2.3.1 Tiêu chí chất lƣợng tín hiệu video/audio
Định nghĩa: Chất lƣợng tín hiệu video là chỉ số tích hợp chất lƣợng truyền video đƣợc xác định bằng cách tính điểm trung bình với thang điểm MOS từ 1 đến 5 theo khuyến nghị ITU-R BT.500-11 [15] của Liên minh Viễn thông quốc tế.
Chỉ tiêu: Điểm chất lƣợng hình ảnh trung bình MOS ≥ 3,0.
Phƣơng pháp xác định: Phƣơng pháp mô phỏng. Sử dụng phƣơng pháp đo theo khuyến nghị ITU-T J.144 rev.1 [19] và quy đổi ra tháng điểm MOS.
2.3.2 Tiêu chí về truyền dẫn
Định nghĩa: các tham số truyền dẫn tại lớp chuyển tải có giá trị đƣợc khuyến nghị để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ video trong IPTV.
Chỉ tiêu: Để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ video, các tham số lớp truyền dẫn phải tuân theo các giá trị quy định trong các bảng từ 2.3 đến 2.6.
Phƣơng pháp xác định: Phƣơng pháp giám sát. Sử dụng các thiết bị đo giám sát tại thiết bị nhà thuê bao (Set-Top Box). Điều kiện giả thiết Set-Top Box có hoặc không có khả năng bù lỗi. Các chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với các luồng IP truyền tải nội dung video. Các đại lƣợng trong các cột (4), (5), (6) dƣới đây đƣợc hiểu theo khuyến nghị IETF RFC 3357 [14].
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ SDTV, VoD mã MPEG-2 Tốc độ luồng (Mbps) (1) Trễ, (ms) (2) Rung pha, (ms) (3) Thời gian lỗi cực đại, (ms) (4) Chu kỳ tổn thất gói IP, gói IP (5) Khoảng tổn thất gói, sự kiện lỗi/giờ (6) Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video (7) 3,0 < 200 < 50 ≤ 16 < 6 ≤ 1 ≤ 5,85 E-06 3,75 < 200 < 50 ≤ 16 < 7 ≤ 1 ≤ 5,46 E-06 5,0 < 200 < 50 ≤ 16 < 9 ≤ 1 ≤ 5,26 E-06
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ SDTV, VoD mã MPEG-4 AVC hay VC-1 Tốc độ luồng (Mbps) (1) Trễ, ms (2) Rung pha, ms (3) Thời gian lỗi cực đại, ms (4) Chu kỳ tổn thất gói IP, gói IP (5) Khoảng tổn thất gói, sự kiện lỗi/giờ (6) Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video (7) 1,75 < 200 < 50 ≤ 16 < 4 ≤ 1 ≤ 6,68 E-06 2,0 < 200 < 50 ≤ 16 < 5 ≤ 1 ≤ 7,31 E-06 2,5 < 200 < 50 ≤ 16 < 5 ≤ 1 ≤ 5,85 E-06 3,0 < 200 < 50 ≤ 16 < 6 ≤ 1 ≤ 5,85 E-06
Bảng 2.5 Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ HDTV mã MPEG-2 Tốc độ luồng (Mbps) Trễ, ms Rung pha, ms Thời gian lỗi cực đại, ms Chu kỳ tổn thất gói IP, gói IP Khoảng tổn thất gói, sự kiện lỗi/giờ Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
15,0 < 200 < 50 ≤ 16 < 24 ≤ 1 ≤ 1,17 E-06 17,0 < 200 < 50 ≤ 16 < 27 ≤ 1 ≤ 1,16 E-06 18,1 < 200 < 50 ≤ 16 < 29 ≤ 1 ≤ 1,17 E-06
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ HDTV mã MPEG-4 AVC hay VC-1 Tốc độ luồng (Mbps) (1) Trễ, ms (2) Rung pha, ms (3) Thời gian lỗi cực đại, ms (4) Chu kỳ tổn thất gói IP, gói IP (5) Khoảng tổn thất gói, sự kiện lỗi/giờ (6) Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video (7) 8 < 200 < 50 ≤ 16 < 14 ≤ 1 ≤ 1,28 E-06 10,0 < 200 < 50 ≤ 16 < 17 ≤ 1 ≤ 2,24 E-06 12 < 200 < 50 ≤ 16 < 20 ≤ 1 ≤ 5,22 E-06
2.3.3 Tiêu chí thời gian tƣơng tác
Bảng 2.7 Chỉ tiêu thời gian tƣơng tác
Loại hành động Ví dụ Loại Trễ lớn
nhất (ms)
Các thao tác trên giao diện ngƣời sử dụng
Cuộn EGP. Bấm nút điều khiển từ xa VoD cho tới khi chỉ thị trên màn hình lệnh đã đƣợc nhận (ví dụ ký hiệu tạm dừng đƣợc hiển thị)
Tƣơng tác 200
Chuyển kênh Thời gian từ khi bấm nút điều khiển từ xa cho tới khi kênh đƣợc hiển thị ổn định trên màn hình
Đáp ứng 2000
Thời gian khởi động hệ thống
Thời gian từ khi bật nguồn STB tới khi kênh đƣợc hiển thị.
10.000
2.3.4 Tiêu chí đồng bộ giữa tín hiệu hình và tiếng
Bảng 2.8 Chỉ tiêu đồng bộ giữa tín hiệu hình và tiếng
Đồng bộ giữa tín hiệu hình và tiếng
Tiếng xuất hiện trƣớc hình Tiếng xuất hiện sau hình
2.3.5 Các tiêu chí chất lƣợng phục vụ 2.3.5.1 Độ khả dụng của dịch vụ 2.3.5.1 Độ khả dụng của dịch vụ
Định nghĩa: Độ khả dụng của dịch vụ (D) là tỷ lệ thời gian trong đó nhà cung cấp dịch vụ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng: 1 f 100% r T D T (2.1) Trong đó: r
T : Thời gian xác định độ khả dụng của dịch vụ.
f
T : Thời gian sự cố thuộc trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ đƣợc tính theo
công thức: 1 N i f i i i r T t R (2.2)
N : Tổng số lần xảy ra sự cố trong thời gian xác định độ khả dụng
i
R: Tổng số thuê bao IPTV tại thời điểm xảy ra sự cố thứ i
i
r: Số thuê bao IPTV bị ảnh hƣởng trong sự cố thứ i
i
t thời gian sự cố thứ i
Chỉ tiêu: Độ khả dụng của dịch vụ ≥ 99,5%.
Phƣơng pháp xác định: Phƣơng pháp thống kê. Thống kê toàn bộ sự cố trong thời gian xác định độ khả dụng. Thời gian xác định độ khả dụng tối thiểu là 3 tháng.
2.3.5.2 Thời gian thiết lập dịch vụ
Định nghĩa: thời gian thiết lập dịch vụ đƣợc tính từ lúc nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng ký hợp đồng cung cấp dịch vụ IPTV cho tới khi khách hàng có thể sử dụng đƣợc dịch vụ này. Ký hiệu là E.
Nếu nhà cung cấp dịch vụ không thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thì trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm nhận đƣợc phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải có văn bản thông báo cho khách hàng về việc từ chối ký kết hợp đồng dịch vụ và nêu rõ lý do từ chối.
Chỉ tiêu: Ít nhất 90% số hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời gian thiết lập dịch vụ trong khoảng thời gian quy định nhƣ sau:
Trƣờng hợp không lắp đặt đƣờng thuê bao, E ≤ 5 ngày.
Trƣờng hợp có lắp đặt đƣờng thuê bao, E đƣợc cộng thêm thời gian lắp đặt
- Nội thành, thị xã: Ei ≤ 7 ngày.
- Thị trấn, làng, xã: Ei ≤ 15 ngày.
Phƣơng pháp xác định: Phƣơng pháp thống kê. Thống kê toàn bộ yêu cầu thiết lập dịch vụ IPTV của nhà cung cấp dịch vụ trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tháng.
2.3.5.3 Thời gian khắc phục dịch vụ
Định nghĩa: Thời gian khắc phục dịch vụ đƣợc tính từ lúc nhà cung cấp dịch vụ nhận đƣợc thông báo về việc mất dịch vụ từ phía khách hàng hoặc từ hệ thống thiết bị của doanh nghiệp đến lúc dịch vụ đƣợc khôi phục. Ký hiệu là R.
Chỉ tiêu: Ít nhất 90% số lần mất dịch vụ đƣợc khắc phục trong khoảng thời gian quy định nhƣ sau:
- Nội thành, thị xã: R ≤ 36 giờ. - Thị trấn, làng, xã: R ≤ 72 giờ.
Phƣơng pháp xác định: Phƣơng pháp thống kê. Thống kê đầy đủ số liệu khắc phục dịch vụ trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tháng.
2.4 Kết luận chƣơng 2
Bảo đảm về QoS và QoE ngày càng giữ vai trò quan trọng, các nhà khai thác dịch vụ viễn thông trên nền mạng IP nói chung và các nhà cung cấp dịch vụ IPTV nói riêng cần phải đảm bảo QoS và QoE ở mức tối ƣu cho các khách hàng mới và cả các khách hàng đang có để giảm thiểu khả năng ngƣời dùng thay đổi nhà cung cấp dịch vụ.
Sự xuất hiện của khái niệm QoE và tầm quan trọng của nó nhiều khả năng sẽ dẫn đến những thay đổi nhất định trong cách tiếp cận thị trƣờng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Thay vì chỉ tập trung vào QoS, những vấn đề có liên quan đến QoE sẽ đƣợc đặt vào tâm điểm chú trọng. Xây dựng và áp dụng SLA với khách hàng trên cơ sở QoE, phát triển và áp dụng các phƣơng pháp tính cƣớc dựa trên QoE, phát triển các biện pháp đo kiểm, giám sát QoE để điều chỉnh chất lƣợng dịch vụ, phát triển và áp dụng các chính sách điều chỉnh dịch vụ dựa trên QoE là một vài ví dụ đơn cử cho chiều hƣớng phát triển trong những năm tới.
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ IPTV/VOD TRÊN MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP HFC VCTV
3.1 Giới thiệu mạng Truyền hình Cáp VCTV 3.1.1 Giới thiệu chung về VCTV 3.1.1 Giới thiệu chung về VCTV
3.1.1.1 Lịch sử và các dịch vụ của VCTV
Truyền hình Cáp Việt Nam (VCTV) đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt
Nam (VTV) là một trong những nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền CATV lớn nhất Việt Nam.
Năm 1995
Ngày 20/09/1995, Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp MMDS đƣợc Đài THVN thành lập, đánh dấu bƣớc đầu phát triển của truyền hình trả tiền nhiều kênh đầu tiên tại Việt Nam.
Tháng 12/1995, chuyển giao quyền quản lý Công ty truyền hình cáp Sài Gòn Tourist SCTV (liên doanh giữa Công ty Du lịch Sài Gòn và Đài THVN) về Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp MMDS.
Năm 2000
Ngày 14/01/2000, Đài THVN thành lập Hãng Truyền hình cáp VN trên cơ sở Trung tâm TH cáp MMDS, chuyển từ đơn vị sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp, có đủ tƣ cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.
Năm 2001
Tháng 11/2001, truyền hình cáp hữu tuyến khu vực Hà Nội chính thức triển khai (chủ yếu sử dụng cáp đồng trục).
Năm 2002
Ngày 24/09/2002, Đài THVN ký thoả thuận hợp tác với Tổng công ty điện lực Việt Nam xây dựng hệ thống cáp quang trên toàn quốc. Tại khu vực Hà Nội, truyền hình cáp hữu tuyến đã tăng dần số kênh, chất lƣợng tín hiệu ngày càng đƣợc cải thiện.
Năm 2004
Hệ thống mạng cáp CATV ngày càng đƣợc mở rộng, việc sử dụng hệ thống cáp quang đã phát huy tác dụng tốt, tạo tiền đề cho việc mở rộng mối quan hệ hợp tác và triển khai hệ thống truyền hình trả tiền với quy mô lớn trên toàn quốc. VCTV trở thành thƣơng hiệu hàng đầu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền Việt Nam.
Ngày 01/11/2004, VCTV triển khai truyền hình số vệ tinh DTH và chính thức phát sóng trên phạm vi toàn quốc.
Năm 2005
VCTV thành lập 4 Chi nhánh và hợp tác với 3 đơn vị khác triển khai mạng cáp CATV trên địa bàn thành phố Hà Nội.
DTH tăng trƣởng mạnh cả về doanh số bán thiết bị và thuê bao, thiết lập đƣợc hệ thống phân phối trên toàn quốc.
Năm 2006
VCTV tiếp tục phát triển CATV tại các tỉnh, thành phố nhƣ: Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ,Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây, Cẩm Phả - Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Vũng Tầu, Tiền Giang, An Giang.
Lần đầu tiên, VCTV bán bản quyền cho đối tác Mỹ và Canada 02 kênh VCTV2 - VCTV4.
Ngày 15/09/2006, VCTV chính thức đƣợc Đài THVN giao quyền tự chủ tài chính - nhân sự, tạo điều kiện tốt nhất để VCTV phát triển.
Cũng thời gian này, Đài THVN quyết định giao nhiệm vụ kinh doanh quảng cáo trên truyền hình trả tiền cho VCTV.
Năm 2007
Với cơ chế quản lý và tài chính thông thoáng, quyền tự chủ cao, đây là năm bứt phá của VCTV. VCTV theo đuổi các chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng dịch vụ và chính sách ƣu đãi hợp lý nhất cho khách hàng.
Ngày 06/03/2007, Info TV - kênh thông tin tài chính kinh tế - kênh truyền hình chứng khoán trực tiếp đầu tiên tại Việt Nam, do VCTV ký kết triển khai cùng đối tác Ocean Media chính thức phát sóng, đƣa số kênh trên mạng cáp VCTV lên tới 45 kênh.
Năm 2008
Mạng CATV tiếp tục đƣợc mở rộng thêm các chi nhánh tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc.
VCTV không ngừng tăng kênh theo đúng lộ trình cam kết , kênh TV Shopping,
Sức khỏe và cuộc sống đã phát sóng từ Quý II/2008.
Năm 2009
Các kênh Astro Cảm xúc, Style TV, Real TV, Invest TV và Bóng đá TV cũng đã lần lƣợt đƣợc ra mắt khán giả VCTV.
Nhƣ vậy hiện nay VCTV đang triển khai dịch vụ truyền hình trả tiền trên 2 phƣơng thức truyền dẫn: CATV qua HFC và DTH qua vệ tinh Vinasat1 cộng thêm dịch vụ Internet trên mạng truyền hình cáp HFC.
VCTV đã hợp tác với nhiều đối tác chiến lƣợc nhƣ Công ty điện lực 1, Công ty CP THĐT viễn thông, Côngty CP phát triển CN Sao Nam, Công ty điện tử Sao Đỏ, Công ty Cổ phần Minh Trí, Đài PTTH Hải Dƣơng, Công ty điện tử Thái Bình… trong việc triển khai mạng cáp trên toàn quốc nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần và phát triển thị trƣờng. Từ năm 2008, VCTV tăng cƣờng xúc tiến hợp tác, liên doanh, liên kết để mạng cáp VCTVsẽ có mặt tại hầu khắp các thành phố, khu đô thị, thị xã, thị trấn, nơi tập trung đông dân cƣ ... theo đúng kế hoạch đặt ra song song với việc tích hợp và khai các dịch vụ gia tăng trên mạng
3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Truyền hình Cáp Việt Nam VCTV gồm hai đơn vị trực thuộc Đài THVN, có
mối quan hệ mật thiết trong triển khai truyền hình trả tiền: Trung tâm Kỹ thuật
truyền hình cáp Việt Nam và Ban Biên tập truyền hình cáp Việt Nam.
Trung tâm KTTH cáp Việt Nam có các chức năng và nhiệm vụ: Xây dựng, kinh doanh hệ thống hạ tầng truyền hình trả tiền của Đài THVN nhƣ: truyền hình cáp hữu tuyến CATV, truyền hình số vệ tinh DTH, các dịch vụ gia tăng,… trên phạm vi toàn quốc; Mua bản quyền cho tất cả các chƣơng trình và các kênh truyền hình trên hệ thống truyền hình trả tiền; Quảng cáo và trao đổi bản quyền truyền hình trả tiền; Hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong nƣớc, nƣớc ngoài trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.
Ban Biên tập truyền hình cáp Việt Nam có các chức năng và nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch định hƣớng, kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc và ngoài nƣớc trên các kênh truyền hình trả tiền theo sự chỉ
đạo của Lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam. Sắp xếp khung phát sóng và thực hiện
công việc biên tập, đạo diễn phát sóng các kênh truyền hình trả tiền hàng ngày.
3.1.2 Phân tích hiện trạng mạng VCTV
Trong quá trình xây dựng mạng truyền hình vô tuyến quảng bá, các nhà kỹ thuật truyền hình vấp phải một vấn đề khó giải quyết là vùng tối thu sóng truyền hình ở những khu vực có nhiều đồi núi, tín hiệu truyền hình bị che khuất. Giải pháp đƣợc đề nghị là nền tảng của công nghệ CATV ngày nay. Tín hiệu đƣợc thu tại những địa điểm có sóng tốt, sau khi đƣợc xử lý tại phòng máy, tín hiệu sẽ đƣợc dẫn đến các hộ thuê bao bằng dây dẫn.
Truyền hình cáp Cable Television – CATV, thƣờng đƣợc gọi là truyền hình cáp hữu tuyến là một mạng truyền hình trong đó tín hiệu đƣợc truyền qua những dây dẫn để đến tivi. Dây dẫn đƣợc đề cập ở đây có thể là cáp quang hoặc cáp đồng trục, trong thực tế mạng CATV của VCTV là một mạng lai giữa cáp đồng trục và cáp quang
(Hybrid Fiber Coaxial – HFC). Nó cho phép ngƣời sử dụng có thêm sự lựa chọn phƣơng thức xem truyền hình ngoài việc dụng anten Yagi truyền thống để thu tín hiệu truyền hình quảng bá analog của VTV. Đồng thời giải quyết đƣợc các nhƣợc điểm cố hữu của truyền hình quảng bá analog: dễ bị xuyên nhiễu, hiện tƣợng bóng mờ (ghosting).
Hình 3.1 Hiện tƣợng bóng mờ trên TV analog Broadcast
Hình 3.2 Nguyên nhân xảy ra hiện tƣợng bóng mờ
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra hiện tƣợng bóng mờ là do các sóng truyền hình quảng bá analog đến bộ thu qua các đƣờng truyền với độ dài khác nhau (do phản xạ trên các nhà cao tầng, mây mù...)
3.1.2.1 Tổng quan về hệ thống mạng truyền hình cáp VCTV