Giống ngô lai quy ước (Conventional hybrid)

Một phần của tài liệu so sánh một số giống ngô lai mới chọn tạo trong nước và nhập nội có triển vọng tại phía bắc việt nam (Trang 25 - 27)

Là giống ngô lai được tạo ra bằng cách lai các dòng thuần với nhaụ Tuỳ theo số dòng tự phối sử dụng mà phân giống ngô lai quy ước thành những loại chính sau:

* Lai đơn (A x B): lai đơn có những ưu điểm là: năng suất cao hơn các nhóm giống khác và trạng thái cây đồng đều hơn các nhóm giống khác. Tuy nhiên giống lai đơn có nhuợc điểm là đòi hỏi thâm canh cao và phạm vi thích

ứng hẹp. Ở nước ta trong những năm gần đây nhờ sử dụng giống ngô lai đơn trong sản xuất nên đã nâng cao sản lượng ngô toàn quốc. Điển hình những giống ngô được tạo bằng lai đơn có năng suất cao, phẩm chất tốt được ưa chuộng là giống LVN10, LVN 4, LVN20, LVN99.

* Lai kép [(AxB) x (CxD)]: là giống lai tạo bằng ra bằng cách lai giữa hai giống lai đơn với nhaụ Giống lai kép có những ưu điểm nổi bật như: năng suất hạt giống cao, hạ giá thành, cây bố lai đơn cho phấn nhiều hơn dòng tự

phối nên tăng tỷ lệ hàng cây mẹ so với hàng cây bố trong ruộng sản xuất giống. Hơn nữa, cây lai đơn có khả năng chống chịu môi trường bất thuận tốt

hơn cây tự phối nên làm giảm rủi ro trong sản xuất hạt giống. Bên cạnh đó, giống lai kép còn tồn tại những yếu điểm như: độ đồng đều về cây thấp, năng suất kém hơn lai đơn.

* Lai ba [(A x B) x C ]: giống lai ba được tạo thành bằng cách lai giữa giống lai đơn với một dòng tự phốị Giống lai ba có những ưu điểm là: tiềm năng năng suất cao hơn giống lai không quy ước và lai kép. Do sử dụng giống lai đơn làm mẹ nên năng suất hạt giống cao, giá thành hạt giống hạ, khả năng thích ứng rộng.

Tuy nhiên, giống lai ba có những mặt hạn chế sau: quy trình sản xuất hạt giống đòi hỏi thêm một vụ và thêm bãi cách ly, độ an toàn không cao, độ

đồng đều của cây và bắp không cao bằng lai đơn. Những giống lai ba đang được sử dụng như: LVN17, LVN27, LVN 29...

* Lai ba cải tiến [(AxB) x (C x C’)]: là giống lai tạo ra giữa một giống lai đơn với một tổ hợp lai giữa các dòng chị em nên có khả năng sinh trưởng tốt hơn, lượng phấn nhiều hơn, thời gian tung phấn dài hơn, kết quả là hạn chế được rủi ro, độ đồng đều khá.

* Lai đơn cải tiến (A x A’) x B hoặc (A x A’) x (B x B’): giống ngô lai quy ước được chia thành nhiều loại khác nhau tuy nhiên theo phương pháp chuẩn để tạo giống ngô lai quy ước trải qua ba bước chính:

Bước 1: Phát triển dòng thuần.

Bước 2: Thử khả năng kết hợp của các dòng thuần.

Bước 3: Kết hợp các dòng thuần trong tổ hợp lai có ưu thế cao [10]. Nhìn chung giống ngô lai quy ước có ưu điểm về năng suất, độ đồng đều về dạng cây và bắp. Nhu cầu hạt giống ngô lai quy ước ở Việt Nam hiện nay là 3.000 - 4.000 tấn/ năm .

Một phần của tài liệu so sánh một số giống ngô lai mới chọn tạo trong nước và nhập nội có triển vọng tại phía bắc việt nam (Trang 25 - 27)