Mạng truy nhập là tập hợp các phần tử hệ thống thực hiện việc kết nối thuê bao với hệ thống cung cấp dịch vụ.
Đối với mạng hội tụ, có rất nhiều các phương thức truy nhập mạng khác nhau, như DSL, WLAN, UMTS,… Mỗi phương thức truy nhập này lại có những kỹ thuật thực hiện khác nhau, do đó đòi hỏi phải có các phân hệ quản lý truy nhập riêng cho từng phương thức.
Có nhiều tổ chức chuẩn hoá trong quá trình phát triển các tiêu chuẩn cho mạng hội tụ đã nghiên cứu và đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho từng thành phần của mạng truy nhập, trong đó nổi bật lên là giải pháp của 3GPP kết hợp với phân hệ điều khiển IMS.
Sau đây là phần giới thiệu về một số phương thức truy nhập chủ yếu trong mạng hội tụ :
Hình 2.17: Các phương thức truy nhập mạng FMC
2.4.4.1. xDSL
a. Mô hình cung cấp dịch vụ truyền thống
DSLAM (Digital Subscriber Line Access Multiplexer - Bộ đa truy nhập đường dây thuê bao số): là một thiết bị mạng, có thể coi như là một phần của mạch vòng thuê bao số, nó nhận tín hiệu từ các đường dây thuê bao số DSL, sử dụng các kỹ thuật ghép kênh để kết nối và tập trung các tín hiệu thành những luồng backbone tốc độ cao.
B-RAS (Broadband Remote Access Server – Máy chủ truy nhập từ xa băng rộng): Định tuyến lưu lượng dữ liệu đi và đến từ DSLAM trên mạng cung cấp dịch vụ Internet (ISP). B-RAS được đặt ở lõi của mạng các ISP, và là nơi tập trung của các phiên người sử dụng từ mạng truy nhập.
Hình 2.18: Mô hình cung cấp dịch vụ xDSL truyền thống
Nó có một số nhiệm vụ chính như:
Tập trung đầu ra của các DSLAM
Cấp phát các phiên giao dịch PPP hoặc IP trên ATM
Thực hiện các chính sách QoS
Định tuyến lưu lượng vào mạng ISP backbone
Giao tiếp với Radius Server thực hiện nhận thực, cấp quyền cho thuê bao.
Cấp phát địa chỉ IP cho thuê bao.
b. Mô hình chuyển đổi sang mạng FMC
Hình 2.19: Mô hình cung cấp dịch vụ xDSL trong mạng FMC
Đối với mô hình FMC, thành phần DSLAM vẫn giữ nguyên, nhưng phần B-RAS được tích hợp và bổ sung thành NASS.
2.4.4.2. WLAN
Hình 2.20: Ví dụ mô hình cung cấp dịch vụ WLAN truyền thống
Đây là một mô hình điển hình của WLAN có cơ chế nhận thực khi thông qua RADIUS Server.
b. Mô hình chuyển đổi sang mạng FMC
Hình 2.21: Mô hình cung cấp dịch vụ WLAN của mạng FMC
WAG (WLAN Access Gateway): Cổng truy nhập WLAN
PDG (Packet Data Gateway): Cổng dữ liệu gói, thuê bao WLAN khởi tạo đăng nhập, nó sẽ được cấp phát 1 địa chỉ IP (địa chỉ local), và một đường hầm IP từ PDG tới UE (Ở đây sẽ có một bảng mapping địa chỉ IP Local và địa chỉ Public)
2.4.4.3 UMTS
Hình 2.22: Mô hình cung cấp dịch vụ UMTS truyền thống
b. Mô hình chuyển đổi sang mạng FMC
Hình 2.23: Mô hình cung cấp dịch vụ cho thuê bao UMTS
Hƣớng phát triển các thành phần của mạng truy nhập
Truy nhập xDSL
Để hỗ trợ cho phân hệ truy nhập xDSL, 3GPP đã đưa ra phiên bản 3GPP R7 với dự hợp tác của nhiều tổ chức chuẩn hoá, sau đó ban hành TISPAN R1. Trong đó bổ sung thành phần chủ yếu là NASS và RACS.
Đối với phần truy nhập, chủ yếu thực hiện trong NASS, còn RACS sẽ thực hiện điều khiển QoS cho phân hệ truy nhập này. Vậy hướng phát triển tiếp theo sẽ ưu tiên tập trung nghiên cứu và phát triển NASS.
Truy nhập WLAN
Theo như mô hình của TISPAN, so với mô hình WLAN truyền thống, hệ thống FMC phải bổ sung thêm module PDG. Trong quá trình xem xét và phân tích phân hệ này, PDG là thành phần cốt yếu hỗ trợ truy nhập WLAN, vậy PDG sẽ là thành phần ưu tiên phát triển.
Truy nhập UMTS
Ngoài các thành phần cơ bản đã có của mạng UMTS như GGSN, SGSN, để hỗ trợ phân hệ truy nhập cho thuê bao UMTS, 3GPP R5 đã định nghĩa module PDF, thành phần này thực hiện chức năng quản lý QoS cho các luồng dữ liệu trao đổi từ UMTS vào và ra hệ thống 3GPP, và PDF được tích hợp trong P-CSCF, vậy thành này sẽ được ưu tiên và song song nghiên cứu phát triển cùng với các thành phần mạng lõi IMS.