Năm 2006.
Trong năm 2006, đầu tư FDI đổ vào 14 quốc gia ở khu vực Tây Á tăng 44% đạt 60 tỷ đô la , mức cao chưa từng thấy. Tư nhân hoá các lĩnh vực kinh tế phát triển trong năm 2006 đã cải thiện môi trường kinh doanh. Kinh tế trong khu vực tăng trưởng mạnh đã khuyến khích đầu tư, giá dầu cao đã thu hút được ngày càng nhiều khối lượng đầu tư FDI vào dầu, khí đốt và các ngành công nghiệp sản xuất có liên quan. Một số công ty mua lại và sát nhập lớn và các dịch vụ tài chính tư nhân của Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tiếp nhận đầu tư nhiều nhất ở Tây Á vào khoảng 20 tỷ đô la. Saudi Arabia là nước tiếp nhận đầu tư lớn thứ hai với 18 tỷ đô la ( tăng 51% so với năm 2005) , theo sau là Tiểu Vương Quốc Ả Rập . Dịch vụ vẫn là ngành thu hút , chi phối hoạt động thu hút đầu tư FDI của khu vực Tây Á, một tỷ lệ lớn FDI được đầu tư cho hoạt động tài chính là kết quả của chính sách tư nhân và tự do hoá của một số nước trong khu vực. Bằng sự cố gắng của mình, các quốc gia trong khu vực đã đa dạng hoá hoạt động sản xuất dầu và thành công trong việc thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI chảy vào các khu vực sản xuất. Trong suốt nửa đầu năm 2007, giá trị của các vụ mua lại và sát nhập( M&A) tăng vào khoảng 3% so với khoảng thời gian tương ứng năm 2006.
Nguồn vốn FDI đầu tư từ khu vực Tây Á tăng 5% , đạt mức mới cao hơn 14 tỷ đô la trong năm 2006, đó là kết quả tương ứng của việc giá dầu tăng cao. Giá trị các vụ mua lại và sát nhập của các doanh nghiệp trong khu vực đạt tổng số 32 tỷ đô la, trong đó 67% là liên quan đến các doanh nghiệp của Tiều Vương quốc Ả Rập, các nhà đầu tư lớn thứ hai của Tây Á.
Năm 2007.
FDI ở Tây Á tăng 12% đạt 71 tỷ đô la, đánh dấu một bước phát triển mới và một năm thứ năm tăng trưởng liên tiếp. Dòng vốn đổ vào khu vực tập trung chủ yếu ở ba quốc gia : Saudi Arabia , Thổ Nhĩ Kỳ, Tiểu Vương Quốc Ả Rập. Môi trường đầu tư được cải thiện trong năm 2007 đã thu hút FDI từ các quốc gia thành viên của Hội đồng hợp tác Vịnh (GCC) . Lấy ví dụ như Qatar có nguồn FDI đầu tư vào đáng kể -nhiều hơn gấp 7 lần so với năm 2006.
Luồng FDI đầu tư từ khu vực năm 2007 , liên tục tăng liên tiếp cho đến năm thứ 4 là 44 tỷ đô la - gấp gần 6 lần so với năm 2004. Hội đồng hợp tác Vịnh (GCC) (Kuwait, Saudi Arbia, Tiểu Vương quốc Ả Rập , Bahrain và Oman) cung cấp đến 94% vốn đầu tư FDI của khu vực , điều này cho thấy phần nào việc các quốc gia mong muốn đa dạng hoá hoạt động sản xuất dầu và khí đốt thông qua đầu tư của SWFs. Nguồn vốn FDI trong khu vực có ý nghĩa quan trọng , đặc biệt là với các quốc gia giàu dầu mỏ , chính sự phát triển của các dự án đầu tư mới và sự gia tăng giá trị của các hoạt động mua lại và sát nhập (M&A) đã xác nhận điều này.
Năm 2008 : dòng vốn FDI vào khu vực này sụt giảm đáng kể với mức tăng trưởng -21,3%, chỉ đạt 56 tỷ đô. Các nguyên nhân trực tiếp có thể kể đến là do cầu thế giới về dầu chững lại (do khủng hoảng kinh tế), giá cả leo thang, doanh thu của các quỹ xuất khẩu sụt giảm ( do giá dầu rớt thê thảm).