Tất cả các bệnh nhân có mức độ thương tổn trung bình đều tiến triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng bằng tacrolimus 0,1% kết hợp với minoxidil 2 (Trang 54)

thông kê trên 95%.

Bảng 3.20. Kết quả điều trị nhóm 1 sau 3 tháng theo thời gian mắc bệnh (n=31)

Kết quảThời gian Thời gian Tốt Trung bình Kém P n % n % n % ≤ 1 tháng 10 40 1 25 1 50 >0,05 > 1-6 tháng 12 48 2 50 0 0 > 6 tháng 3 12 1 25 1 50 Tổng 25 100 4 100 2 100 Nhận xét: Bảng 3.20

- 22 bệnh nhân (88%) nhóm nghiên cứu có thời gian mắc bệnh trước khiđến khám từ dưới 6 tháng kết quả điều trị sau 3 tháng tiến triển tốt, có 3 bệnh đến khám từ dưới 6 tháng kết quả điều trị sau 3 tháng tiến triển tốt, có 3 bệnh nhân (12%) có thời gian mắc bệnh trên 6 tháng có tiến triển tốt.

- Có 2 bệnh nhân tiến triển kém, trong đó 1 bệnh nhân (50%) có thời gianmắc bệnh dưới 1 tháng, 1 bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 6 tháng. mắc bệnh dưới 1 tháng, 1 bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 6 tháng.

- Kết quả điều trị bệnh theo thời gian mắc bệnh không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P>0,05.

- Sau 3 tháng điều trị cả 2 nhóm đều không có bệnh nhân (0%) có tác dụng không mong muốn.

3.2.3. Sự xuất hiện tổn thương mới trong điều trị

- Mỗi nhóm đều có 1 bệnh nhân (3,2%) xuất hiện thương tổn mới trongtháng đầu điều trị ở mức độ rất nặng. Sau 3 tháng điều trị 1 bệnh nhân có tiến tháng đầu điều trị ở mức độ rất nặng. Sau 3 tháng điều trị 1 bệnh nhân có tiến triển kém, 1 bệnh nhân có tiến triển trung bình.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

.

4.1. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh rụng tóc từng vùng

4.1.1. Tỷ lệ bệnh theo tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi các bệnh nhân đều đáp ứng đủ tiêu chuẩn lụa chọn và loại trừ. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 34,6 ± 11,7, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 61 tuổi. Độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 20-39 tuổi (61,2%), độ tuổi 40-49 chiếm tỷ lệ cao thứ hai là 17,7%.

Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của Trịnh Thị Phượng (2012) [64] khi nghiên cứu 1252 bệnh nhân có tuổi trung bình là 33,5 ± 10,6 tuổi. Trong nghiên cứu 118 bệnh nhân của Lê Đức Minh (2005) [63] thấy tuổi trung bình 31,2 ± 13,0. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Vân (1997), lứa tuổi mắc bệnh cao nhất từ 21-30 tuổi, chiếm 48,4% [62].

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của một số tác giả nước ngoài. Theo Amos Gilhar và cộng sự (2012) [2], rụng tóc từng vùng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn với tất cả các chủng tộc, tuy nhiên hầu hết bệnh nhân có tuổi phát bệnh trẻ, 66% bệnh nhân tuổi phát bệnh nhỏ hơn 30, chỉ có 20% trên 40 tuổi.

Như vậy độ tuổi phát bệnh và độ tuổi có tỷ lệ bệnh cao nhất của chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả trong và ngoài nước. Từ kết quả này cho thấy độ tuổi mắc bệnh cao là độ tuổi lao động, cho thấy các ảnh hưởng về áp lực của cuộc sống như công việc, học tập, gia đình là yếu tố quan trọng gây ra khởi phát bệnh sớm.

So sánh tuổi trung bình theo giới tính, chúng tôi thấy, tuổi trung bình của bệnh nhân nam là 35,5 ± 12 cao hơn trung bình của bệnh nhân nữ là 33,8 ± 11,6. Tuy nhiên sự khác biệt tuổi trung bình giữa 2 giới không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Trịnh Thị Phượng (2012) [64].

4.1.2. Tỷ lệ bệnh theo giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nam là 48,4%, bệnh nhân nữ là 51,6%, tỷ lệ bệnh nhân nữ / nam = 1,07/1, không có sự khác biệt về sự mắc bệnh giữa nam và nữ ( p>0,05).

Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của Lê Đức Minh [63] với nam là 55,1%, nữ là 44,9%, tỷ lệ nam / nữ = 1,2/1, không có sự khác biệt mắc bệnh giữa 2 giới ( p>0,05).

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Rook [36], Safavi [67], Muller SA [54] có tỷ lệ bệnh nhân rụng tóc từng vùng giữa nam và nữ là tương đương nhau. Khác với kết quả của Amos Gilhar [2] tỷ lệ nam / nữ = 1,4/1, còn của Freidmann [14] số bệnh nhân nữ lại gấp đôi số bệnh nhân nam.

Các nghiên cứu về tỷ lệ bệnh theo giới ở các nơi là khác nhau, sự khác biệt này có thể do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố địa dư được cho là yếu tố tác động làm cho tỷ lệ bệnh theo giới ở các nước khác nhau.

4.1.3. Địa dư

Trong nghiên cứu này cho thấy hầu hết bệnh nhân ở Hà Nội, chiếm 45,2%, bệnh nhân ở các tỉnh/ thành phố khác chiếm 54,8%. Điều này có thể giải thích do khoảng cách địa lý tạo nên. Ngoài ra có thể do cuộc sống, môi trường cạnh tranh ở Hà Nội gây ra nhiều áp lực hơn so các tỉnh/ thành phố khác. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với kết quả của Trịnh Thị Phượng

[64] với bệnh nhân ở Hà Nội chiếm đa số là 57,3%, ở các tỉnh/ thành phố khác là 42,7%.

4.1.4. Nghề nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể gặp ở bất cứ ngành nghề nào, trong đó tỷ lệ bệnh gặp cao nhất là cán bộ công chức chiếm 30,6%, cao thứ hai là học sinh, sinh viên chiếm 19,4%, kinh doanh chiếm 14,5%, công nhân chiếm 11,3%. Đây là nhóm đối tượng phải chịu nhiều căng thẳng do áp lực công việc, học tập, cũng là nhóm đối tượng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thẩm mỹ. Nhóm nghề có tỷ lệ bệnh thấp là nông dân và hưu trí tương ứng với tỷ lệ 8,1% và 4,8%. Nghề khác chiếm 11,3% là nội trợ, lái xe, thợ xây.v.v. Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh giữa các nhóm nghề có ý nghĩa thống kê với P<0,001 cho thấy yếu tố nghề nghiệp cũng đóng vai trò khởi phát và làm nặng bệnh rụng tóc từng vùng.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Lê Đức Minh [63] có đối tượng cán bộ công chức chiếm 28%, học sinh, sinh viên chiếm 19,5%, kinh doanh chiếm 16,1%, hưu trí chiếm 3,4%, các nghề khác chiếm 15,2%. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi khác với kết quả của Trịnh Thị Phượng [64] có tỷ lệ học sinh, sinh viên cao nhất chiếm 34,3%, cán bộ công chức chiếm 18,7%, công nhân chiếm 15,4%, nhưng tương đồng ở nhóm có tỷ lệ bệnh thấp nhất là nông dân và hưu trí tương ứng 8,9% và 5,4%.

4.1.5. Các yếu tố liên quan đến bệnh

4.1.5.1. Tiền sử gia đình bị rụng tóc từng vùng

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 4 bệnh nhân (6,5%) có tiền sử gia đình bị rụng tóc từng vùng. Tỷ lệ này cao hơn của Lê Đức Minh [63] 1,3%, của Bùi Thị Vân [62] 1,6% nhưng thấp hơn của Trịnh Thị Phượng [64] 13,3%.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của một số tác giả nước ngoài như của Freidmann [14] tỷ lệ từ 4-27%, của Jain S [59] 7,3%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn tỷ lệ trong nghiên cứu của Rook [36] từ 10-20%. Theo Andrew G Messenger [68], khoảng 20% bệnh nhân có tiền sử trong gia đình có người bị bệnh, tác giả cũng cho rằng người càng có mối quan hệ gần gũi với bệnh nhân thì nguy cơ bị bệnh càng cao và nguy cơ tăng dần theo thời gian. Trong nghiên cứu khác của Messenger AG [1] chỉ ra con của người mắc bệnh rụng tóc từng vùng đầu tiên trong phả hệ có nguy cơ mắc bệnh 6%.

Điều này cho thấy yếu tố di truyền có liên quan mật thiết tới bệnh rụng tóc từng vùng. Sự khác biệt về tỷ lệ trong các nghiên cứu có thể do cỡ mẫu khác nhau.

4.1.5.2. Tiền sử cá nhân bị rụng tóc từng vùng

Nghiên cứu của chúng tôi có 7 bệnh nhân (11,3%) từng bị rụng tóc từng vùng, phần lớn bệnh nhân (88,7%) bị bệnh lần đầu. Tỷ lệ của chúng tôi cao hơn của Lê Đức Minh [63] là 3,9%, của Trịnh Thị Phượng [64] là 8,9%.

4.1.5.3. Yếu tố sang chấn tâm lý (stress)

Vai trò của yếu tố sang chấn tâm lý đối với bệnh rụng tóc từng vùng được thấy rõ trong nghiên cứu của chúng tôi với 35,5% bệnh nhân có tiền sử sang chấn tâm lý. Kết quả của chúng tôi phù hợp với của Lê Đức Minh [63] là 38,7%, của Trịnh Thị Phượng là 31,1% [64]. Tỷ lệ của chúng tôi cao hơn của một số tác giả như Bùi Thị Vân là 16,6% [62], của Huang KP và cộng sự [13] khoảng 25,5%. Theo tác giả Muller và Wilkenmann [12] bệnh rụng tóc từng vùng có thể xảy ra đột ngột sau cá sốc tinh thần khoảng 12% các trường hợp.

Như vậy yếu tố stress được coi là yếu tố khởi động và làm nặng bệnh, do đó ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc cần phải chú trọng tới tư vấn loại bỏ yếu tố stress giúp kết quả điều trị tốt hơn và tránh được tái phát bệnh.

4.1.5.4. Tiền sử các bệnh phối hợp

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh thường mắc phối hợp với bệnh rụng tóc từng vùng là bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, có 29% bệnh nhân có tiền sử bị nhóm bệnh này. Chỉ có một bệnh nhân (1,6%) mắc bệnh bạch biến, 6,5% bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa khác. Còn lại 62,9% bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh phối hợp.

Kết quả của chúng tôi tương ứng với kết quả của Trịnh Thị Phượng [64] có tỷ lệ bệnh viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng là 26,6%, cao hơn của Lê Đức Minh [63] là 14,7%. Tỷ lệ bệnh viêm da cơ địa, bệnh bạch biến của chúng tôi cũng phù hợp với của tác giả Chantal Bolduc [69], tương ứng 9-26% và 1,8- 3%. Trong nghiên cứu của Amos Gilhar tỷ lệ bệnh nhân bị bênh rụng tóc từng vùng có bệnh bạch biến phối hợp là 4% [2].

Trong nghiên cứu của chung tôi không gặp phối hợp bệnh tuyến giáp, lupus ban đỏ, lichen phẳng, viêm khớp dạng thấp. Điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ nên chưa phản ánh được đầy đủ mối liên quan của các bệnh lý phối hợp khác với bệnh rụng tóc từng vùng.

4.2. Biểu hiện lâm sàng

4.2.1. Thời gian mắc bệnh (tính từ khi phát hiện bệnh cho đến khi bệnhnhân đến khám) nhân đến khám)

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trung bình thời gian mắc bệnh của bệnh nhân là 22,9 ± 65,5 tuần. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân sớm nhất là 3 ngày, muộn nhất là 10 năm. Hầu hết bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trong vòng 6 tháng đầu, chiếm 88,7%, trong đó có 43,5% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trong tháng đầu tiên.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với của tác giả Lê Đức Minh [63] có 90,6% bệnh nhân mắc bệnh trong 6 tháng đầu. Trong nghiên cứu của

Trịnh Thị Phượng [64] cho thấy có 91% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trong 6 tháng đầu. Kết quả của chúng tôi cũng tương ứng với kết quả của Jain S [59] có 78% bệnh nhân mác bệnh trong 6 tháng đầu.

Từ đó cho thấy đặc điểm của bệnh rụng tóc từng vùng là bệnh mạn tính và ít được chú ý, phần lớn bệnh nhân không tự phát hiện được mà do người khác phát hiện. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến triển và tiên lượng bệnh.

4.2.2. Vị trí tổn thương phối hợp

Theo nghiên cứu của chúng tôi có 5 bệnh nhân (8,1%) có tổn thương móng phối hợp, tất cả đều là thương tổn loạn dưỡng móng ở mức độ nhẹ và chỉ gặp ở móng tay. Có 1 bệnh nhân (1,6%) có rụng lông mày phối hợp, không có bệnh nhân rụng lông mi, râu và các vị trí khác, hầu hết các bệnh nhân (90,3%) không có tổn thương phối hợp.

Theo kết quả.của Trịnh Thị Phượng [64] có 13,3% bệnh nhân có tổn thương móng phối hợp ở mức độ nhẹ, 1 bệnh nhân (2,2%) rụng lông mày, không có bệnh nhân có tổn thương phối hợp ở các vị trí khác như râu, lông mi .v.v.

Kết quả Lê Đức Minh [63] cho thấy tỷ lệ tổn thương móng tay có 12% bệnh nhân, không có bệnh nhân tổn thương móng chân, ở lông mày, lông mi, râu đều có tỷ lệ 1.3%.

Còn tác giả Chantal Bolduc [69] cho biết có 6,8 -49,4% bệnh nhân có tổn thương móng ở mức độ nhẹ và trung bình, và chủ yếu gặp ở móng tay. Trong nghiên cứu của tác giả Baran và Dawber [41] tổn thương móng tay ở bệnh nhân rụng tóc từng vùng từ 7-66%, không có tổ thương móng chân.

Tác giả Jain S [59] thấy rằng trong số bệnh nhân rụng tóc từng vùng có 11,3% có tổn thương móng, 11,5% có rụng lông mày, ở râu chiếm 6,7%.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với các tác giả trên về tỷ lệ thương tổn móng và lông mày. Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp tổn thương ở các vị trí khác như lông mi, râu .v.v. có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ.

4.2.3. Sợi tóc dấu “chấm than”

Sợi tóc dấu “chấm than” là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán bệnh rụng tóc từng vùng nhưng không thường xuyên xuất hiện. Nghiên cứu của chúng tôi có 16,1% bệnh nhân có sợi tóc dấu “chấm than” tương tự với kết quả của Lê Đăng Minh [63] là 17,3%.

4.2.4. Số lượng tổn thương

Bệnh nhân có 1 đám rụng tóc trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 41,9%, có 58,1% bệnh nhân có từ trên 2 đám rụng tóc.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với của tác giả Jain S [59] có 34,3% bệnh nhân có 1 đám rụng tóc, và bệnh nhân có từ 2 đám rụng tóc trở lên chiếm 64,6%.

Kết quả của chúng tôi khác với kết quả của một số tác giả. Theo tác giả Lê Đức Minh [63] có 62,7% bệnh nhân có 1 đám rụng tóc, 12,5% có 2 đám rụng tóc, 7,7% có từ trên 3 đám rụng tóc. Trong nghiên cứu của Trịnh Thị Phượng [64] bệnh nhân rụng tóc 1 đám là 64,4%, có 11, 1% bệnh nhân có từ 3 đám rụng tóc trở lên. Theo kết quả của Chantal Bolduc [69] có 80% bệnh nhân rụng tóc 1 đám, chỉ có 20% bệnh nhân có từ 2 đám rụng tóc trở lên.

Sự khác biệt về kết quả trong các nghiên cứu có thể do cỡ mẫu khác nhau.

4.2.5. Diện tích tổn thương (so với da đầu)

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trung bình diên tích mất tóc là 14,6% ± 14,4%. Bệnh nhân có diện tích mất tóc ít nhất là 4%, nhiều nhất là 70%, hay găp nhất là 5%. So sánh trung bình diện tích mất tóc giữa 2 nhóm ta thấy trung bình diện tích của nhóm nghiên cứu là 17% ± 15,7% lớn hơn của

nhóm đối chứng là 12,2% ± 12,8%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. So sánh trung bình diện tích mất tóc giữa 2 giới nam và nữ, trung bình diện tích mất tóc ở nữ chiếm 12% ± 10,8% thấp hơn của nam giới là 17,4% ± 17,2%, sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê trên 95%.

Kết quả nghiên cứu của Lê Đăng Minh [63] có trung bình diên tích mất tóc là 3,9% ± 2,7% thấp hơn kết quả chúng tôi. Trunh bình diện tích mất tóc của nhóm nghiên cứu là 3,8% ± 2,4%, của nhóm nhóm đối chứng là 3,5% ± 1,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê P>0,05. Trung bình diện tích mất tóc của nam là 4,5% ± 3,1% cao hơn của nữ giới là 3,4% ± 2,1%, sư khác biệt không có ý nghĩa thống kê P>0,05. Kết quả này phù hợp với kết quả của chúng tôi.

Trong nghiên cứu của Trịnh Thị Phượng [64] cho biết, trung bình diện tích tổn thương chiếm 6,7% ± 6,2% thấp hơn kết quả của chúng tôi. So sánh giữa 2 giới trung bình diên tích tổn thương của nam là 6,8% ± 2,17%, của nữ là 6,5% ± 2,42%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P>0,05, phù hơp với kết quả của chúng tôi.

Như vậy diện tích tổn thương không liên quan đến giới nên mức độ bệnh giữa 2 giới là như nhau.

4.2.6. Mức độ rụng tóc (diện tích mất tóc so với da đầu)

Mức độ nặng nhẹ của bệnh được đánh giá theo tỷ lệ diện tích mất tóc so với da đầu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có mức độ bệnh nhẹ, trung bình, nặng, không có trường hợp nào rất nặng. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh rụng tóc từng vùng bằng tacrolimus 0,1% kết hợp với minoxidil 2 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w