Công cụ khảo sát

Một phần của tài liệu Tập dượt cho học sinh một số phương thức phát triển bài toán mới trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 51 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Công cụ khảo sát

Việc khảo sát được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ sau đây: - Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận tìm hiểu GV dạy Toán ở trường THPT về việc vận dụng LTKT trong dạy học Toán vào lĩnh vực giải bài tập. - Dự giờ các tiết dạy học giải bài tập Toán của các GV ở các trường THPT. - Tìm hiểu thông qua việc tọa đàm với các chuyên gia và các GV có kinh nghiệm về việc vận dụng LTKT trong dạy học Toán vào lĩnh vực giải bài tập.

Sau đây là hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Thầy/Cô cho biết về quan điểm dạy và học theo lí thuyết kiến tạo?

 A. Học theo quan điểm kiến tạo là hoạt động của học sinh dựa vào kiến thức và kinh nghiệm đã có của bản thân để đề xuất các giả thuyết và kiểm định chúng nhằm thích nghi và rút ra tri thức mới.

 B. Dạy theo quan điểm kiến tạo là giáo viên đọc bài giảng, giải thích và nổ lực chuyển tải kiến thức toán học.

 C. Giáo viên là người thiết lập các tình huống cho học sinh; thiết lập các cấu trúc cần thiết thông qua việc đồng hóa, điều ứng để thích nghi với tình huống mới.

 D. Giáo viên là người xác nhận kiến thức, là người thể chế hóa kiến thức cho học sinh.

Câu 2: Thầy/Cô cho biết ý kiến về việc tổ chức dạy học theo quan điểm kiến

tạo được thực hiện qua các hoạt động chủ yếu nào sau đây ?

 A. Xác nhận các tri thức kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan chủ yếu đến tri thức cần dạy để từ đó tạo tình huống kích hoạt học sinh kiến tạo kiến thức.

 B. Tạo cơ hội tập duyệt cho học sinh mò mẫm dự đoán đề xuất các “giả thuyết”.

 C. Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm nhằm kiểm chứng các “giả thuyết”, đề xuất các cách khác nhau giải quyết vấn đề.

 D. Giáo viên thể chế hóa kiến thức học sinh tìm được.

Câu 3: Thầy/Cô cho biết dạy học kiến tạo khác với dạy học phát hiện và giải

quyết vấn đề thể hiện cụ thể ở những điểm nào sau đây?

 A. Các hoạt động được giáo viên thiết kế xuất phát từ các kiến thức và kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến kiến thức cần dạy.  B. Mục đích dạy học không chỉ làm cho học sinh lĩnh hội tri thức cần dạy mà còn làm cho các em khả năng tiến hành chiếm lĩnh tri thức đó.

 C. Khuyến khích học sinh học tập tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học.

 D. Các hoạt động được giáo viên dự kiến từ trước không phải lúc nào cũng diễn ra như mong muốn mà có thể thay đổi một cách mềm dẻo trong quá trình dạy học.

Câu 4: Xin Thầy/Cô cho biết khi vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học sẽ

gặp những khó khăn nào?

 A. Khó khăn về mặt thời gian.  B. Khó khăn về trình độ học sinh.

 C. Khó khăn về mặt nhận thức của giáo viên.

 D. Khó khăn về khâu tạo cơ hội, tình huống để học sinh tự giác hoạt động kiến tạo kiến thức.

Câu 5: Thầy/Cô đã vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo thông qua dạy học

tình huống điển hình nào trong các tình huống sau đây?  A. Dạy học khái niệm.

 B. Dạy học định lí.

 C. Dạy học quy tắc, phương pháp.  D. Dạy học bài tập toán.

Câu 6: Thầy/Cô đã sử dụng những hoạt động nào trong các hoạt động sau

nhằm nâng cao khả năng kiến tạo tri thức mới trong quá trình dạy học toán?  A. Chuyển tri thức dạy học về vùng phát triển gần nhất trong khi tập luyện cho học sinh hoạt động liên tưởng và huy động kiến thức.

 B. Tạo cho học sinh thói quen nhìn nhận một vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau trong quá trình truyền thụ tri thức.

 C. Khuyến khích học sinh tự tạo các “giả thuyết” và kiểm tra các giả thuyết trong quá trình dạy học.

 D. Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những khó khăn, sai lầm từ đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá.

Câu 7: Trong quá trình dạy học toán, Thầy/Cô đã rèn luyện cho học sinh các

năng lực nào sau đây để kiến tạo kiến thức?

 A. Năng lực dự đoán phát hiện vấn đề; năng lực định hướng tìm tòi cách thức giải quyết vấn đề.

 B. Năng lực liên tưởng và huy động kiến thức (Năng lực lựa chọn công cụ; năng lực chuyển đổi ngôn ngữ; năng lực quy lạ về quen; …)  C .Năng lực lập luận logic, lập luận có căn cứ.

 D. Năng lực đánh giá, phê phán.

Câu 8: Theo Thầy/Cô, một tình huống dạy học nhằm để học sinh tự giác, tích

cực tìm kiếm kiến thức theo quan điểm kiến tạo thì tình huống đó phải bảo đảm điều kiện nào?

 A. Một tình huống kiến tạo kiến thức phải bảo đảm yêu cầu trên cơ sở các kiến thức đã có của học sinh từ đó thông qua hoạt động điều ứng cấu trúc lại kiến thức đã có để học sinh có thể giải thích được kiến thức mới.

 B. Một tình huống kiến tạo kiến thức phải bảo đảm để học sinh khai thác các trường hợp riêng thông qua đó nhờ hoạt động so sánh, phân tích, tổng hợp để đề xuất giả thuyết và giải quyết vấn đề.

Câu 9: TheoThầy/Cô vận dụng hoạt động khái quát hóa trong dạy học giải

bài tập toán là như thế nào?

 A. Chuyển từ việc xét một đối tượng sang xét một lớp đối tượng rộng hơn bao gồm cả đối tượng đó.

 B. Khảo sát một số trường hợp riêng sau đó vận dụng cho nhiều trường hợp khác bao trùm cả các trường hợp riêng đã xét.

 C. Khảo sát các trường hợp đặc biệt sau đó vận dụng vào các trương hợp tổng quát hơn.

Câu 10: Theo Thầy/Cô hiểu như thế nào là tương tự hóa trong dạy học giải

bài tập toán?

 A. Từ một số tính chất giống nhau của hai đối tượng có thể dự đoán một số tính chất giống nhau khác của chúng.

 B. Xét một số tính chất của hình học phẳng tương tự tính chất của hình học không gian.

 C. Xét một số tính chất của hình học hai chiều mở rộng tính chất của hình học ba chiều.

Câu 11: Thầy/Cô cho biết vai trò của phân tích, tổng hợp, so sánh đối với

hoạt động khái quát hóa, tương tự hóa trong dạy học giải bài tập toán?

 A. Không có phân tích, tổng hợp, so sánh thì không có khái quát hóa.

 B. Không có phân tích, tổng hợp, so sánh thì không có tương tự hóa.

Câu 12: Theo Thầy/Cô các phương thức phát triển bài toán mới theo quan

điểm kiến tạo thể hiện theo cách nào sau đây?

 A. Cho học sinh khảo sát trường hợp riêng sau đó vận dụng con đường khái quát hóa để mở rộng bài toán mới.

 B. Cho học sinh khảo sát các trường hợp đặc biệt sau đó khái quát hóa để mở rộng bài toán mới.

 C. Cho học sinh vận dụng phép tương tự để mở rộng bài toán mới.

Câu 13: Khi dạy học giải bài tập toán, Thầy/Cô thường dùng các dạng suy

luận nào sau đây để phát triển các bài toán mới ?  A. Suy luận quy nạp.

 B. Suy luận suy diễn.  C. Suy luận ngoại suy.  D. Suy luận có lý.

Câu 14: Theo Thầy/Cô từ các bài toán ban đầu đã biết trong sách giáo khoa

có thể dẫn đến bài toán mới bằng những con đường nào sau đây ?  A. Lập bài toán tương tự với bài toán ban đầu.

 C. Đặc biệt hóa bài toán ban đầu (Thêm vào bài toán ban đầu một số yếu tố).

 D. Khái quát hóa bài toán ban đầu (Bớt đi một số yếu tố bài toán ban đầu).

Câu 15: Xin Thầy/Cô đề xuất thêm những con đường phát triển bài toán mới

từ các bài tập SGK khi dạy bài tập Hình học?

Một phần của tài liệu Tập dượt cho học sinh một số phương thức phát triển bài toán mới trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 51 - 56)

w