Giải pháp huy động vốn, quản lý vốn

Một phần của tài liệu đánh giá tiêu chí xây dựng nông thôn mới và thực trạng tại xã tân hòa, huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 42)

4.1.4.1. Giải pháp huy động vốn

Ngoài các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cho các hạng mục công trình được hỗ trợ theo Quyết định 800/ QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về

xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, còn huy động tối đa các nguồn từ ngân sách

địa phương thu được như: đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền, cho thuê đất… Vốn vay từ các quỹ tín dụng chủ yếu đầu tư cho các lĩnh vựcgiảm nghèo, an sinh xã hội.

Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đã được phê duyệt đầu tư.

Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Vốn quy động từ nhân dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

4.1.4.2. Giải pháp quản lý và sử dụng vốn

Quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ nhằm đảm bảo việc đầu tưđúng mục đích,

đồng bộđểđạt hiệu quả cao.

Có biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các nguồn vốn, tạo sức thu hút đầu tư, thực hiện đầu tư có trọng tâm để phát huy hiệu quả các nguồn vốn.

4.2.1. Gii pháp t chc thc hin quy hoch

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng quy hoạch trên địa bàn xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như: kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch chỉnh trang các cụm dân cư và đề xuất xây dựng mới các điểm dân cư và các tuyến dân cư cho phù hợp với thực tế và hướng phát triển trong thời gian tới, bổ sung các công trình, dự án có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội ởđịa phương.

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, tổ chức niêm yết công khai và triển khai thực hiện quy hoạch, trước hết là tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về các quy hoạch và vận động người dân tham gia thực hiện quy hoạch. Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch theo lộ trình và các giải pháp đồng bộ để thực hiện quy hoạch như: các dự án công trình, các nguồn vốn đầu tư và sự tham gia của nhân dân trong xã để thực hiện dự án.

4.2.2. Phát trin h tng kinh tế - xã hi

4.2.2.1. Giao thông

Tranh thủ nguồn vốn đầu tư phát triển xây dựng hệ thống giao thông nông thôn hàng năm của tỉnh, huyện, địa phương phục vụ việc đi lại của nhân dân, vận chuyển hàng hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tổ chức vận động nhân dân đóng góp về đất, tài sản trên đất để xây dựng và mở

rộng các tuyến lộ trên địa bàn xã.

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án có mục tiêu trên địa bàn như chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển đường giao thông nông thôn để thực hiện công trình.

4.2.2.2. Thủy lợi

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án có mục tiêu trên địa bàn: sử dụng nguồn vốn cấp từ thủy lợi phí, chương trình kiên cố hóa kênh mương, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản.

Huy động mọi nguồn lực để tổ chức nạo vét một số kênh, rạch tạo thuận lợi cho việc cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tổ chức vận động nhân dân tham gia thực hiện các chương trình, dự án về thủy lợi như nạo vét kênh, rạch, xây dựng mới các đê bao, cống đập trên địa bàn.

4.2.2.3. Điện

Duy trì công tác thường xuyên cải tạo và phát triển mới hệ thống điện nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn, độ tin cậy, môi trường và thuận lợi, hiệu quả kinh tế cho người sử

Theo dõi và kiểm tra đảm bảo nội dung về hệ thống lưới điện, trạm biến áp, đường dây hạ thế, chất lượng điện, khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ.

4.2.2.4. Trường học

Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về

cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học, thực hiện đúng phương châm “ Học đi đôi với hành”.

4.2.2.5. Y tế

Thực hiện chỉ thị số 06/CT-TW ngày 22/02/2002 về củng cố, tăng cường và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; phát triển mạng lưới nhân viên sức khỏe cộng đồng; phát huy vai trò mạng lưới y tế cơ sở trong chăm sóc y tế cho người nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, dụng cụ y tếđảm bảo đủđiều kiện trị bệnh hoặc sơ cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân, nặng phải chuyển lên tuyến trên.

Xây dựng kế hoạch, đăng ký với Sở Y tế bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y tế hàng năm.

4.2.2.6. Cơ sở vật chất, văn hóa, chợ, bưu điện

Lập kế hoạch xây dựng khu văn hóa, thể dục thể thao, khu nhà truyền thống và trạm truyền thanh xã. Từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn cấp xã. Phấn đấu đến năm 2015, xã đạt tiêu chí 6 (Cơ sở

vật chất văn hóa) của Bộ tiêu chí nông thôn mới.

Cải tạo, nâng cấp bưu điện văn hóa trên địa bàn xã trở thành trung tâm phục vụ bưu chính gắn với các điểm truy cập Internet ở mỗi ấp.

4.2.2.7. Nhà ở dân cư

Chỉnh trang nhà ở các khu dân cư phù hợp với quy hoạch phát triển, đảm bảo vẻ mỹ

quan khu dân cư nông thôn.

Thực hiện có hiện quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước về vốn, lãi suất vay; thành lập các quỹ xây dựng nhà ở, các mô hình tiết kiệm để xây dựng nhà.

Định hướng các tiêu chí mẫu nhà ở nông thôn tại địa phương.

Từ các nguồn vốn kết hợp với xây dựng nhà cho người nghèo theo Quyết định số

167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Để đầu tư, hỗ trợ người dân xây dựng nhà khang trang hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá tiêu chí xây dựng nông thôn mới và thực trạng tại xã tân hòa, huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 42)