chững lại trong năm 2008, khi ảnh hưởng của khủng hoảng ngày càng sâu rộng.
Năm 2006.
Luồng vốn FDI vào khu vực Nam Á , Đông Á , Đông Nam Á được duy trì theo hướng đi lên trong năm 2006, tăng khoảng 19% chạm mức 200 tỷ đô la . Luồng vồn FDI có sự gia tăng theo cấp độ khu vực, cụ thể tại Nam và Đông Nam Á có thể thấy luồng vốn tăng ổn định, trong khi tại Đông Á thì tốc độ tăng chậm hơn .
Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) giữ vị trí là nước nhận đầu tư nhiều nhất trong khu vực, tiếp sau là Singapore và Ấn Độ . Lần đầu tiên trong bảy năm nguồn vốn vào Trung Quốc giảm. Hồng Kông( Trung Quốc) thu hút được 43 tỷ đô la FDI, Singapore là 24 tỷ đô la và Ấn Độ là 17 tỷ đô la .
Luồng vốn đầu tư FDI từ khu vực này hầu như tăng khoảng 60% tức 103 tỷ đô la, cao hơn so với các nhà đầu tư từ các khu vực và các nền kinh tế khác. Nguồn vốn FDI nhiều nhất trong khu vực là từ Hồng Kông (Trung Quốc) vào khoảng 60% tức 43 tỷ đô la. Trung Quốc đã khẳng định vị trí của mình là nhà đầu tư chính trong khu vực và Ấn Độ cũng đang nhanh chóng tìm cách bắt kịp. Sự vươn lên của Trung Quốc cũng như Ấn Độ được coi là nguồn lực quan trọng của đầu tư FDI có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) của Châu Á trong
việc tìm cách thu hút FDI từ khu vực. Nguồn vốn FDI đầu tư từ Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tực tăng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tại Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á đã tạo động lực thúc đẩy việc tìm kiếm đầu tư nguồn vốn đầu tư FDI cho khu vực này. Trong thời gian tới, khu vực này sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indônêsia và Việt Nam đang có kế hoạch cụ thể để cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng. Trong suốt đầu năm 2007, giá trị của việc mua lại và sát nhập( M&A) trong khu vực tăng gần 20% cao hơn so với khoảng thời gian tương ứng của năm 2006. Nguồn vốn đầu tư FDI từ khu vực dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng.
Năm2007.
Nguồn vốn FDI đổ vào Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á cao hơn so với trước đây , đạt con số 249 tỷ đô la năm 2007. Hầu hết các khu vực và các nền kinh tế đều nhận được nhiều đầu tư hơn. Tồn tại sự hợp tác có lợi giữa các doanh nghiệp kinh doanh , xa hơn nữa là hướng tới hội nhập kinh tế khu vực , nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư và nguồn lực của từng quốc gia đóng góp vào khu vực. Trung Quốc và Hồng Kông ( Trung Quốc) vẫn tiếp tục là hai điểm đến dẫn đầu trong khu vực. Trong khi đó, Ấn Độ- nước tiếp nhận đầu tư nhiều nhất tại Nam Á- và hầu hết các thành viên của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) cũng thu hút một số lượng lớn hơn vốn đầu tư FDI.
Nhìn chung, triển vọng thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư FDI cho khu vực này khá hứa hẹn. Duy trì tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh dân số, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và tạo nhiều cơ hội đầu tư mới là các yểu tố góp phần giúp khu vực này thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI trong năm 2007.
Nguồn vốn đầu tư FDI từ khu vực Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á cũng đạt mức cao mới, vào khoảng 150 tỷ đô la, cho thấy sự phát triển nhanh chóng của nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia đang phát triển. Dòng vốn trong nước, quốc tế , và khu vực có tính năng đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên , các doanh nghiệp đang đầu tư thuận lợi tại các quốc gia phát triển thì lại rất ít quan tâm đến việc mua lại và sát nhập( M&A).
Năm 2008.
Khu vực này vẫn may mắn duy trì được mức tăng trưởng dương trong thu hút FDI với mức tăng 3,3%, đạt 316 tỷ đô. Nhưng chỉ là điều tồi tệ nhất vẫn đang chờ ở trước mắt.