Về phương pháp bào chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế phức hợp lipid chứa amphotericin b (Trang 47)

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kết tủa nano để bào chế phức hợp lipid chứa AMB. So với các phương pháp bào chế liposome khác có thể áp dụng cho bào chế phức hợp lipid chứa AMB thì phương pháp này có ưu điểm là quy trình bào chế đơn giản, trải qua ít giai đoạn hơn. Tuy nhiên có nhược điểm là có thể có sự phơi nhiễm của dung môi hữu cơ trong chế phẩm, khó kiểm soát được đồng nhất các điều kiện khách quan trong quá trình bào chế như nhiệt độ, độ ẩm…

Việc lựa chọn DMSO làm dung môi hòa tan AMB do độ tan của AMB trong methanol là rất thấp (0,1 – 0,2 mg/ml), nhỏ hơn rất nhiều độ tan của AMB trong DMSO (30 – 40 mg/ml). Quá trình bào chế phức hợp AMB sử dụng một lượng AMB cao (25 – 50 mol %) như vậy sẽ cần một thể tích methanol tương đối lớn để hòa tan lượng AMB đó, dẫn đến quá trình bốc hơi dung môi yêu cầu phải cần một thời gian lâu hơn. Việc lựa chọn DMSO có ưu điểm chỉ cần sử dụng một thể tích nhỏ để hòa tan AMB, không gây kéo dài thời gian bốc hơi dung môi xong nhược

điểm là có thể có sự tồn dư của DMSO trong phức hợp, có thể gây độc tính cho người sử dụng.

Với giai đoạn khuấy từ 24h bốc hơi dung môi: là giai đoạn quan trọng đảm bảo sự phân tán đều giữa hai pha, ảnh hưởng đến các đặc tính (KTTP, phân bố KTTP và hiệu suất nạp AMB) của phức hợp lipid. Tuy nhiên khó kiểm soát được sự đồng nhất về tốc độ khuấy trộn giữa các mẫu do còn phụ thuộc vào độ nhớt của từng mẫu. Khó đảm bảo sự đồng nhất về thể tích hỗn dịch thu được sau giai đoạn này, do quá trình bốc hơi dung môi còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như nhiệt độ, độ ẩm của môi trường phòng thí nghiệm.

3.4.3. Về phương pháp đánh giá hiệu suất bắt giữ AMB trong phức hợp lipid chứa AMB

Theo kết quả phân tích thu được cho thấy AMB tự do nếu có trong hỗn dịch tồn tại chủ yếu ở dạng hòa tan. Do vậy có thể sử dụng các phương pháp loại AMB tự do ra khỏi hỗn dịch phức hợp lipid như: phương pháp thẩm tích, phương pháp lọc tiếp tuyến.

Với AMB tự do dạng kết tủa, trong bào chế liposome, dạng kết tủa này có thể được loại bỏ bằng cách đùn ép qua màng 200 nm thích hợp do liposome có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng đi qua màng, AMB tự do kết tủa sẽ bị giữ lại trên màng và được loại bỏ. Trong tinh chế phức hợp lipid chứa AMB, không thể sử dụng phương pháp đùn ép qua màng để loại bỏ AMB tự do kết tủa được do kích thước các tiểu phân lớn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận:

 Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát một số yếu tố thuộc về công thức ảnh hưởng đến đặc tính của phức hợp lipid chứa AMB:

- Khi giảm tỷ lệ HSPC sử dụng trong công thức thì KTTP giảm dần, xong khi giảm đến 30 mol %, 0 mol % thì các mẫu thu được có cảm quan xấu, nhiều tinh thể AMB kết lắng.

- Khi tăng hàm lượng AMB sử dụng lên 45, 50 mol %/tổng số mol lipid thì tăng AMB tự do kết tủa.

- Tổng mol lipid sử dụng trong công thức là 400, 500 µmol cho các hệ hỗn dịch có kích thước tiểu phân lớn hơn các mẫu sử dụng lượng lipid nhỏ hơn. - Sau thời gian bảo quản ở điều kiện thích hợp trong 3 tuần, các tiểu phân

trong các phức hợp có xu hướng kết tụ với nhau tạo các tiểu phân lớn hơn, hệ kém đồng nhất hơn (thể hiện ở KTTP và chỉ số PDI sau 3 tuần bảo quản đều có xu hướng tăng).

 Nghiên cứu đã bào chế được phức hợp lipid chứa AMB có tỷ lệ SPC: DSPG là 7:3 với tổng số mol lipid là 200 µmol; môi trường phân tán đệm pH 7,4; và 25 mol % AMB/tổng lượng lipid cho hiệu suất nạp dược chất cao (87,06 %), KTTP là 648,3 nm; phân bố KTTP tương đối đồng đều (PDI = 0,363).

Đề xuất:

Tiếp tục nghiên cứu các yếu tố thuộc về công thức bào chế nhằm xây dựng công thức tối ưu để bào chế phức hợp lipid chứa AMB.

Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu sâu hơn tìm hiểu về hình thái, cấu trúc phức hợp lipid chứa AMB.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ môn Hóa dược – Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Hóa dược, tập 2, NXB Y học, tr. 196-196.

2. Bộ Y Tế (2002), Dược thư Việt Nam, NXB Y học, tr. 146-148.

3. Phạm Thị Minh Huệ, Võ Xuân Minh (2013), Kỹ thuật nano và liposome ứng dụng trong dược phẩm và mỹ phẩm, NXB Y học.

Tiếng Anh

4. Anthony A.A (2012), “Lipid Nanoparticulate Drug Delivery Systems: A Revolution in Dosage Form Design and Development”, Recent Advances in Novel Drug Carrier Systems, pp. 107-140.

5. Bonner D.P (1995), Amphotericin B lipid complex, EP. Pat. No. 0421733 B1. 6. Dupont B (2002), "Overview of the lipid formulations of amphotericin B",

Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 49(suppl 1), pp. 31-36.

7. Hiemenz J.W (1996), "Lipid Formulations of Amphotericin B: Recent Progress and Future Directions", Clinical Infectious Diseases, 22(suppl 2), pp. 133-144. 8. Janoff A.S, et al. (1988), "Unusual lipid structures selectively reduce the

toxicity of amphotericin B", Proceedings of the National Academy of Sciences, 85(16), pp. 6122-6126.

9. Janoff A.S, et al. (1993), "Amphotericin B Lipid Complex (Ablc™): A Molecular Rationale for the Attenuation of Amphotericin B Related Toxicities",

Journal of Liposome Research, 3(3), pp. 451-471.

10. Janoff A.S, et al. (2002), Methods of preparing low-toxicity drug-lipid complexes, US. Pat. No. 6406713 B1.

11. Larabi M, et al. (2004), "Study of the toxicity of a new lipid complex formulation of amphotericin B", Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 53(1), pp. 81-88.

13. Linden P.K (2003), "Amphotericin B lipid complex for the treatment of invasive fungal infections", Expert Opinion on Pharmacotherapy, 4(11), pp. 2099-2110.

14. Luke R.G (1998), "Renal effects of amphotericin B lipid complex", American Journal of Kidney Diseases, 31(5), pp. 780-785.

15. Martino R (2004), "Efficacy, safety and cost-effectiveness of Amphotericin B Lipid Complex (ABLC): a review of the literature", Current Medical Research and Opinion, 20(4), pp. 485-504.

16. Perkins W.R, et al. (1992), "Amphotericin B-phospholipid interactions responsible for reduced mammalian cell toxicity", Biochimica et Biophysica Acta (BBA) – Biomembranes, 1107(2), pp. 271-282.

17. Storm G (1998), "Liposomes: quo vadis?", Pharmaceutical Science & Technology Today, 1(1), pp. 19-31.

18. Walsh T.J, et al. (1998), "Amphotericin B Lipid Complex for Invasive Fungal Infections: Analysis of Safety and Efficacy in 556 Cases", Clinical Infectious Diseases, 26(6), pp. 1383-1396.

19. Chang H.I (2012), "Clinical development of liposome-based drugs: formulation, characterization, and therapeutic efficacy", Int J Nanomedicine, 7, pp. 49-60. 20. Kuti J.L, et al. (2004), "Pharmacoeconomic Analysis of Amphotericin B Lipid

Complex versus Liposomal Amphotericin B in the Treatment of Fungal Infections", PharmacoEconomics, 22(5), pp. 301-310.

21. Storm G (1997), "Biopharmaceutical aspects of lipid formulations of amphotericin B", European Journal of Clinical Microbiology and Infectious Diseases, 16(1), pp. 64-73.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Đồ thị phân bố kích thước tiểu phân

C25-200

C25-400

D35-200

D35-400

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế phức hợp lipid chứa amphotericin b (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)