Tiến hành tích hợp bộ điều khiển mờ vào PLC

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật mô tả toán học và thiết kế bộ điều khiển mờ lai để điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều (Trang 82 - 86)

5. Nội dung nghiên cứu:

4.2.Tiến hành tích hợp bộ điều khiển mờ vào PLC

Sau khi đã thiết kế xong bộ điều khiển mờ ta download vào CPU của PLC thông qua chương trình SIMATIC V5.4 trong đó có các khối chức năng như OB100, OB35, FB30... như hình 4.12. Mỗi khối có một chức năng khác nhau và tuân theo quy tắc bộ điều khiển mờ, các thông số đầu vào ra được yêu cầu theo quy luật điều khiển mờ và bất kỳ ngõ vào ra không sử dụng thì không kết nối trong chương trình

Hình 4.7: Kết nối các khối trong Simatic đến module mờ (Fuzzy module)

4.2.1. Sử dụng DB mờ với FB30 (Fuzzy control)

Bộ điều khiển mờ được soạn thảo xong cần phải được cất giữ vào Project bằng lệnh File/save. Nó sẽ được lưu trữ vào Project dưới dạng một khối DB mà ta đặt tên. Khối dữ liệu mờ này được sử dụng cùng với khối hàm FB30 đã được lấy từ Project FuzConEx trong thư viện Simatic Manager. Bởi vậy khi sử dụng khối dữ liệu mờ ta phải kết thúc FCPA và quay lại Simatic Manager. Ta sử dụng cấu trúc sau:

CALL FB30 , DBx

Trong đó: DBx: Là khối dữ liệu mờ

FB30 (tên hình thức Fuzzy Control) có 8 đầu vào INPUT1÷ INPUT8, kiểu số thực, 4 biến ra OUTPUT1÷ OUTPUT4 cũng kiểu số thực và INFO kiểu byte. Khi thực

hiện lệnh gọi như trên thì toàn bộ 8 biến đầu vào và 4 biến hình thức đầu ra sẽ hiện trên màn hình chờ truyền tham trị:

CALL FB 30 , DB_FUZZY_CONTROL

INPUT1 : = Kcl // Tín hiệu khuếch đại bộ chỉnh lưu INPUT2 := // --- // Không sử dụng INPUT3 := // ---// INPUT4 := // ---// INPUT5 := // ---// INPUT6 := // ---// INPUT7 := // --- // INPUT8 := // --- //

OUTPUT1 := Kp // hệ số của bộ điều khiển PID dòng OUTPUT2 := // Không sử dụng OUTPUT3 := // Không sử dụng OUTPUT4 := // ---

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.

Trong bản luận văn này đã nghiên cứu khảo sát và đạt được kết quả như sau:

+ Khảo sát tổng quan về PLC S7 300 các module điều khiển như PID, Fuzzy…, tổng quan về động cơ điện một chiều, tính toán thiết kế bộ điều khiển PID, điều khiển mờ chỉnh định tham số PID để điều khiển dòng điện bị gián đoạn ở phần ứng.Thiết kế chương trình mô phỏng trên simulink cho các kết quả, sai lệch tốc độ, đáp ứng dòng điện, có kết quả đáp ứng tốt. Với các kết quả này giúp cho việc khảo sát, đánh giá và hiệu chỉnh nâng cao chất lượng hệ thống điều khiển tốc độ động cơ. + Để nâng cao chất lượng cũng như tính bền vững của động cơ, bản luận văn đã nghiên cứu và ứng dụng bộ điều khiển mờ chỉnh định tham số PID, với hệ thống điều khiển này thì dòng điện gián đoạn của phần ứng giảm đi rất nhiều so với hệ điều khiển PID kinh điển.

+ Trong luận văn có đưa ra phương pháp tích hợp bộ điều khiển mờ vào PLC S7- 300 đây là một hướng nghiên cứu mới và là nhiệm vụ cơ bản mà bản luận văn này

2. Kiến nghị.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và điều kiện cơ sở vật chất không cho phép nên luận văn chỉ dừng lại ở kết quả mô phỏng trên simulink và đưa ra phương pháp tích hợp bộ điều khiển mờ vào PLC S7-300, không làm mô hình thực tế của việc điều khiển tốc độ động cơ sử dụng bộ điều khiển mờ tích hợp vào PLC S7-300 để

điều khiển, đây là phần hạn chế mà luận văn chưa hoàn thiện được. Tuy vậy kết quả mô phỏng cũng cho thấy tính đúng đắn của đề tài cần nghiên cứu. Để phát triển hơn nữa có thể tiến hành nghiên cứu thiết kế chế tạo mô dùng bộ điều khiển mờ tích hợp vào PLC S7-300 để điều khiển tốc độ động cơ thì bản luận văn sẽ hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1]. Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Thị Hiền: Truyền Động Điện, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.

[2]. Nguyễn Như Hiển, Lại Khắc Lãi (2007), Hệ mờ và nơron trong kỹ thuật điều

khiển, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

[3]. Lại Khắc Lãi "Một phương pháp xây dựng mô hình đối tượng phi tuyến trong

hệ điều khiển dự báo" Tạp chí Khoa học Công nghệ - Đại học Thái Nguyên,

số3(43), trang 73-79, năm 2007.

[4]. Nguyễn Phùng Quang (2006), Matlab & Simulink, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Trọng Thuần: Điều khiển lôgic và ứng dụng

[6]. Nguyễn Doãn Phước; Phan Xuân Minh: Lý thuyết điều khiển mờ

[7]. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Hán Thành Trung: Lý tuyết Điều khiển hệ phi tuyến

[8]. Nguyễn Doãn Phước. Phan Xuân Minh. Vũ Vân Hà: Tự Động Hoá Với Simatic S7-300 , Nxb KHKT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài liệu tiếng Anh

[1]. Han.Xion Li (1999), “Approximate model reference adaptive mechaism for

Man.And Cybernetics Part B: Cybernetics. Vol.29. No.4. February 1999, pp 661- 666.

[2]. FLi-Xin Wang and Jerry M. Mendel (1993), “Fuzzy adaptive Filters, with

Application to Nonlinear Channel Equalization”, IEEETransactions on fuzzy

systems, Vol. I. No.3. August 1993, pp. 161-170.

[3]. Li-Xin Wang (1992), “Fuzzy systems as nonlinear dynamic system

indentifiers. Part 1: design”, Proceedinge of the 31 st Conference on decision

and control Tucson, Arizos, December 1992. pp. 2511-2516.

Các Website

http://www.siemens.com.vn/index.htm; www. sciencedirect .com/ www. ebook.edu.vn /; www.tnut.edu.vn/

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật mô tả toán học và thiết kế bộ điều khiển mờ lai để điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều (Trang 82 - 86)