Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp một số hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức toán học cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN (Trang 35)

Các hoạt động trải nghiệm phải được gắn với đời sống thực tế của học sinh. Người học có thể thể hiện được việc học của mình trước những đối tượng thực tế nhờ vào vốn kinh nghiệm và hoạt động của bản thân để giải quyết các vấn đề đặt ra của bài học. Đồng thời thông qua hoạt động trải nghiệm HS có thể làm quen, tìm hiểu, thảo luận, đưa ra ý tưởng, khảo sát..để tự mình đưa ra nhũng kiến thức của bài học.

2.1.6. Đảm bảo đúng nguyên tắc và lựa chọn cách tỗ chức hoạt động trải nghiệm phù họp nhẹ nhàng, tự tin hiệu quả.

Dạy học bằng trải nghiệm đòi hỏi người dạy phải tuân theo phong cách người hỗ trợ không hướng dẫn để giúp người học thu được kiến thức từ những kinh nghiệm thực tế, đồng thời phải phù hợp với phong cách của người học.

2.1.7. Tạo điều kiện tốt nhất đế học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mói theo yêu cầu bàỉ học.

GV là người luôn động viên khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động học tập,tạo môi trường học tập sôi nổi và hứng thú cho các để các em tích cực tham gia vào các hoạt động phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới theo yêu cầu bài học.

2.2. Một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh lóp 2 theo mô hình VNEN 2.2.1. Hoạt động trải nghiệm 1: Trải nghiệm bằng những kiến thức đã được học để hình thành kiến thức mới

2.2.1.1. Vai trò, ỷ nghĩa

Giúp các em hệ thống được nhũng kiến thức mình đã học, thấy được mối liên hệ từ các kiến thức đó với nhau.

Tạo niềm tin vào khoa học các lĩnh vục trong đời sống

Rèn kỹ năng cần thiết như tư duy logic để phát hiện và tìm ra cái mới trong học tập, các kỹ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.

2.2.1.2. Cách tổ chức

- Bước 1: Xác định mục tiêu

Ọua hoạt động này HS cần đạt được nhũng gì, cần trải nghiệm gì đưa ra kiến thức mới

- Bước 2: Tái hiện lại kiến thức cũ có liên quan tới hoạt động trải nghiệm Trước khi đặt HS vào tình huống có vấn đề cần huy động những kiến thức học sinh có được liên quan tới vấn đề đó để làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề trong qúa trình trải nghiệm.

- Bước 3: Tổ chức trải nghiệm

GV tổ chức trải nghiệm sao cho HS phải huy động được hết những kiến thức có liên quan tới bài học, tích cực chủ động để tìm ra kiến thức mới, HS làm chủ những kiến thức đó.

- Bước 4: Báo cáo kết quả trải nghiệm

HS chia sẻ cách làm với nhau và đưa ra kiến thức mới của bài học, báo cáo với GV kết quả mình đạt được.

2.2.1.3. Ví dụ mình họa

Bước 1 : Xác định mục tiêu

- Ôn lại bảng trừ 12 trừ đi một số

- Thông qua hoạt động trải nghiệm em biết cách thực hiện các phép trù’ dạng 54 - 18; 34 - 8.

Bước 2: Tái hiện lại kiến thức cũ có liên quan tới hoạt động trải nghiệm Thông qua trò chơi GV ôn lại bảng 12 trù’ đi một số

HS lên điều khiến trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng".

+ Cách chơi như sau: trên bảng là các phép trừ có nhớ. Tớ sẽ phát cho 2 đội chơi các bông hoa chứa kết quả của các phép tính. Nhiệm vụ của hai đội là phải gắn các kết quả vào các phép tính tương ứng. Mỗi bạn chỉ được gắn 1 đáp án vào 1 phép tính. Sau khi bạn gắn xong quay về đứng cuối hàng thì bạn tiếp theo mới lên gắn.

+ Đội nào xong trước và có kết quả đúng là đội chiến thắng, đội thua sẽ phải vừa hát vừa múa một bài. Lóp mình có đồng ý không? - Có.

+ Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng có 2 đội chơi, một đội nam, một đội nữ. Mỗi đội 5 người. Tớ mời 5 bạn nam. 5 bạn nữ.

+ HS chơi lớp cổ vũ

- Bước 3: Tố chức trải nghiệm Thảo luận cách thực hiện phép tính 54 - 18.

Dựa vào kiến thức của bài 32: 12 trù’ đi một số và bài 30: em thực hiện phép tính dạng 51 - 15; 31 - 5 như thế nào để trải nghiệm hoạt động mà GV yêu cầu

Các nhóm thảo luận.

+ Cách đặt tính: Ta viết số 54 sau đó viết số 18 ở dưới sao cho hàng chục thắng hàng chục, hàng đơn vị thắng hàng đơn vị. Sau đó viết dấu trà ở giữa 2 số. Cuối cùng viết dấu gạch ngang.

+ Kết quả: 5 4 - 18 = 36

- Bước 4: Báo cáo kết quả trải nghiệm

HS tự hoạt động và chia sẻ cách làm với bạn nhắc lại cách tính và tính 54 -

18.

2.2.2. Hoạt động trải nghiệm 2: Trải nghiệm bằng những vốn kỉnh nghiệm sống của bản thân để hình thành kiến thức mói

2.2.2.1. Vai trò, ỷ nghĩa

Giúp HS liên hệ được những kiến thức thực tế cuộc sống vào bài học để cùng trải nghiệm và đưa ra kiến thức mới.

Có cái nhìn khách quan hơn về các sự vật hiện tượng trong cuộc sống

Thông qua trải nghiệm bằng những vốn kinh nghiệm sống của mình để mở rộng thêm những kiến thức thực tế áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

2.22.2. Cách tỏ chức

- Bước 1: Xác định mục tiêu

Sau khi được trải nghiệm qua hoạt động thì HS nắm được nhũng gì.

- Bước 2: Huy động vốn kinh nghiệm sống của học sinh liên quan tới hoạt động trải nghiệm

GV có thể dựa vào các trò chơi đế huy động vốn sống sẵn có của các em liên quan tới bài học.

- Bước 3: Tổ chức HS trải nghiệm dựa vào kinh nghiệm sống để hình thành kiến thức mới

GV cần phải tìm hiểu về vốn sống và nhũng kinh nghiệm mà HS có được để tổ chức các hoạt động trải nghiệm vừa sức với các em.

- Bước 3: Kết luận

HS chia sẻ cách làm với nhau và đưa ra kiến thức mới của bài học, báo cáo với GV kết quả mình đạt được.

2.2.2.3. Ví dụ minh họa

Bài 31: Ngày, giờ, thực hành xem đồng hồ (Toán lớp 2) - Bước 1: Xác định mục tiêu

Qua hoạt động HS trải nghiệm HS tự nắm được một ngày có 24 giò’ (được tính từ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.

Biết cách xem đồng hồ để đọc và viết đúng các giờ ở các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm trong ngày.

- Bước 2: Huy động vốn kinh nghiệm sống của học sinh liên quan tới hoạt động trải nghiệm

HS hoạt động nhóm 4: Ke cho nhau nghe những công việc em thường làm trong mỗi ngày (vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm).

Dựa vào các hoạt động của HS hàng ngày mà các em tự kể cho nhau nghe nhũng gì đã làm và đã thực hiện huy động những kiến thức tù' thực tế xung quanh các em để hình thành bài học.

- Bước 3: Tổ chức HS trải nghiệm dựa vào kinh nghiệm sống để hình thành kiến thức mới

GV đưa ra một số bức tranh mô tả về các thời khắc trong một ngày và yêu cầu HS bằng hiểu biết của mình hãy nói cho nhau nghe về mỗi bức tranh thể hiện một cảnh vật nào trong ngày?( HS quan sát và kể)

(Thông qua hoạt động HS nắm được trong một ngày có buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm)

HS đọc nối tiếp cho nhau nghe các giờ trong 1 buổi - Bước 4: kết luận

2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tố chức các hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức toán học cho học sinh lóp 2 theo mô hình VNEN

2.3.1. Nâng cao nhận thức của GV về việc tỗ chửc các hoạt động trải nghiệm

Trong quá trình dạy học nhiều giáo viên vẫn còn phụ thuộc nhiều về phương pháp dạy học cũ thầy giảng trò nghe hoặc một số giáo viên ngại tiếp cận với những phương pháp mà họ cho là mất nhiều thời gian và công sức nên việc giảng dạy chưa thực sự đạt hiệu quả vì vậy để GV có cái nhìn mới về cách tổ chức dạy học nói chung và hứng thú về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nói riêng người GV cần thấy được vị trí quan trọng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm là cơ sở để hình thành, phát triển những kiến thức tiếp theo là hoạt động để hình thành kiến thức mới cho học sinh giúp HS tiếp thu tri thức, giúp GV hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS để mỗi GV nâng cao được tinh thần và trách nghiệm với nghề nghiệp.

2.3.2. Tố chức lóp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn về hoạt động trải nghiệm, nắm qui trình đế thực hiện các hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức mới.

Đe án đổi mới giáo dục, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc kiến thức, có phương pháp sư phạm khoa học, sáng tạo và phải luôn luôn học hỏi trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cũng như phương pháp dạy. vì vậy việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên là vô cùng cần thiết.

Có như vậy, giáo viên mới có giải đáp mọi thắc mắc của học sinh, tổ chức các hoạt động học linh hoạt cùng các em tìm ra những phương án tối un nhất, định hướng cho các em giải quyết các vấn đề đặt ra trong tiết học một cách

2.3.3. Chuẩn bị đồ dùng, tài liệu học tập có liên quan tói các hoạt động trải nghiệm

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học: Bao giờ cũng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Giáo viên và học sinh sử dụng các thiết bị và đồ đùng dạy học là con đường kết họp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trùn tượng, xây dựng cho học sinh biết quan sát một cách có tổ chức, có kế hoạch, biết tư duy một cách độc lập, linh hoạt, sáng tạo, biết tưởng tượng một cách đúng hướng và phong phú.

Ở mỗi tiết dạy, các phương pháp dạy học chỉ được thực hiện nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị và đồ đùng dạy học nhất định, với những hình thức dạy học nhất định, phối kết hợp những thủ pháp hết sức phong phú đa dạng. Thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc và thuận lợi trong tất cả các bộ môn. Một trong những yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là đổi mới thiết bị và đồ đùng dạy học theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Việc khai thác sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học trong giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 2 là hết sức cần thiết đối với các trường Tiểu học. Đặc biệt là đối với người giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy lớp 2.

2.3.4. Cần sự trao đối thưòng xuyên của các tố chuyên môn

Bên cạnh việc giảng dạy và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS ở các tiết học thì GV đứng lóp cũng cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm cũng như những thiếu sót của mình cho các GV cùng khối để cùng nhau đưa ra được những cách tổ chức phù hợp nhất với đối tượng HS của mình và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

K É T L U Ậ N

Mô hình trường học mới đã mang lại nhiều yếu tố tích cực trong dạy và học nó rất phù họp cho HS rèn luyện những phẩm chất để trở thành những con người lao động mới rèn các em tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và sự đoàn kết trong tập thể...Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình VNEN vào trong môn toán thông qua hoạt động trải nghiệm các em có thể tự chiếm lĩnh kiến thức, tự khẳng định bản thân trong quá trình học tập. Do vậy, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm vừa sức, hấp dẫn và phù hợp với mục tiêu nội dung chương trình bài học một cách hiệu quả sẽ giúp các em trở thành những con người sáng tạo làm chủ trong hoạt mọi hoạt động sống hàng ngày. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tìm hiểu được một số vấn đề sau:

- Tìm hiểu việc dạy học theo mô hình VNEN ở lóp 2, tổ chức hoạt động trải nghiệm theo mô hình VNEN để hình thành kiến thức (môn toán) cho học sinh lớp 2.

- Điều tra thực tế hoạt động trải nghiệm theo mô hình VNEN ở trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.

- Xây dựng được nguyên tắc lựa chọn và sử dụng hoạt động trải nghiệm theo mô hình VNEN bao gồm: Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tăng cường khả năng tự học của học sinh, sử dụng và kết họp các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa các hoạt động hình thức dạy học, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo đúng nguyên tắc và lựa chọn cách tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp nhẹ nhàng, tự tin hiệu quả. tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới theo yêu cầu bài học.

- Trình bày các bước thực hiện và lấy ví dụ hai hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức mới cho HS là: trải nghiệm bằng những vốn kinh nghiệm sống của bản thân để hình thành kiến thức mới và trải nghiệm bằng những kiến thức đã được học để hình thành kiến thức mới.

- Đưa ra được một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức mới cho HS lớp 2 gồm:

+ Nâng cao nhận thức của GV về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm

+ Tổ chức lớp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn về hoạt động trải nghiệm, nắm qui trình đế thực hiện các hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức mới

+ Chuẩn bị đồ dùng, tài liệu học tập có liên quan tới các hoạt động trải nghiệm

P H Ụ L Ụ C

Phiếu điều tra thực tế tổ chức hoạt động trải nghiệm theo mô hình VNEN

Dành cho giáo viên khối lớp 2

Xin thầy cô cho biết ý kiến về các vấn đề sau bằng cách khoanh vào ý kiến thầy (cô) cho là hợp lý nhất.

Câu 1: Theo thầy (cô) hoạt động trải nghiệm là gì?

a. Học tập trải nghiệm là một phương pháp học trong đó người học được coi là trung tâm, tự mình khám phá vấn đề sau khi trí tò mò muốn tìm hiểu về điều mới được khơi gợi.

b. Học tập trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

c. Học tập trải nghiệm là HS tự tìm ra kiến thức mới và tự mình lĩnh hội kiến thức đó.

d. Ý kiến khác

Câu 2: Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh để hình thành kiến thức toán học cho các em là?

a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Bình thường d. ít quan trọng

câu 3: Thầy (cô) vui lòng cho biết mức độ sử dụng các hoạt động trải nghiệm để hình thành kiến thức toán học cho HS theo mô hình VNEN là:

b. Thỉnh thoảng c. ít khi

d. Không bao giờ

Câu 4: Thầy (cô) vui lòng cho biết hoạt động trải nghiệm để hình thành kiến thức toán học cho học sinh thường dùng là?

a. Trải nghiệm bằng thực tế

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp một số hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức toán học cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)