Một số giao diện của chương trình

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức ngành nông nghiệp theo công nghệ hướng đối tượng.PDF (Trang 102 - 110)

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ nội dung của khoá luận “Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công chức ngành nông nghiệp”. Nội dung của khoá luận tập trung vào mấy vấn đề sau:

 Tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khoẻ và quy trình khám sức khoẻ định

kỳ cho cán bộ công chức ngành nông nghiệp của Bệnh viện Nông nghiệp. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện Nông nghiệp.

 Từ quy trình trên tác giả đã phân tích thiết kế hệ thống chăm sóc sức khoẻ theo công nghệ hướng đối tượng, ngôn ngữ mô hình hoá UML và các công cụ thể hiện.

 Ứng dụng chia là hai phân hệ:

i. Phân hệ quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khoẻ cán bộ công chức

ii. Phân hệ tra cứu, tư vấn hỏi đáp trực tuyến

Việc đưa vào sử dụng chương trình này đã là công cụ đắc lực cho các y bác sĩ trong việc quản lý hồ sơ sức khoẻ cán bộ công chức của ngành, tiện lợi, giảm thiểu thời gian công sức, giúp đơn giản hoá các thủ tục hành chính, loại bỏ bớt các hoạt động trung gian, tạo điều kiện cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời. Góp phần tin học hoá quản lý Bệnh viện từng bước tiến tới bệnh viện điện tử

Đối với cán bộ công chức có thêm một kênh để xem xét sức khoẻ của mình, hỏi đáp trao đổi trực tiếp với các bác sĩ tại Bệnh viện. Từ đó có những hướng chăm sóc sức khoẻ phù hợp nhằm nâng cao sức khoẻ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.

Việc minh bạch hoá hồ sơ bệnh án chi tiết giúp người bệnh có thể biết tường tận về tình trạng sức khoẻ của mình. Bệnh án điện tử giúp y, bác sĩ chia sẻ và tự trau dồi kiến thức chuyên môn để có những chẩn đoán chính xác nhất cho người bệnh. Tăng cường chất lượng thông tin của bệnh viện và thống nhất dữ liệu cho hoạt động quản lý ngành.

Hướng nghiên cứu của đề tài là tiếp tục mở rộng chương trình bao gồm thêm các tính năng mới, chức năng mới của chương trình. Mở rộng thêm cơ sở dữ liệu, đưa thêm các trường dữ liệu, các kết quả xét nghiệm. Giao tiếp được với các ứng dụng phần mềm khác, lấy dữ liệu trực tiếp trong quá trình xét nghiệm từ các thiết bị y học hiện đại.

Chương trình được xây dựng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để chương trình hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban điều hành đề án 112 (2005), Giáo trình phân tích thiết kế và xây dựng các hệ

thống cơ sở dữ liệu.

2. Bệnh Viện Nông nghiệp-Văn Phòng Bộ (2007), Ứng dụng Công nghệ thông tin

trong công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công chức ngành Nông nghiệp, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở giai đoạn 2007-2009.

3. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2003), Nghị định 43/2003/QĐ-BNN ngày 21 Tháng 03

năm 2003 Về việc xếp hạng, quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Nông nghiệp.

4. Bộ Y tế (2007), Thông tư 13/2007/TT-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 về khám sức

khỏe dự tuyển, tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe theo yêu cầu.

5. Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005.

6. Đặng Văn Đức (2002), Phân tích thiết kế hướng đối tượng bằng UML, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

7. PGS-TS Nguyễn Hoài Nam (2007), “Tại sao nên khám sức khỏe định kỳ?, Đại học

Y Dược TP Hồ Chí Minh.

8. Lã Ngọc Quang (2007), Framework và ứng dụng trong việc xây dựng phần mềm,

Luận văn thạc sĩ Công nghệ thông tin, ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà nội. 9. Trang web www.ykhoa.net, www.suckhoe360.com, www.htmedsoft.com

10. Viện giám định Y khoa (1997), Tiêu chuẩn sức khỏe – Phân loại để khám tuyển, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khám định kỳ.

11. Nguyễn Văn Vỵ (2004), Phân tích thiết kế hệ thống phần mềm hướng đối tượng,

Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

12. Dan Hurwitz, Jesse Liberty (2005), Programming ASP.NET, O'Reilly

13. Erik Brown (2002), Windows Form Programming with C#, Manning 14. Jesse Liberty (2005), Programming C#, O’ Reilly

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức ngành nông nghiệp theo công nghệ hướng đối tượng.PDF (Trang 102 - 110)