Tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh giun đũa ở lợn con tại trại lợn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị. (Trang 28)

2.2.1. Cơ s khoa hc

Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa thường là những bệnh tiến triển ở thể mãn tính, triệu chứng của bệnh tiến triển không rõ ràng, thường bị các bệnh khác che khuất. Điều đó cũng reo rắc mần bệnh nhiều hơn ra bên ngoài và lây lan sang con vật khác. Nguồn bệnh phân tán rộng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của đàn vật nuôi.

2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý, tiêu hóa của lợn

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004)[17] cơ quan tiêu hóa của lợn bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Ngoài ra để tiêu hóa thức ăn còn có sự tham gia của các tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến tụy , tuyến mật. Các cơ quan này tiết ra các dịch tiêu hóa giúp cho quá trình tiêu hóa được hoàn thiện.

- Tiêu hóa ở miệng

Ở miệng của lợn quá trình tiêu hóa diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức: cơ học (quá trình nhai thức ăn) và hóa học (dưới tác dụng của men tiêu hóa Amylaza ở trong nước bọt).

Lợn lấy thức ăn và nhai trong thời gian rất ngắn nên thời gian thức ăn dừng ở khoang miệng không lâu đã được chuyển xuống dạ dày. Mặc dù vậy nước bọt của lợn vẫn được tiết ra với một lượng khá lớn khoảng 15- 16 lít/ngày đêm. Lượng nước bọt tiết ra phụ thuộc vào thức ăn và các chất kích thích khác như: HCL, axit lactic, axit axetic…

Tác dụng của nước bọt là làm ướt thức ăn giúp cho lợn dễ nhai, dễ nuốt thức ăn hơn. Các men trong nước bọt (Amylaza, Mantaza) có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu hóa tinh bột.

- Tiêu hóa ở dạ dày

Tiêu hóa ở dạ dày gồm hai quá trình là cơ học và hóa học:

+ Cơ học: là sự co bóp nhào trộn thức ăn do cơ trơn của dạ dày thực hiện. Quá trình này giúp cho thức ăn nát nhuyễn và làm cho thức ăn được thấm đều các men tiêu hóa để sự tiêu hóa được triệt để hơn.

+ Hóa học: là quá trình tác động của các men tiêu hóa do dịch vị tiết ra. Ở dạ dày lợn có hai kiểu phân tiết dịch: một là sự phân tiết mang tính kiềm ở vùng thượng vị, ở đây dịch được tiết ra rất hạn chế so với tổng số dịch tiết. Hai là sự phân tiết mang tính axit từ vùng thân vị và hạ vị, lượng phân tiết này rất lớn từ sau khi ăn thức ăn vào. Trong dạ dày lợn có quá trình lên men vi sinh vật ở manh tràng tạo ra các axit béo, nhưng không đáng kể hàm lượng thấp chỉ khoảng 0,1%.

Dạ dày lợn có đặc điểm nhu động yếu nên thức ăn được xếp thành từng lớp làm cho hoạt tính của men và độ axit của các lớp thức ăn không giống nhau. Ở vùng hạ vị và phần thức ăn nằm sát thành dạ dày thức ăn được trộn với dịch vị tốt hơn. Ở vùng lõi và thượng vị thức ăn giữ được môi trường nhiều kiềm và men tiêu hóa của nước bọt nên quá trình tiêu hóa tinh bột vẫn tiếp tục diễn ra.

- Tiêu hóa ở ruột non

Thức ăn khi chuyển đến ruột non sẽ được tiêu hóa triệt để nhờ tác dụng của các men của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật.

+ Dịch tụy: Lượng dịch tụy tiết ra thay đổi theo lứa tuổi, ở lợn con lượng dịch tụy tiết ra thấp chỉ khoảng 500 ml/ ngày đêm, trong khi đó ở lợn có khối lượng 100kg tiết ra khoảng 8 lít/ ngày đêm. Thành phần của dịch tụy tiết ra cũng thay đổi theo thành phần thức ăn. Ở lợn con lượng HCL trong dạ dày ít, để bù cho việc tiêu hóa ở dạ dày kém thì ở ruột non hoạt tính tiêu hóa của dịch tụy tăng lên, thời kỳ này vật chất khô và chất hữu cơ trong dịch tụy cao hơn nhiều ở lợn lớn.

Dịch tụy có ý nghĩa quan trọng đối với sự tiêu hóa. Nó phân giải từ 60 – 80% protein, gluxit và lipit của thức ăn. Dịch tụy bao gồm bicacbonat đó là yếu tố chính giảm độ axit của nhũ chấp trong tá tràng từ dạ dày xuống, ngoài ra trong dịch tụy còn chứa các enzyme giúp cho quá trình tiêu hóa tinh bột , protit, chất béo và axit nucleic như trypsin, chimosin, lactaza, sacaraza, và men tiêu hóa mỡ gồm triacyglycerol, photpholipaza A2, Cholesterol esteraza. Dịch mật: Dịch mật do tuyến mật tiết ra, có màu xanh thẫm. Trong một ngày đêm, lợn tiết ra từ 2,4 – 3,8 lít mật. Thành phần dịch mật bao gồm các sắc tố bilirubin và biliverdin, các axit như: colic, dezoxiclolic, glycolic. Ngoài các sắc tố và axit còn có colestelin, photphotit, mỡ thủy phân và tự do, các sản phẩm phân giải protit (ure, axit uric, kiềm purin) muối natri, kali, canxi, photphat và các axit khác. Ngoài ra trong dịch mật còn chứa lecithin, chất này vào ruột được men photpholipaza tuyến tụy biến đổi thành lycolecithin góp phần vào cắt đứt chuỗi phân tử của các chất béo.

Dịch mật làm giảm sức căng bề mặt và nhũ hóa mỡ. Axit mật tạo thành phức chất với các axit béo, phức chất này dễ hòa tan và được hấp thu ở ruột.

+ Dịch ruột: Ở màng nhầy tá tràng có các tuyến bruner, các tuyến này tiết ra dịch ruột thuần khiết không màu và có độ kiềm rất cao. Lượng dịch ruột tiết ra ở tá tràng lợn khoảng 12,8 – 13,7 ml/giờ. Trong thành phần của dịch ruột lợn có các men như: aminopeptidaza, dipeptidaza, proldaza, lactaza. Ngoài ra còn có một số các men khác hoạt động yếu như: nucleaza, lipaza, amilaza.

Trong ruột non, ngoài sự tiêu hóa trong khoang đường tiêu hóa do tác dụng của các men còn có quá trình tiêu hóa nhờ sự tiếp xúc giữa thức ăn và màng nhầy ruột.

- Tiêu hóa ở ruột già

Ruột già tiếp tục quá trình tiêu hóa những gì ruột non chưa tiêu hóa triệt để. Ruột già chủ yếu tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải, hấp thu lại nước và chất khoáng. Thời gian thức ăn lưu lại trong ruột già khoảng 12 – 16 giờ, mặc dù thời gian thức ăn lưu lại trong ruột già dài nhưng khả năng tiêu hóa thức ăn ở ruột già lại rất thấp.

Hoạt động tiêu hóa của lợn vào ban ngày thường lớn hơn ban đêm, thòi gian thức ăn lưu lại trong đường tiêu hóa của lợn thường vào khoảng 24 giờ, tuy nhiên có một phần nhỏ thức ăn sẽ được thải trong vòng 4 – 5 ngày.

2.2.1.2. Hiểu biết chung về loài giun kí sinh

Giun sán là động vật đa bào, có nhiều loài và hiện nay đã biết hơn 8000 loài sống ký sinh ở động vật. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999)[6 ] cho biết hiện nay đã biết hơn 5000 loài giun thuộc lớp giun tròn (Nematoda) trong đó có hơn 1000 loài giun sống tự do, hơn 3000 loài giun sống ký sinh. Các giun tròn ký sinh có liên quan nhiều tới thú y gồm 8 bộ phụ:

1. Bộ phụ giun đũa (Ascaridaza) 2. Bộ phụ giun kim (Oxyurata)

4. Bộ phụ giun lươn (Rhabdiasata). 5. Bộ phụ giun xoắn (Stronggylata). 6. Bộ phụ giun chỉ (Filariata).

7. Bộ phụ giun đuôi xoắn ( Spirurata ). 8. Bộ phụ Dioctophymata.

Trong đó giun đũa ký sinh ở gia súc, gia cầm thuộc bộ ph

Ascaridaza.

Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996)[13]; Phan Thế Việt và cs (197 )[27] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giun đũa lợn có vị trí trong hệ thống phân loại động vật như sau:

Ngành Nemathelminthes Schneider, 1873

Lớp Nematoda Rudolphi, 1808

Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942

Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940 Phân bộ Ascaridina Skjrabin, 1915 Họ Ascaridoidea Baird, 1853 Giống Ascaris Linneaus, 1758

Loài Ascaris suum Goeze, 1782

Lợn bị nhiễm giun đũa thường dẫn đến những hậu quả sau:

- Cơ thể vật nuôi gầy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt dễ mắc các bệnh khác dẫn đến giảm sinh trưởng và phát triển.

- Giảm sức đề kháng và khả năng hoạt động.

- Làm tổn thương các tổ chức và hoạt động sinh lý của cơ thể. - Làm thiệt hại đến số lượng và chất lượng của sản phẩm vật nuôi.

Sở dĩ có các tác hại trên là do 4 tác động sau đây của ký sinh trùng đến cơ thể gia súc, gia cầm. Tác động này phụ thuộc vào độc lực của ký sinh trùng, sức chống đỡ của cơ thể ký chủ, giai đoạn phát dục của ký sinh trùng, ảnh hưởng của các vật môi giới.

- Tác động cơ giới: Hầu hết các ký sinh trùng đều gây nên những biến động cơ giới, ngăn cản ít hay nhiều khí quan mà nó xâm nhập; hoặc làm tắc, hoặc chèn ép và phá hoại các tổ chức, hoặc làm thủng, làm rách, hoặc do khí quan bám hút của ký sinh trùng làm tróc niêm mạc, xuất huyết. Thường thấy gây viêm cấp tính, thứ cấp tính, mãn tính. Viêm dẫn tới sản sinh một cái vỏ bằng tổ chức liên kết bọc lấy ký sinh trùng; cái vỏ và ký sinh trùng bọc bên trong chết đi biến thành một cái hạt, thành vữa rồi thành vôi.

- Tác động chiếm đoạt: Ký sinh trùng tự nuôi dưỡng bằng cách ăn tổ chức của ký chủ, cướp một phần thức ăn của ký chủ đã tiêu hóa, hút máu ký chủ. Tác động này tiếp diễn liên tục bởi rất nhiều ký sinh trùng, gây tổn hại rất lớn cho ký chủ (thiếu máu, gầy rạc).

- Tác động đầu độc: Trong quá trình ký sinh trùng ký sinh ở ký chủ, chúng thường xuyên tiết độc tố. Ngoài ra, giun sán chết cũng là những độc tố gây rối loạn về bệnh lý cho cơ thể ký chủ (Hall, 1977)[30]. Cả ấu trùng và thành trùng giun sán đều tiết ra độc tố, nhìn chung độc tố do ấu trùng bài tiết thường mạnh hơn so với thành trùng. Các chất này ngấm vào máu ký chủ, gây ra những biến loạn khác nhau nhưng thường thấy là những biến loạn thần kinh như co giật, bại liệt. Tác động đến tuần hoàn gây thiếu máu, bần huyết… Giun đũa tiết ra độc tố phá hoại hồng cầu và mạch máu ngoại biên gây ra rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Nói chung chất độc do giun sán tiết ra có tác động đầu độc không rõ ràng, thường ở thể mãn tính.

- Tác động truyền bệnh: Một số loài tiết túc đốt súc vật làm con vật khó chịu, có thể bị viêm ngoài da, nhưng không nguy hiểm mà cái nguy hiểm là chúng truyền những bệnh có thể thành dịch lưu hành giết hại nhiều súc vật. Ví dụ muỗi truyền bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng ở người, ve truyền bệnh lê dạng trùng… Ngoài ra, giun sán cắn các niêm mạc gây thương tích, phá vỡ phòng tuyến thượng bì, mở đường cho các vi khuẩn trong môi trường chung sống

xâm nhập cơ thể (ruột), vi khuẩn gây một bệnh cùng ghép với bệnh ký sinh trùng. Ký sinh trùng và vi trùng thường kết hợp làm tổn hại thêm cho ký chủ.

2.2.1.3. Bệnh giun đũa lợn

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999)[6] bệnh giun đũa lợn là một bệnh phổ biến ở nước ta, lợn mắc bệnh giun đũa lợn chủ yếu từ hai đến sáu tháng tuổi, sau đó giảm dần, ở lợn dưới hai tháng tuổi thì tỉ lệ nhiễm thấp. Bệnh do loài giun Ascaris suum gây nên, giun ký sinh ở ruột non của lợn nhà, lợn rừng.

Trịnh Văn Thịnh (1996)[26] cho biết, giun đũa lợn gây thiệt hại nặng ở lợn non. Lợn con chậm lớn, trọng lượng kém hơn lợn cùng tuổi 30-50%, nếu lợn bị nhiễm nhiều giun và không được nuôi dưỡng tốt thì lợn con chết nhiều. Nuôi dưỡng kém, vệ sinh kém làm tỉ lệ lợn mắc tăng.

* Hình thái

- Giun đũa lợn thuộc họ Ascaridae, loài Ascaris suum ký sinh ở ruột non lợn - Giun đũa có màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Đầu giun đũa có ba môi bao quanh miệng, 1 môi ở phía lưng, 2 môi ở phía bụng, trên rìa môi có một hàm răng cưa rất rõ. Cấu tạo của răng này khác nhau giữa 2 loài giun đũa, hàng răng cưa ở môi giun đũa người không rõ bằng hàng răng cơ giun đũa lợn.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006)[8] giun đực dài 10-22cm, giun cái dài 24- 30cm. Giun đực nhỏ đuôi cong về phía bụng, giun cái đuôi thẳng. Giun đực có hai gai giao hợp bằng nhau (1,2 – 2mm), không có túi giao hợp.

- Trứng giun đũa hình bầu dục, hơi ngắn, kích thước 0,056 0,046 - 0,067 mm. Vỏ trứng dày gồm 4 lớp: lớp ngoài cùng là protit, màu vàng cánh gián, nhấp nhô làn song.

* Vòng đời

Giun đũa lợn phát triển không cần ký chủ trung gian, giun cái đẻ mỗi ngày 200.000 trứng. Trung bình mỗi giun cái đẻ 27 triệu trứng (Cram, 1925). Trứng theo phân ra ngoài, trứng có phôi, ở nhiệt độ 24 và ẩm độ thích hợp 80 – 95% thì sau hai tuần trong trứng có phôi, sau một tuần nữa thì phôi lột xác thành trứng có sức gây bệnh. Khi lợn phải trứng này thì ấu trùng ở ruột, sau đó chui vào mạch máu, niêm mạc rồi theo máu về gan. Một số ấu trùng chui vào ống lâm ba màng treo ruột, vào tĩnh mạch màng treo ruột rồi vào gan. Sauk hi nhiễm 4 – 5 ngày thì hầu hết các ấu trùng di hành tới phổi sớm nhất là sau 18 giờ, muộn nhất là sau 12 ngày vẫn có ấu trùng vào phổi, khi vào phổi ấu trùng lột xác kỳ 3. Ấu trùng này từ mạch máu của phổi chui vào phế bào , qua khí quản và cùng với niêm dịch, ấu trùng lên hầu, rồi được nuốt xuống ruột non. Trải qua quá trình lột xác lần nữa và phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian ấu trùng di hành là 2 – 3 tuần. Trong khi di hành một số ấu trùng có thể vào lách, tuyến giáp trạng, não…

Thời gian hoàn thành vòng đời cần từ 54- 62 ngày.

Giun đũa sống nhờ vào chất dinh dưỡng của ký chủ, đồng thời tiết dịch tiêu hóa phân giải ở niêm mạc ruột và lấy tổ chức đó để nuôi bản thân. Thời gian sống của giun đũa không quá 7 – 10 tháng. Hết tuổi thọ giun đũa theo phân lợn ra ngoài. Asen ( 1958), cho rằng tuổi thọ của giun đũa là 55 tuần. Tuổi thọ của giun phụ thuộc vào “ lão hóa” của giun và tình trạng thay đổi sinh lý, sức đề kháng của lợn. Khi điều kiện sống bất lợi ( lúc ký chủ sốt cao)… thì tuổi thọ của giun đũa sẽ ngắn đi, số lượng giun có thể vài nghìn con/1 cơ thể lợn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999)[6].

Sơ đồ vòng đời của giun đũa ký sinh trong ruột lợn.

* Dịch tễ học

Trứng giun đũa có sức đề kháng rất cao do có 4 lớp vỏ dày, trong điều kiện tự nhiên giun đũa sống được 1 – 2 năm. Giun đũa có sức đề kháng mạnh với một số hóa chất như: foocmon 2%, creolin 3%... Ở nhiệt độ 45 - 50 thì trứng chết trong nửa giờ, trong nước nóng 60 diệt được trứng trong 5 phút, còn nước nóng 70 chỉ cần 1- 10 giây cũng diệt được. Lợi dụng ưu điểm này để tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học thì sẽ tiêu diệt được trứng giun đũa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006)[8], bệnh giun đũa lợn là bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển của châu Á và châu Phi. Trứng giun đũa cảm nhiễm có thể sống rất lâu từ 11 tháng đến 5 năm ở môi trường tự nhiên. Nguyên nhân bệnh giun đũa phổ biến vì vòng đời của nó rất đơn giản có thể truyền trực tiếp và trứng có sức đề kháng rất cao.

Ascarissuum

(Ký sinh ở ruột non) Trứng ở ngoài

Trứng có sức gây bệnh Trứng theo phân T0 , A0, AS Thích hợp

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh giun đũa ở lợn con tại trại lợn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị. (Trang 28)