Các bộ làm bằng chỉ giảm bớt được phần nào ISI và thường được sử dụng trong các sơ đồ tách sóng gần tối ưu. Khi ISI trở nên rất xấu, độ phức tạp của các bộ làm bằng tăng lên rất nhanh và khi đó, tổn hao về hiệu năng nhiều hơn.
Đứng ở một góc nhìn khác, nguyên nhân dẫn tới ISI là do tín hiệu truyền đi có dải tần rộng trong khi đó kênh truyền không có đặc tính lý tưởng, do vậy hệ số tăng ích đối với các thành phần tần số khác nhau của tín hiệu là khác nhau và dẫn tới ISI. Điều này sẽ không xảy ra nếu như tín hiệu là đơn tần hay chỉ gồm các thành phần tần số khác nhau. Một giải pháp cho vấn đề này là làm thế nào để giảm băng thông tín hiệu trong khi vẫn đảm bảo tốc độ truyền dẫn tín hiệu. Giải pháp cho vấn đề này, dựa trên phép tính dung năng được Shannon đưa ra đầu tiên trong lý thuyết toán học về truyền thông nổi tiếng của mình cho kênh AWGN, ta chia kênh thành một số lượng lớn các kênh con AGWN băng hẹp. Thông thường, những kênh con này tương đương với các băng tần tách rời kề nhau và việc truyền dẫn như vậy được gọi là truyền dẫn đa sóng mang hoặc truyền dẫn đa âm. Nếu mỗi kênh con đa âm có
băng thông đủ hẹp thì mỗi kênh con sẽ có ít hoặc không bị ISI và mỗi kênh xấp xỉ như một kênh AGWN. Nhu cầu về làm bằng phức tạp đã trở nên đơn giản hơn, chỉ cần thực hiện việc hợp kênh và phân kênh dòng bit dữ liệu đi đến và đi ra khỏi các kênh con. Truyền dẫn đa sóng mang hiện đã được chuẩn hóa và sử dụng nhờ việc tạo các kênh con có thể thực hiện dễ dàng bằng xử lý tín hiệu số. Việc làm bằng với một sóng mang băng rộng có thể thay thế bằng việc làm bằng một chút hoặc không cần làm bằng với một tập hợp các sóng mang hoặc đa sóng mang. Dung năng của tập hợp các kênh độc lập song song là tổng của dung năng từng kênh riêng lẻ.
Hình 2.5 : Khái niệm cơ bản về đa âm
Khái niệm cơ bản được mô tả trên hình 2.5. Hai đặc tính đường truyền dẫn DSL được đưa ra, đều bị ISI rất nghiêm trọng nếu một tín hiệu băng rộng được truyền. Thay vào đó, nhờ việc chia phổ truyền dẫn thành các băng tần hẹp, những kênh con này có thể được dùng truyền tải thông tin. Chú ý rằng, bộ nhận có một mạch lọc hòa hợp tương ứng với mỗi một mạch lọc thông dải phía đầu phát, vì thế dễ dàng tạo được bộ nhận hợp lệ tối ưu, (việc này không cần đối với tách sóng chuỗi Viterbi, thậm chí trên một kênh đòi hỏi việc lọc phổ rất khắt khe). Những kênh con chất lượng tốt hơn sẽ truyền nhiều thông
tin hơn, trong khi những kênh con chất lượng kém hơn truyền ít thông tin hơn hoặc không truyền thông tin.
Phần lớn các hệ thống truyền dẫn đa kênh hiện đại được thực hiện trong miền thời gian rời rạc. Mô hình như trong hình 2.6.
Hình 2.6 : Mô hình tổng quát về phân chia đa kênh thời gian rời rạc
Trong đó, vectơ X biểu diễn đầu vào cho các kênh con. Vectơ này được điều chế thành vectơ x tương ứng, được định dạng để truyền dẫn trên phiên
bản rời rạc của kênh. Thông thường, phép biến đổi này là đơn nhất (biến đổi một - một) hoặc trực giao. Nhờ đó, phép biến đổi vẫn giữ nguyên được năng lượng và tính độc lập của các mẫu riêng biệt. Phép biến đổi tương ứng tại bộ thu nhận vectơ các mẫu đầu ra của kênh truyền y và biến đổi thành vectơ lối
ra Y. Các thành phần trong vectơ Y là ước lượng có cả nhiễu tương ứng với
các thành phần của vectơ X. Việc chọn lựa phép biến đổi, cũng như việc sử
dụng thêm một số mẫu, được gọi là khoảng bảo vệ sẽ phân biệt các phương pháp phân kênh khác nhau.