Phổ phát quang màng tổ hợp PAni:QD-CdSe

Một phần của tài liệu Khảo sát tính chất quang và điện của các màng tổ hợp polymer dẫn pha tạp các hạt nano vô cơ (Trang 47 - 48)

Dựa vào phổ huỳnh quang thu được ở hình 4.14 cho ta thấy các mẫu đều có 1 đỉnh phổ ở khoảng bước sóng 380 nm, trong khi bước sóng hấp thụ của PAni là 438 nm còn của QD-CdSe là 423 nm. Như vậy bức xạ phát quang sinh ra chủ yếu là do hình thành các cặp exciton trong polymer dẫn PAni. Mặt khác ta nhận thấy khi pha tạp các chấm lượng tử QD-CdSe vào nền polymer dẫn làm cho cường độ phát quang của tổ hợp bị suy giảm. Nguyên nhân của hiện tượng này cũng được giải thích theo cơ chế dập tắt huỳnh quang như trên.

Nhận xét tổng hợp: Với những kết quả phổ phát quang của các màng tổ hợp polymer dẫn pha tạp các hạt nano vô cơ cho ta thấy sự pha tạp các hạt nano vào polymer dẫn sẽ gây ra hai hiện tượng là dập tắt huỳnh quang và tăng cường huỳnh quang. Như vậy tính chất quang của các màng tổ hợp đã thay đổi đáng kể so với màng polymer thuần. Với hiệu ứng dập tắt huỳnh quang, thì sự khuếch tán điện tử polymer sang hạt nano vô cơ, và lỗ trống khuếch tán từ hạt nano vô cơ sang poymer dẫn, sẽ dòng điện dẫn rất thích hợp cho việc chế tạo pin mặt trời. Trong khi đó hiệu ứng tăng cường huỳnh quang với sự hình thành thêm các cặp điện tử và lỗ trống tại biên tiếp xúc vật liệu hữu cơ/vô cơ sẽ được ứng dụng để chế tạo OLED. Ngoài ra, trong linh kiện OLED, để nghiên cứu đặc tính màng tổ hợp ảnh hưởng đến hiệu suất điện phát quang của linh kiện chúng ta cần phải xem xét giản đồ mức năng lượng của các vật liệu chế tạo, khảo sát tính chất dẫn điện của màng tổ hợp hay là đặc trưng I-V của linh kiện OLED. Vấn đề này được nghiên cứu ở mục 4.4 ngay sau đây.

Một phần của tài liệu Khảo sát tính chất quang và điện của các màng tổ hợp polymer dẫn pha tạp các hạt nano vô cơ (Trang 47 - 48)