Xu thế sử dụng tự động hóa công tác cấp phát tài nguyên tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp VCLOUD automation center cho công tác tự động hóa cấp phát tài nguyên doanh nghiệp (Trang 25 - 29)

Việc sử dụng ảo hóa trong trung tâm dữ liệu đã giảm bớt được một phần công sức của người quản trị trong việc cấp phát tài nguyên trong TTDL. Tuy nhiên các doanh nghiệp sử dụng ảo hóa đang gặp phải vấn đề về sự lãng phí tài nguyên như là không khai thác hết công suất tài nguyên điện toán, đầu tư quá nhiều về mặt con người. Trong khi đó, tự động hóa cấp phát tài nguyên sẽ cho phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều vào việc quản lý tài nguyên điện toán vì công tác thu hồi, cấp phát là hoàn toàn tự động.

Những lợi ích to lớn từ việc áp dụng giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên là điều không phải bàn cãi. Các số liệu mà IDC cung cấp đã chứng minh

giải pháp này đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đầu tư công sức cho việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới này. Thực tế trong khi thực hiện luận văn này học viên cũng trao đổi với các chuyên gia đang làm việc tại Vmware, IBM… với mục đích tìm hiểu xem sau khi triển khai nền tảng ảo hóa, các doanh nghiệp Việt Nam có áp dụng giải pháp cấp phát tài nguyên tự động không? Và câu trả lời là đa số các doanh nghiệp hiện đang trong quá trình tìm hiểu đánh giá giải pháp, số ít có BIDV hiện đã ứng dụng thành công giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên trong công tác quản trị hạ tầng ảo hóa TTDL.

Ứng dụng giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên trên nền tảng ảo hóa là xu thế chung của các TTDL trên toàn thế giới. Nhưng để theo kịp xu thế, để thị trường Việt Nam phát triển mạnh thì các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing cần phải tiếp xúc và chứng minh lợi ích của giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam nhìn ra và chấp nhận.

1.4. Lựa chọn giải pháp VCAC của Vmware để triển khai tự động hóa cấp phát tài nguyên tại doanh nghiệp

Dựa theo số liệu của IDC về doanh thu phần mềm tự động hóa TTDL[15] có thể cho thấy giải pháp tự động hóa của hãng Vmware được các doanh nghiệp trên toàn thế giới tin dùng. Doanh thu bán hàng của Vmware đã tăng 65.6% từ 256.3 triệu USD năm 2012 lên thành 424.6 triệu USD năm 2013. Đây là con số rất cao nếu so sánh với hãng xếp hạng thứ 2 là IBM, doanh thu của hãng này chỉ đạt 244 triệu USD năm 2013, chưa bằng kết quả doanh thu năm 2012 của Vmware.

Giải pháp tự động hóa TTDL nói chung và tự động hóa cấp pháp tài nguyên VCAC nói riêng của Vmware được sử dụng nhiều ở các nước châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Các doanh nghiệp tại đất nước có nền khoa học công nghệ đứng đầu châu Á là Nhật Bản cũng đã lựa chọn các giải pháp tự động hóa của Vmware là kim chỉ nam cho lộ trình tự động hóa hoàn toàn hạ tầng ảo hóa. Rõ ràng đây là các thông tin hữu ích để các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu và lựa chọn giải pháp VCAC để tự động hóa cấp phát tài nguyên ảo hóa cho doanh nghiệp.

Ngoài những thống kê về doanh thu chứng tỏ mức độ tin cậy của giải pháp đối với doanh nghiệp, giải pháp VCAC còn có những ưu điểm nổi bật về mặt tính năng so với các giải pháp khác như:

- Hỗ trợ điều khiển đa nền tảng phần cứng như: HP, IBM, Dell, Cisco… - Tương thích với nhiều nền tảng ảo hóa khác nhau như Hyper-V, OpenStack, Citrix, Vmware…

- Kiểm soát các chính sách và khả năng hoạt động bằng các User và Group: Với VCAC các mức độ quản trị và khả năng khác nhau có thể dễ dàng ủy quyền cho các nhóm và các thành phần khác nhau. Tính năng này đã cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây thành một quy trình làm việc hợp tác giữa IT và các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp.

- “Anything as a Service” và đặc biệt “Applications as a Service”: Khả năng đáp ứng nhanh chóng việc cung cấp những dịch vụ cao cấp là một tính năng khác biệt chính của VCAC mà nhiều giải pháp khác không có.

- Khả năng đo chính xác chi phí thực sự của mỗi dịch vụ Cloud

Tóm lại, dựa trên nghiên cứu, phân tích kết quả kinh doanh, mức độ phổ biến và các tính năng nổi trội của giải pháp VCAC. Doanh nghiệp của học viên đã quyết định lựa chọn giải pháp VCAC của Vmware để triển khai tự động hóa cấp phát tài nguyên cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU VÀ TÌM HIỂU VỀ GIẢI PHÁP

VMWARE VCLOUD AUTOMATION CENTER (VCAC)

vCloud Automation Center (VCAC) là giải pháp giúp các tổ chức quản lý và cung cấp các dịch vụ CNTT tới người sử dụng. VCAC cung cấp một giao diện an toàn cho phép phân quyền quản trị, phát triển và cung cấp giao diện cho phép người sử dụng tự mình đăng ký và sử dụng các dịch vụ CNTT bao gồm: dịch vụ về hạ tầng (Infrastructure as a Service – IaaS: máy chủ ảo cài đặt các loại hệ điều hành theo yêu cầu), dịch vụ về nền tảng (Platform as a Service – PaaS), dịch vụ về ứng dụng (Software as a Service – SaaS: ứng dụng ảo hóa chạy từ máy chủ, không cần cài đặt), dịch vụ về máy trạm (Desktop as a Service – DaaS: máy trạm ảo với phiên bản hệ điều hành theo yêu cầu)… Các dịch vụ này được hiển thị cho người sử dụng dưới dạng danh mục dịch vụ, cho phép người sử dụng lựa chọn và đăng ký sử dụng.

Hình 7 : Mô hình tổng quan hệ thống vCloud Automation Center

Self-Service Catalog Service Delivery Infrastucture As a SerVice - IaaS Platform As a Service - PaaS Software As a Service - SaaS Anything As a Service - DaaS

VCAC cho phép kết nối với đa dạng các nguồn tài nguyên tính toán khác nhau như: hạ tầng ảo hóa VMware, Citrix…; máy chủ vật lý HP, Dell…; public cloud Microsoft, Amazone… và sử dụng các nguồn tài nguyên này để cung cấp các dịch vụ CNTT cho người sử dụng.

Bên cạnh những tính năng nói trên, VCAC còn hỗ trợ khả năng tính toán và quản lý các chi phí của các dịch vụ CNTT đã cung cấp, phân tách chi phí theo đối tượng sử dụng.

Trong khuôn khổ của luận văn này, học viên sẽ nghiên cứu giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên ảo hóa (IaaS) của VCAC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp VCLOUD automation center cho công tác tự động hóa cấp phát tài nguyên doanh nghiệp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)