Đối tượng và thời gian điều tra

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp một số hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức toán học cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN (Trang 29)

cả các GV đều đạt chuẩn trình độ văn hóa chuyên môn và được đi tập huấn về cách dạy theo mô hình VNEN.

- Thời gian: Chúng tôi tiến hành điều tra tù' ngày 29/3/2015 đến ngày 5/4/2015

1.2.4. Phưong pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu

- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp, trò chuyện - Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

1.2.5. Kết quả điều tra

Chúng tôi đã sử dụng 16 phiếu thăm dò ý kiến gửi tới các thầy cô đã từng dạy khối 2 theo mô hình VNEN ở trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Ket quả như sau:

1.2.5.1. Quan niệm của G V về hoạt động trải nghiệm theo mô hình VNEN

Ý kiến

Nhận thức đúng và đầy đủ

Nhận thức đúng nhưng chưa đầy

đủ Nhận thức chưa đúng Kết SL % SL % SL % qua 10 62,5 6 37,5 0 0 Nhận xét:

Như vậy qua bảng cho ta thấy sự hiểu biết của GV về hoạt động trải nghiệm là tương đối khách quan. Có tới 62,5% tổng số GV được điều tra đều hiểu đúng và đầy đủ về khái niệm hoạt động trải nghiệm. Có 37,5% GV nhận thức đúng nhung chưa đầy đủ. Không có giáo viên nào hiểu sai về bản chất

1.2.5.2. Tầm quan trọng của việc tố chức hoạt động trải nghiêm hình thành kiến thức mới cho HS

Y kiến

Rât quan

trọng Quan trọng Bình thường ít quan trọng Kêt

quả

SL % SL % SL % SL %

7 43,75 5 31,25 4 25 0 0

Qua bảng trên ta thấy được đa số GV cho rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để giúp các em hình thành kiến thức là rất quan trọng chiếm tới 43,75%, 31,25% GV cho là quan trọng. Còn lại cho là bình thường và không có GV nào cho rằng việc tổ chức trải nghiệm cho các em là không quan trọng.

1.2.5.3. Mức độ sử dụng các hoạt động trải nghiêm đê hình thành kiến thức toán học cho HS

Y

kiến Thường xuyên Thỉnh thoảng ít khi Không bao giờ Kết

qua

SL % SL % SL % SL %

7 43,75 5 31,25 4 25 0 0

Qua bảng trên ta thấy được việc sử dụng hoạt động trải nghiệm của GV hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế mặc dù nhận thức về hoạt động trải nghiệm và tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm của GV là tương đối tốt. Nhưng kết quả cho thấy vẫn có 25% GV ít khi sử dụng hoạt động trải nghiệm trong giờ học. 31,25% thỉnh thoảng sử dụng. Thường xuyên sử dụng chỉ chiếm 43,75%.

1.2.5.4. Mức độ sử dụng của một số hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức toán học cho HS trong các tiết học.

Ý kiến Trái nghiệm bằng thực tế Trải nghiệm bằng những kiến thức đã được học

Trải nghiệm dựa vào kinh nghiệm và vốn sống của bản thân Trải nghiệm trong lớp học K ết qua SL % SL % SL % SL % 4 25 8 50 2 12.5 2 12.5

Từ bảng thống kê ta thấy được đa phần GV tổ chức cho HS trải nghiệm dựa vào những kiến thức đã được học để hình thành kiến thức mới chiếm tới 50% mức độ sử dụng. Có 25% GV tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế. Trải nghiệm trong lóp học và bằng kinh nghiệm sống đều chiếm 12,5%. Có thế nói các GV thường huy động những kiến thức mà HS được học nhiều hơn là vốn kinh nghiệm sống của các em khi hình thành bài mới.

1.2.5.5. Quy trình tố chức hoạt động trải nghiêm của GV trong quá trình hình thành kiến thức mới.

Ý kiến a b c d

Kết SL % SL % SL % SL %

quả 5 31,25 3 18,75 7 43,75 1 6,25

Như vậy có gần một nửa GV được điều tra chọn ý kiến c, đó là xác định mục tiêu cần đạt được, đưa ra vấn đề học sinh và giáo viên cùng tìm hiểu và đưa ra kết luận. 31,25% GV chọn ý kiến a xác định mục tiêu và đưa ra vấn đề trải nghiệm cho HS tự rút ra bài học. 18,75% GV chọn ý c là trước khi đưa ra vấn đề cần tìm hiểu năng lực của HS rồi mới đưa ra hoạt động trải nghiệm để hình thành kiến thức. Qua bảng số liệu chúng ta phần nào thấy được GV đa phần vẫn can thiệp và giúp đỡ HS trong các hoạt động trải nghiệm.

1.2.5.6. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tố chức các hoạt động trải nghiêm cho HS của các thầy (cô):

Qua điều tra và trò chuyện với các GV đã từng dạy khối 2 theo mô hình VNEN ở trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc chúng tôi thấy đa phần các thầy cô đều cho ý kiến sau:

- Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS thường được tiến hành trên lóp qua hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành.

- v ề thuận lợi: GV đã được tập huấn và bồi dưỡng kiến thức về việc tổ

chức các hoạt động trải nghiệm, HS có nhận thức tốt nắm chắc kiến thức các em biết vận dụng kiến thức bản thân vào các hoạt động trải nghiệm, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ

- Khó khăn: Trong quá trình chuẩn bị GV mất nhiều thời gian và công sức, quá trình tổ chức học sinh mất trật tự không hoạt động, kiến thức của GV còn hạn chế..

Kết luận: Khi hình thành kiến thức toán học cho hs lớp 2 theo mô hình mới, hoạt động trải nghiệm rất quan trọng các GV đều nhận thức được điều đó. Tuy nhiên vì mới áp dụng, nhiều GV còn theo cách dạy cũ can thiệp nhiều vào quá trình học tập của các em, chưa dành nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị cũng như tìm hiểu về HS khi đưa ra các hoạt động trải nghiệm nên trong quá trình tổ chức chưa thực sự hiệu quả. Do đó cần phải tìm hiểu về một số hoạt động trải nghiệm và đưa ra được qui trình sử dụng, đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả việc lựa chọn, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV.

CHƯƠNG 2: MỘT SÓ HỌAT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 2 THEO MÔ HÌNH VNEN

2.1. Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng một số hoạt động trải nghiệm choo «/ • • • O • • • o 9 •

học sinh lóp 2 theo mô hình VNEN 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh để đạt hiệu quả tốt cần dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình đáp ứng chuẩn quốc gia và địa phương. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của việc hình thành kiến thức mới thông qua trải nghiệm là dạy học phải xuất phát từ nội dung học tập, giáo viên phải đưa ra được các tình huống có chứa đựng vấn đề, nhằm hướng học sinh vào các hoạt động trải nghiệm cùng tham gia hoạt động để giải quyết vấn đề đó dựa vào nhũng kiến thức và hiếu biết kinh nghiệm bản thân. Các vần đề đưa ra phải gắn với đời sống thực của học sinh, gắn với nội dung bài học và mục đích đề ra.

2.1.2. Tăng cường khả năng tự học của học sinh

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) phải hướng vào HS, lấy hoạt động HS làm trung tâm, trong đó HS sẽ phải tự lực giải quyết vấn đề và nhũng nhiệm vụ khác trong học tập. Điều đó có nghĩa là người học phải được tham gia vào mọi quá trình của HĐTN từ việc đưa ra ý kiến , ý tưởng, lập kế hoạch thực hiện để giải quyết các vấn đề đặt ra của bài học cho tới việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện của bản thân. Trong quá trình tổ chức các HĐTN GV đóng vai trò là người hỗ trợ, cộng tác tới sản phẩm của học sinh.

2.1.3. Sử dụng và kết họp các phương pháp dạy học tích cực

Tùy thuộc vào dạng bài hay kiến thức cụ thể của bài học mà GV cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để quá trình trải nghiệm của các em được sôi nổi và đạt hiệu quả cao nhất

2.1.4. Đa dạng hóa các hoạt động hình thức dạy học• o • • o • %}

Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các em GV cần đưa ra vấn đề trải nghiệm một cách khéo léo các hoạt động đó phải đa dạng về nội dung xoay quanh bài học để các em không bị nhàm chán, bên cạnh đó GV cũng cần tìm hiểu kỹ về lượng kiến thức và khả năng của HS để lựa chọn hình thức phù hợp nhất cho từng bài.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các hoạt động trải nghiệm phải được gắn với đời sống thực tế của học sinh. Người học có thể thể hiện được việc học của mình trước những đối tượng thực tế nhờ vào vốn kinh nghiệm và hoạt động của bản thân để giải quyết các vấn đề đặt ra của bài học. Đồng thời thông qua hoạt động trải nghiệm HS có thể làm quen, tìm hiểu, thảo luận, đưa ra ý tưởng, khảo sát..để tự mình đưa ra nhũng kiến thức của bài học.

2.1.6. Đảm bảo đúng nguyên tắc và lựa chọn cách tỗ chức hoạt động trải nghiệm phù họp nhẹ nhàng, tự tin hiệu quả.

Dạy học bằng trải nghiệm đòi hỏi người dạy phải tuân theo phong cách người hỗ trợ không hướng dẫn để giúp người học thu được kiến thức từ những kinh nghiệm thực tế, đồng thời phải phù hợp với phong cách của người học.

2.1.7. Tạo điều kiện tốt nhất đế học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mói theo yêu cầu bàỉ học.

GV là người luôn động viên khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động học tập,tạo môi trường học tập sôi nổi và hứng thú cho các để các em tích cực tham gia vào các hoạt động phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới theo yêu cầu bài học.

2.2. Một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh lóp 2 theo mô hình VNEN 2.2.1. Hoạt động trải nghiệm 1: Trải nghiệm bằng những kiến thức đã được học để hình thành kiến thức mới

2.2.1.1. Vai trò, ỷ nghĩa

Giúp các em hệ thống được nhũng kiến thức mình đã học, thấy được mối liên hệ từ các kiến thức đó với nhau.

Tạo niềm tin vào khoa học các lĩnh vục trong đời sống

Rèn kỹ năng cần thiết như tư duy logic để phát hiện và tìm ra cái mới trong học tập, các kỹ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.

2.2.1.2. Cách tổ chức

- Bước 1: Xác định mục tiêu

Ọua hoạt động này HS cần đạt được nhũng gì, cần trải nghiệm gì đưa ra kiến thức mới

- Bước 2: Tái hiện lại kiến thức cũ có liên quan tới hoạt động trải nghiệm Trước khi đặt HS vào tình huống có vấn đề cần huy động những kiến thức học sinh có được liên quan tới vấn đề đó để làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề trong qúa trình trải nghiệm.

- Bước 3: Tổ chức trải nghiệm

GV tổ chức trải nghiệm sao cho HS phải huy động được hết những kiến thức có liên quan tới bài học, tích cực chủ động để tìm ra kiến thức mới, HS làm chủ những kiến thức đó.

- Bước 4: Báo cáo kết quả trải nghiệm

HS chia sẻ cách làm với nhau và đưa ra kiến thức mới của bài học, báo cáo với GV kết quả mình đạt được.

2.2.1.3. Ví dụ mình họa

Bước 1 : Xác định mục tiêu

- Ôn lại bảng trừ 12 trừ đi một số

- Thông qua hoạt động trải nghiệm em biết cách thực hiện các phép trù’ dạng 54 - 18; 34 - 8.

Bước 2: Tái hiện lại kiến thức cũ có liên quan tới hoạt động trải nghiệm Thông qua trò chơi GV ôn lại bảng 12 trù’ đi một số

HS lên điều khiến trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng".

+ Cách chơi như sau: trên bảng là các phép trừ có nhớ. Tớ sẽ phát cho 2 đội chơi các bông hoa chứa kết quả của các phép tính. Nhiệm vụ của hai đội là phải gắn các kết quả vào các phép tính tương ứng. Mỗi bạn chỉ được gắn 1 đáp án vào 1 phép tính. Sau khi bạn gắn xong quay về đứng cuối hàng thì bạn tiếp theo mới lên gắn.

+ Đội nào xong trước và có kết quả đúng là đội chiến thắng, đội thua sẽ phải vừa hát vừa múa một bài. Lóp mình có đồng ý không? - Có.

+ Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng có 2 đội chơi, một đội nam, một đội nữ. Mỗi đội 5 người. Tớ mời 5 bạn nam. 5 bạn nữ.

+ HS chơi lớp cổ vũ

- Bước 3: Tố chức trải nghiệm Thảo luận cách thực hiện phép tính 54 - 18.

Dựa vào kiến thức của bài 32: 12 trù’ đi một số và bài 30: em thực hiện phép tính dạng 51 - 15; 31 - 5 như thế nào để trải nghiệm hoạt động mà GV yêu cầu

Các nhóm thảo luận.

+ Cách đặt tính: Ta viết số 54 sau đó viết số 18 ở dưới sao cho hàng chục thắng hàng chục, hàng đơn vị thắng hàng đơn vị. Sau đó viết dấu trà ở giữa 2 số. Cuối cùng viết dấu gạch ngang.

+ Kết quả: 5 4 - 18 = 36

- Bước 4: Báo cáo kết quả trải nghiệm

HS tự hoạt động và chia sẻ cách làm với bạn nhắc lại cách tính và tính 54 -

18.

2.2.2. Hoạt động trải nghiệm 2: Trải nghiệm bằng những vốn kỉnh nghiệm sống của bản thân để hình thành kiến thức mói

2.2.2.1. Vai trò, ỷ nghĩa

Giúp HS liên hệ được những kiến thức thực tế cuộc sống vào bài học để cùng trải nghiệm và đưa ra kiến thức mới.

Có cái nhìn khách quan hơn về các sự vật hiện tượng trong cuộc sống

Thông qua trải nghiệm bằng những vốn kinh nghiệm sống của mình để mở rộng thêm những kiến thức thực tế áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

2.22.2. Cách tỏ chức

- Bước 1: Xác định mục tiêu

Sau khi được trải nghiệm qua hoạt động thì HS nắm được nhũng gì.

- Bước 2: Huy động vốn kinh nghiệm sống của học sinh liên quan tới hoạt động trải nghiệm

GV có thể dựa vào các trò chơi đế huy động vốn sống sẵn có của các em liên quan tới bài học.

- Bước 3: Tổ chức HS trải nghiệm dựa vào kinh nghiệm sống để hình thành kiến thức mới

GV cần phải tìm hiểu về vốn sống và nhũng kinh nghiệm mà HS có được để tổ chức các hoạt động trải nghiệm vừa sức với các em.

- Bước 3: Kết luận

HS chia sẻ cách làm với nhau và đưa ra kiến thức mới của bài học, báo cáo với GV kết quả mình đạt được.

2.2.2.3. Ví dụ minh họa

Bài 31: Ngày, giờ, thực hành xem đồng hồ (Toán lớp 2) - Bước 1: Xác định mục tiêu

Qua hoạt động HS trải nghiệm HS tự nắm được một ngày có 24 giò’ (được tính từ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.

Biết cách xem đồng hồ để đọc và viết đúng các giờ ở các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm trong ngày.

- Bước 2: Huy động vốn kinh nghiệm sống của học sinh liên quan tới hoạt động trải nghiệm

HS hoạt động nhóm 4: Ke cho nhau nghe những công việc em thường làm trong mỗi ngày (vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm).

Dựa vào các hoạt động của HS hàng ngày mà các em tự kể cho nhau nghe nhũng gì đã làm và đã thực hiện huy động những kiến thức tù' thực tế xung quanh các em để hình thành bài học.

- Bước 3: Tổ chức HS trải nghiệm dựa vào kinh nghiệm sống để hình thành kiến thức mới

GV đưa ra một số bức tranh mô tả về các thời khắc trong một ngày và yêu cầu HS bằng hiểu biết của mình hãy nói cho nhau nghe về mỗi bức tranh thể hiện một cảnh vật nào trong ngày?( HS quan sát và kể)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp một số hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức toán học cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)