn đến kết quả là năng lượng đạt được khoảng
6
8.52 10× J
cho mỗi lít hydrogen lỏng.
Để chứa đựng chất lỏng tại nhiệt độ rất thấp như – 259.20C là một thách thức đối với kỹ thuật. Nó đòi hỏi một thùng chứa lớn được bảo vệ để giảm đến mức tối thiểu nhiệt truyền từ môi trường không khí đến chất lỏng và vì thế ngăn cản nó sôi. Phương pháp thường sử dụng là làm một bình chứa được bảo vệ rất kỹ và làm cho nó đủ lớn để chống lại áp suất từ một vài sự bay hơi. Áp suất dư sau đó được giải phóng ra khí quyển bằng một van an toàn. Sự cách ly thùng chứa, độ bền, và những thiết bị an toàn cũng tăng lên đáng kể cùng với trọng lượng và chi phí của LH2 dự trữ.
Sự bay hơi là một hiện tượng khó giải quyết: nếu xe được đỗ ở một khu vực khép kín (garage, bãi đậu xe dưới mặt đất), có sự nguy hiểm là hydrogen sẽ tích tụ trong khí
quyển chật hẹp và hỗn hợp chất nổ theo đó hình thành sẽ nổ tung khi có tia lửa đầu tiên (công tắc đèn, bóng đèn, v v.). Tiếp nhiên liệu cho thùng chứa với hydrogen lỏng yêu cầu những sự đề phòng đặc trưng: không khí phải được giữ lại bên ngoài. Giải pháp thường được sử dụng là đổ đầy thùng chứa với Nitơ trước khi cho nhiên liệu để di chuyển khí dư trong thùng chứa. Điều đó cần thiết để sử dụng những thiết bị chuyên dùng, chúng được thiết kế đề phòng sự nổ và những nguy hiểm của chất làm lạnh sâu. Thực vậy, chất làm lạnh sâu là một hợp chất nguy hiểm đối với cuộc sống sinh vật, như nó đốt cháy – làm tê liệt da và những bộ phận khác. Tuy nhiên, nó có thể khả quan hơn vì nhiệt độ môi trường sẽ làm bay hơi nhanh hydrogen lạnh đủ để hạn chế hoặc loại trừ nguy hiểm này.