Lớp truyền tải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xu thế hội tụ của mạng cố định và di động (Trang 64 - 68)

Lớp truyển tải chứa phân lớp điều khiển truyền tải đặt trên chức năng truyền tải. Phân lớp điều khiển truyền tải lại được phân chia thành 2 phân hệ: Phân hệ NASS và phân hệ RACS

2.4.3.1 Phân lớp điều khiển truyền tải

a. Phân hệ NASS

NASS cung cấp các chức năng sau:

 Phân bổ động các địa chỉ IP và các tham số cấu hình đầu cuối khác.

 Nhận thực tại lớp IP, trước hay trong thủ tục phân bổ địa chỉ.

 Cấp quyền truy nhập mạng dựa trên thông tin người sử dụng.

 Cấu hình mạng truy nhập dựa trên thông tin người sử dụng

 Quản lý vị trí tại lớp IP.

Kiến trúc NGN R1 không yêu cầu một NASS hỗ trợ nhiều mạng truy nhập. Điều này không ngăn cản việc các nhà khai thác triển khai các chức năng NASS dùng chung cho nhiều mạng truy nhập (chẳng hạn một cơ sở dữ liệu thông tin người sử dụng có thể chung cho nhiều mạng truy nhập khác nhau). Hình 2.14 đưa ra kiến trúc chức năng của phân hệ NASS.

Hình 2.14: Kiến trúc chức năng phân hệ NASS

b. Phân hệ RACS

Hình 2.15: Kiến trúc chức năng RACS

Phân hệ RACS cung cấp các chức năng điều khiển cổng và điều khiển chấp nhận kết nối (bao gồm điều khiển NAPT và đánh dấu theo mức ưu tiên). Điều khiển chấp nhận kết nối bao gồm việc kiểm tra việc cấp quyền cho người sử dụng dựa trên thông tin của người đó được lưu tại phân hệ NASS, theo các chính sách của nhà khai thác và theo độ khả dụng của tài nguyên. Việc kiểm tra độ khả dụng của tài nguyên ngụ ý rằng chức năng điều khiển chấp nhận kết nối kiểm tra xem là liệu băng thông được yêu cầu có tương thích với cả băng thông đã thuê và lượng băng thông đã được sử dụng bởi cùng người sử dụng trên cùng mạng truy nhập, và có thể

là cả người sử dụng khác đang sử dụng cùng tài nguyên. Hinh 2.15 đưa ra kiến trúc chức năng của phân hệ này.

2.4.3.2 Các chức năng truyền tải

Việc mô hình các chức năng truyền tải trong phần này chỉ giới hạn với các khía cạnh, cái mà có thể nhìn thấy từ các thành phần khác của kiến trúc. Chỉ các thực thể chức năng cái mà tương tác với phân lớp điều khiển truyển tải hay lớp dịch vụ là có thể nhìn thấy trong mô hình phân lớp truyền tải. Những chức năng đó là:

 Chức năng cổng phương tiện (MGF).

 Chức năng cổng biên (BGF).

 Chức năng chuyển tiếp truy nhập (ARF).

 Chức năng cổng báo hiệu (SGF).

 Bộ xử lý chức năng tài nguyên phương tiện (MRFP).

 Chức năng kết cuối lớp 2 (L2TF).

Hình 2.16 đưa ra mô hình tổng quan các chức năng truyền tải và quan hệ của chúng với các thành phần khác của kiến trúc.

Hình 2.16: Tổng quan chức năng truyền tải

a. Chức năng cổng biên (BGF)

Chức năng cổng biên cung cấp giao diện giữa các miền truyền tải IP. Nó có thể đặt tại biên giữa mạng truy nhập và thiết bị tại nhà thuê bao, giữa mạng truy nhập và mạng lõi hay giữa 2 mạng lõi. Nó hỗ trợ một trong các chức năng sau:

 Phân bổ và biên dịch các địa chỉ IP và số cổng (NAPT).

 Liên mạng giữa các mạng IPv4 và IPv6 (NAPT-PT).

 NAT

 Đánh dấu gói cho lưu lượng lối ra.

 Phân bổ tài nguyên và dành trước băng tần cho lưu lượng đường lên và lưu lượng đường xuống.

 Áp đặt chính sách lên lưu lượng lối vào

 Chống giả mạo địa chỉ IP

 Thống kê mức độ sử dụng.

 BGF có thể tương tác với các thực thể trong phân lớp điều khiển truyền tải với mục đích điều khiển một hay nhiều các chức năng mà nó thực hiện.

 Trong phần này chúng ta đề cập đến 2 loại BGF đó là:

 BGF lõi (C-BGF) đặt tại biên giữa mạng truy nhập và mạng lõi, về phía mạng lõi.

 BGF liên kết nối (I-BGF) đặt tại biên giữa 2 mạng lõi.

Mỗi BGF này thực hiện các tập con chức năng khác nhau phụ thuộc vào chính sách của nhà khai thác mạng và vị trí của nó.

Ngoài ra, trong phần này chúng ta cũng đề cập đến một kiểu BGF nữa đó là Chức năng tăng cường điều khiển tài nguyên (RCEF), nó đặt trong mạng truy nhập hay tại một trong các biên của nó. Thực thể chức năng này thực hiện một tập con các chức năng thu gọn của một BGF thông thường và lưu giữ mô hình của các tài nguyên mạng truy nhập.

b. Chức năng kết cuối lớp 2

Chức năng kết cuối lớp 2 (L2TF) kết thúc các thủ tục “lớp 2” của mạng truy nhập.

c. Chức năng chuyển tiếp truy nhập (ARF)

Chức năng chuyển tiếp truy nhập (ARF) tác động như một chuyển tiếp giữa thiết bị người sử dụng và phân hệ NASS. Nó nhận các yêu cầu truy nhập mạng từ thiết bị người sử dụng và sử dụng thủ tục biên dịch giao thức.

Khi sử dụng PPP, ARF thực hiện liên mạng giữa PPP và giao thức RADIUS. Khi sử dụng DHCP, ARF tác động như tác nhân chuyển tiếp DHCP và có thể bổ sung

thông tin trước khi chuyển tiếp bản tin (chẳng hạn, việc chèn nhận dạng kênh ảo ATM – kênh mang lưu lượng IP trong yêu cầu DHCP)

d. Chức năng cổng phương tiện (MGF)

Chức năng cổng phương tiện (MGF) cung cấp ánh xạ phương tiện và/hay chức năng chuyển mã giữa miền truyền tải IP và các phương tiện mạng chuyển mạch kênh (các đường trung kế, mạch vòng). Nó cũng có thể thực hiện hội thảo đa phương tiện, gửi âm hiệu và các thông báo.

Trong phần này chúng ta xem xét đến 3 loại MGF đó là:

 MGF thuê bao riêng (R-MGF), đặt tại nhà thuê bao.

 MGF truy nhập (A-MGF), đặt trong mạng lõi hay mạng truy nhập của nhà khai thác.

 MGF trung kế (T-MGF), đặt tại biên giữa mạng lõi IP và PSTN/ISDN.

 R-MGF và A-MGF cung cấp việc truy nhập tới dịch vụ của phân hệ PSTN/ISDN Emulation.

e. Bộ xử lý chức năng tài nguyên phương tiện (MRFP)

Bộ xử lý tài nguyên phương tiện (MRFP) cung cấp các chức năng xử lý tài nguyên ngoài những chức năng thực hiện trong cổng phương tiện (MGF). Điều này bao gồm các tài nguyên để hỗ trợ hội thảo đa phương tiện, thông báo đa phương tiện, thực hiện khả năng IVR và phân tích nội dung đa phương tiện.

f. Chức năng cổng báo hiệu (SGF)

Chức năng cổng báo hiệu (SGF) thực hiện chuyển đổi báo hiệu (cả 2 chiều) tại mức vận chuyển giữa truyển tải báo hiệu dựa trên SS7 và truyền tải báo hiệu dựa trên IP. Các chức năng của SGF bao gồm:

 Truyền tải tin cậy báo hiệu lớp cao SS7 trên IP, bằng việc sử dụng các thủ tục SCTP.

 Chức năng firewall SS7 – khi được sử dụng sẽ dùng để lọc các tiêu đề MTP và SCCP.

Tóm lại: Trên đây là các phân tích tổng quát các thành phần chức năng của mạng hội tụ, các phần tiếp theo báo cáo sẽ phân tích khả năng phát triển các thành phần của mạng này trong điều kiện của Việt nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xu thế hội tụ của mạng cố định và di động (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)