Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh giun đũa ở lợn con tại trại lợn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị. (Trang 48)

2.3.1. Đối tượng nghiên cu

Lợn nuôi tại trại lợn ở xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2. Thi gian và địa đim nghiên cu

Thời gian: Từ ngày 09/06/ 2014 đến ngày 24/11/2014.

Địa điểm: Viện khoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2.3.3. Ni dung nghiên cu và các ch tiêu theo dõi

2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Tiến hành theo dõi bệnh giun đũa ở trên đàn lợn con trong trại - Tiến hành điều trị bằng một số phác đồ

2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn tại trại. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tháng. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tính biệt.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh. - Xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn.

2.3.4. Phương pháp nghiên cu

2.3.4.1. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin

- Hỏi chủ trang trại về tình hình của trại lợn. - Theo dõi trực tiếp để lấy thông tin.

2.3.4.2. Phương pháp lấy mẫu thí nghiệm

Mẫu phân được lấy vào lúc sáng sớm khi lợn vừa mới thải ra, cho vào túi nilon bảo quản. Bên ngoài túi ghi đầy đủ các thông tin về giống lợn, tuổi, ngày lấy mẫu…

2.3.4.3. Phương pháp xét nghiệm trứng giun đũa * Phương pháp Fulleborn

- Nguyên lý: Lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng của dung dịch muối bão hòa với trứng giun có tỷ trọng nhỏ hơn nổi lên trên bề mặt muối bão hòa. - Cách pha nước muối bão hòa: Lấy 1 lít nước sôi, cho 380g muối NaCl vào khuấy đều đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên bề mặt có một lớp muối kết tinh là được. Lọc qua vải màn hoặc bong bỏ cặn.

- Cách tiến hành: Lấy 10 – 15g phân cho vào cốc thủy tinh nhỏ rồi cho vào đó 50 – 60ml dung dịch nước muối bão hòa, sau đó dùng đũa thủy tinh khuấy tan phân và lọc qua lưới lọc bằng sắt để bỏ cặn bã thô, lấy nước lọc đó cho vào lọc nhỏ sao cho đầy lên đến miệng và hơi vồng lên một chút, rồi lấy phiến kính khô đặt lên miệng lọ ( sao cho phiến kính tiếp xúc với bề mặt của dung dịch) để yên 15 – 20 phút rồi lấy phiến kính ra đặt dưới kính hiển vi để tìm trứng giun đũa.

* Phương pháp đánh giá cường độ nhiễm

Để đánh giá cường độ nhiễm giun đũa lợn ta đánh giá bằng cách đếm số trứng giun đũa lợn/ vi trường ( đếm ở 3 vi trường khác nhau sau đó lấy bình quân).

+ Nếu không có trứng giun đũa trong vi trường là âm tính (-). + 1 – 2 trứng: Quy định cường độ nhiễm nhẹ, kí hiệu ( + )

+ Từ 5 trứng trở lên: Quy định cường độ nhiễm nặng, rất nặng, kí hiệu ( +++ )

* Phương pháp đánh giá tình trạng vệ sinh

- Tình trạng vệ sinh tốt: Chuồng trại cao ráo, thoáng mát, có rãnh thoát nước và phân ngoài khu vực chuồng. Thường xuyên dọn phân, cọ rửa khi cho lợn ăn, định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Không để tồn thức ăn, nước uống trong máng.

- Tình trạng vệ sinh trung bình: Nền chuồng láng xi măng hay nền gạch, nhưng không thường xuyên dọn vệ sinh, có hiện tượng phân lưu một vài ngày trong chuồng. Rau xanh cho lợn lúc rửa, lúc không.

- Tình trạng vệ sinh kém: Nền chuồng láng xi măng hoặc nền đất ẩm. Chuồng nuôi ít cọ rửa và dọn phân. Máng ăn, máng uống không được cọ rửa, rau xanh không được rửa trước khi ăn.

*Sử dụng hai loại thuốc tẩy cho lợn là Hanmectin – 25 và Levamisol 7,5% .

+ Hanmectin – 25 tiêm vào bắp thịt cách gốc tai 3cm với liều 1,2 ml / 10kg TT.

+ Levamisol 7,5 % tiêm vào bắp thịt cách gốc tai 3 cm với liều 1ml /10 kg TT.

Theo dõi trạng thái của con vật trước và sau khi tẩy để xác định độ an toàn của thuốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi tẩy 15 ngày lấy phân kiểm tra lại để đánh giá hiệu lực tẩy của thuốc.

2.3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

-Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = Σ số con nhiễm

x 100 Σ số con kiểm tra

-Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, sán (%) =

số con nhiễm ở các mức độ khác nhau (+), (++), (+++)

x 100 Σ số lợn nhiễm

-Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, sán theo lứa tuổi (%) =

Số lợn nhiễm ở lứa tuổi đó

x 100 Số lợn kiểm tra ở lứa tuổi đó

-Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, sán theo tình trạng vệ sinh (%) =

Số lợn nhiễm tình trạng vệ sinh đó

x 100 Số lợn kiểm tra ở tình trạng vệ sinh đó

-Hiệu lực của thuốc tẩy (%) = Số lợn có kết quả âm tính sau tẩy

x 100 Số lợn được tẩy

2.4. Kết quả và thảo luận.

2.4.1. T l và cường độ nhim giun đũa ti tri ln.

Em đã tiến hành kiểm tra 188 con lợn tại trại bằng phương pháp phù nổi Fulleborn. Kết quả và các nhận xét được trình bày dưới đây.

Bảng 2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa tại trại lợn. Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm ( con ) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm Độ I ( + ) Độ II ( ++ ) Độ III ( +++ ) N % n % n % 188 65 34,57 38 58,46 22 33,85 5 7,69 Qua bảng 2.1 chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa trung bình tại trại lợn là 34,57%. Theo Nguyễn Thiện và cs, (1996)[21] lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao từ 13,2 đến 43,6%, kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện. Tỷ lệ nhiễm giun đũa qua điều tra trong đề tài thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây của Trịnh Văn Thịnh và cs (1987)[24]. Theo các tác giả này thì tỷ lệ nhiễm giun đũa là 56%. Sự không phù hợp này là do

từ năm 1987 đến 2009 điều kiện chăm sóc và phòng chống bệnh kí sinh trùng của người dân đã được cải thiện rõ rệt.

Chúng tôi tiến hành theo dõi 188 con và phát hiện 65 con bị nhiễm với cường độ nhiễm ở các cấp độ như sau :Cường độ I (+) là 38 con chiếm tỷ lệ 58,46%, cường độ II (++) là 22 con chiếm tỷ lệ 33,85%và cường độ III là 5 con chiếm 7,69%.

2.4.2. T l và cường độ nhim giun đũa theo la tui ln.

Để xác định được tỷ lệ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi lợn, tôi đã lấy 188 mẫu phân lợn ở các lứa tuổi khác nhau để kiểm tra.

Lợn < 2 tháng tuổi. Từ 2- 4 tháng tuổi. Từ 4 -6 tháng tuổi. Trên 6 tháng tuổi.

Kết quả được trình bày ở bảng 2.2

Bảng 2.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi lợn. Tuổi lợn ( tháng) Số lợn kiểm tra ( con) Số lợn nhiễm ( con ) Tỷ lệ nhiễm ( % ) Cường độ nhiễm Độ I ( + ) Độ II ( ++ ) Độ ( +++ ) n % n % n % 1 – 2 48 3 6,25 3 100 0 0,00 0 0,00 > 2 – 4 62 40 64,51 24 60 13 32,5 3 7,5 > 4 – 6 45 15 33,33 8 53,33 6 40 1 6,67 > 6 33 7 21,21 3 42,86 3 42,86 1 14,29 Tính chung 188 65 34,57 38 58,46 22 33,85 5 7,69

Qua bảng 2.2 chúng tôi thấy: Ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm giun đũa cũng khác nhau. Cụ thể tỷ lệ nhiễm giun đũa tăng dần từ tháng 1 đến tháng 4 rồi sau đó giảm dần theo tuổi, trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất ở tháng 2 – 4 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 64,51% thấp nhất là ở lợn dưới 2 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 6,25%. Lợn 4 – 6 tháng tuổi khi kiểm tra 45 con có 15 con nhiễm chiếm tỷ lệ 33,33% lợn trên 6 tháng tuổi kiểm tra 33 con có 7 con nhiễm chiếm 21,21%.

Theo Nguyễn Thiện và cs (2004)[22] thì giun đũa chưa đẻ trứng (sau 54-62 ngày giun mới trưởng thành và có khả năng đẻ trứng), nên để chẩn đoán ta phải mổ khám tìm ấu trùng giun đũa ở phổi. Nếu kiểm tra phân thì thấy rất ít trứng giun đũa lợn. Qua đây cũng cần có biện pháp khuyến cáo tẩy giun cho lợn con theo mẹ phù hợp ( từ 45 – 50 ngày tuổi) để lợn con phát triển tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với lợn con trên 2 tháng tuổi đã ăn hoàn toàn thức ăn từ bên ngoài, nên tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn so với lợn dưới 5 tháng tuổi.

Để xác định cường độ nhiễm giun đũa ở các lứa tuổi lợn cũng bằng phương pháp kiểm tra phân của 188 con lợn trên, và đếm số trứng trên vi trường tôi đã xác định được cường độ nhiễm :

Bảng 2.2 cho thấy ở các lứa tuổi kiểm tra đều có nhiễm giun đũa xong cường độ nhiễm khác nhau từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng, rất nặng. Nhiễm ở mức độ nhẹ rất cao chiếm 58,46% , ở mức độ trung bình tương đối cao chiếm 33,85% ở mức độ nặng và rất nặng số con nhiễm là 5 chiếm 7,69%.

2.4.3. T l và cường độ nhim giun đũa theo tháng

Bảng 2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tháng

Tháng Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ n % n % n % 7 33 9 27,27 5 25,56 3 33,33 1 11,11 8 42 11 26,19 7 63,64 4 36,36 0 0,00 9 41 18 43,90 10 55,56 6 33,33 2 11,11 10 46 21 45,65 12 57,14 7 33,33 2 9,53 11 26 6 23,08 4 66,67 2 33,33 0 0,00 Tính chung 188 65 34,57 38 58,46 22 33,85 5 7,69 Qua bảng 2.3 thấy :

- Tháng 7, tiến hành kiểm tra 33 con có 9 con nhiễm chiếm tỷ lệ 27,27%, lợn nhiễm cao ở mức độ nhẹ chiếm 55,56% mức độ trung bình là 33,33% mức độ nặng là 11,11%.

- Tháng 8 trong số 42 con kiểm tra có 11 con nhiễm, tỷ lệ nhiễm là 26,19%. Trong đó số lợn nhiễm ở mức độ nhẹ là 7 con chiếm 63,64%,mức độ trung bình chiếm 36,36% , không có con nào nhiễm ở mức độ nặng và rất nặng. - Tháng 9, kiểm tra 41 con có 18 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 43,90%. Trong đó có 10 con nhiễm ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 55,56%, có 6 con nhiễm ở mức độ trung bình, chiếm 33,33%, ở mức độ nặng ,rất nặng có 2 con nhiễm chiếm tỷ lệ 11.11%.

- Tháng 10, tiến hành kiểm tra 46 con có 21 con nhiễm, chiếm 45,65% là tháng có tỷ lệ lợn nhiễm giun đũa cao nhất. Trong đó có 12 con nhiễm ở

mức độ nhẹ chiếm 57,14%, 7 con nhiễm ở mức độ trung bình chiếm 33,33%, và 2 con nhiễm ở mức độ nặng, rất nặng chiếm tỷ lệ 9,53%.

- Tháng 11, trong số 26 kiểm tra có 6 con nhiễm giun đũa chiếm tỷ lệ 23,08%. Trong đó có 4 con nhiễm ở mức độ nhẹ chiếm 66,67%, có 2 con nhiễm ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 33,33%, không có con nào nhiễm ở mức độ nặng, rất nặng.

Qua bảng 2.3 cho ta thấy: lợn bị nhiễm giun đũa cao nhất là vào tháng 9 và tháng 10. Nguyên nhân là do 2 tháng này mưa nhiều , tạo điều kiện thuận lợi cho giun đũa phát triển và đẻ trứng, nên lợn bị nhiễm giun đũa cao. Như vậy tỷ lệ nhiễm giun đũa phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Môi trường thuận lợi làm cho giun đũa phát triển với tỷ lệ cao, ngược lại điều kiện môi trường không thuận lợi làm cho giun đũa phát triển kém , lợn nhiễm với tỷ lệ thấp.

2.4.4. T l và cường độ nhim giun đũa theo tính bit.

Khi xét nghiệm phân của 188 con lợn, trong đó có 108 con cái và 80 con đực, kết quả thu được được trình bày qua bảng 2.4

Bảng 2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tính biệt. Tính biệt Số lợn kiểm tra ( con ) Số lợn nhiễm ( con ) Tỷ lệ nhiễm ( % ) Cường độ nhiễm Độ I (+ ) Độ II ( ++ ) Độ ( +++ ) n % n % n % Đực 80 28 35,00 14 50,00 12 42,86 2 7,14 Cái 108 37 34,26 24 64,68 10 27,03 3 8,11 Tính chung 188 65 34,57 38 58,46 22 33,85 5 7,69

Qua bảng 2.4 chúng tôi thấy:

Kiểm tra 80 lợn đực, có 28 con nhiễm chiếm tỷ lệ 35,00%. Trong đó cos14 con nhiễm ở độ nhẹ, chiếm 50,00%; 12 con nhiễm ở mức độ trung bình chiếm 42,86%; và 2 con nhiễm ở mức độ nặng, rất nặng chiếm 7,14%.

Trong số 108 lợn cái kiểm tra, có 37 con nhiễm giun đũa chiếm 34,26%. Lợn nhiễm ở mức độ nhẹ có 24 con chiếm 64,68%; ở mức độ trung bình có 10 con chiếm 27,03%; và nhiễm ở mức độ nặng, rất nặng là 3 con chiếm tỷ lệ 8,11%.

Qua trên ta thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa của lợn đực và lợn cái khác nhau không đáng kể. Ở lợn cái tỷ lệ nhiễm là 34,26%, còn lợn đực là 35,00%. Như vậy tính biệt hầu như không có ảnh hưởng đến khả năng nhiễm giun đũa của lợn.

2.4.5. T l và cường độ nhim giun đũa theo tình trng v sinh.

Bảng 2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh Tình trạng vệ sinh Số lợn kiểm tra ( con ) Số lợn nhiễm ( con ) Tỷ lệ nhiễm ( % ) Cường độ nhiễm Độ I ( + ) Độ II ( ++ ) Độ III ( +++ ) n % n % n % Tốt 54 5 9,26 4 80,00 1 20,00 0 0,00 Trung bình 88 31 35,23 21 67,74 9 29,03 1 3,23 Kém 46 29 63,04 13 44,83 12 41,38 4 13,79 Tính chung 188 65 34,57 38 58,46 22 33,85 5 7,69

Kết quả nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh được trình bày ở bang 2.5. Qua bảng 2.5 chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất ở tình trạng vệ sinh kém và thấp nhất ở tình trạng vệ sinh tốt. Cụ thể ở tình trạng vệ sinh tốt, qua kiểm tra 54 con thấy 5 con nhiễm chiếm tỷ lệ 9,26%, ở tình trạng vệ sinh kém kiểm tra 46 con có tới 29 con nhiễm chiếm tỷ lệ 63,04%. Còn ở tình trạng vệ sinh trung bình kiểm tra 88 con có 31 con nhiễm chiếm tỷ lệ 35,23%. Về cường độ nhiễm giun đũa :

- Tình trạng vệ sinh tốt : có 4 con nhiễm ở mức độ nhẹ chiếm 80%, ở mức độ trung bình có 1 con chiếm 20%; không có con nào nhiễm nặng và rất nặng.

- Tình trạng vệ sinh trung bình: có 21 con nhiễm ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 67,74%; ở mức độ trung bình có 9 con chiếm tỷ lệ 29,03%; và 1 con nhiễm ở mức độ nặng, rất nặng chiếm tỷ lệ 3,25%.

- Tình trạng vệ sinh kém : trong số 46 con kiểm tra có 13 con nhiễm ở mức độ nhẹ chiếm 44,83% ; 12 con nhiễm ở mức độ trung bình chiếm 41,38% và 4 con nhiễm mức độ nặng, rất nặng chiếm tỷ lệ 13,79%.

Như vậy tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa thấp nhất ở tình trạng vệ sinh tốt và thấp nhất ở tình trạng vệ sinh kém. Vì vậy trong chăn nuôi lợn việc thực hiện tốt quy trình vệ sinh là rất cần thiết; chuồng trại luôn sạch sẽ, thức

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh giun đũa ở lợn con tại trại lợn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị. (Trang 48)